Quan điểm tạo động lực cho người lao động tại Tổng công ty Xi măng Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại tổng công ty xi măng việt nam (Trang 92 - 93)

Xi măng Việt Nam

Quan điểm 1: Tạo động lực cho người lao động phải được coi là biện pháp lâu dài và quan trọng nhất để duy trì và phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty.

Quản lý nguồn nhân lực trong một tổ chức suy cho cùng là làm sao giữ chân được người lao động trong tổ chức của mình, sử dụng có hiệu quả để đạt được mục tiêu của tổ chức. Muốn vậy, những giải pháp nhằm đưa ra những lợi ích vật chất và tinh thần để kích thích và động viên lôi kéo người lao động cố gắng phấn đấu vì công ty là những giải pháp cơ bản và lâu dài.

Quan điểm 2. Tạo động lực cho người lao động phải được coi là kết quả từ sự tác động một cách có hệ thống, đồng bộ các công cụ và các giải pháp nhằm thỏa mãn nhu cầu và duy trì sự công bằng trong đối xử

Tạo động lực là các hoạt động nhằm thay đổi hành vi của người lao động theo hướng ngày càng tiến bộ hơn. Hành vi của người lao động không thể thay trong một sớm một chiều mà đòi hỏi phải có một quá trình liên tục và chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Do vậy, các biện pháp tác động phải thực hiện phối hợp đồng bộ và toàn diện trên nhiều mặt.

Quan điểm 3. Tạo động lực cần phải được coi là trách nhiệm thông suốt từ chính những người lãnh đạo quản lý doanh nghiệp cho đến chính bản thân người lao động do đó cần phải huy động và cần sự hợp tác của người lao động vì mục tiêu phát triển của Tổng công ty

Tạo động lực không chỉ là công việc của riêng người quản lý mà còn là công việc của chính bản thân người lao động, do đó cần phải huy động và cần sự hợp tác của người lao động vì mục tiêu phát triển của Tổng công ty.

Tạo động lực là hành vi của nhà quản lý tác động vào người lao động. Tuy nhiên sự tác động đó chỉ có thể chuyển hóa thành động lực thúc đẩy người lao động

khi nó thỏa mãn được những nhu cầu của người lao động, mong muốn của người lao động. Sự tác động đó muốn chuyển hoá thành kết quả cụ thể phải do chính người lao động thể hiện. Do đó nếu người lao động chấp nhận thì sự tác động đó có hiệu quả và ngược lại. Chính vì thế mà cần sự tham gia chính bản thân người lao động vào công tác tạo động lực.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại tổng công ty xi măng việt nam (Trang 92 - 93)