Giải pháp phát triển

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại tổng công ty xi măng việt nam (Trang 90 - 92)

Về đầu tư: Các dự án đầu tư mới phải đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội, sản

phẩm có sức cạnh tranh cao trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới; sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, di tích lịch sử văn hoá, cảnh quan và an ninh quốc phòng, thuận lợi về giao thông, nhất là giao thông đường thuỷ.

Về công nghệ: Sử dụng công nghệ tiên tiến của thế giới, tự động hoá ở mức

cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm tối đa nguyên liệu, nhiên liệu, điện năng; tận dụng tối đa năng lực của ngành cơ khí trong nước để phát triển nội lực,

giảm nhập khẩu, đa dạng hoá sản phẩm xi măng; đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn Việt nam và quốc tế.

Về nguồn vốn: Huy động tối đa các nguồn vốn trong nước để đầu tư. Đa dạng

hoá phương thức huy động vốn, kể cả hình thức đầu tư để các thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư sản xuất xi măng. Tập trung triển khai thực hiện cổ phần hoá để có nguồn vốn đầu tư các dự án mới.

Đối với những dự án đã liên doanh với nước ngoài đang sản xuất, nếu mở rộng đầu tư phải tăng vốn pháp định của Tổng công ty đạt tỷ lệ từ 50% trở lên.

Về đa dạng hoá ngành nghề và phối hợp liên ngành:

Ngoài xi măng, lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty còn bao gồm sản xuất kinh doanh bê tông tươi, các loại vật liệu xây dựng, các sản phẩm cơ khí (kết cấu thép và máy móc thiết bị), thiết kế và thi công xây dựng các công trình xi măng và các công trình công nghiệp khác.

Tăng cường quan hệ liên doanh liên kết với các tập đoàn mạnh trên thế giới để đầu tư phát triển và chuyển giao công nghệ về các lĩnh vực sản xuất xi măng vật liệu xây dựng và cơ khí nhằm vươn ra thị trường thế giới.

Tăng cường sự liên kết, phối hợp với các ngành, các lĩnh vực liên quan như: cơ khí, giao thông vận tải, cung ứng vật tư kỹ thuật, xây lắp các trường đại học, viện nghiên cứu... để đáp ứng tốt nhất cho phát triển ngành công nghiệp xi măng.

Phấn đấu trước mắt đảm bảo phần sử dụng hàng hoá, thiết bị gia công chế tạo trong nước đối với các dự án xi măng đạt tối thiểu 60% trọng lượng và 25-30% giá trị. Tạo sự gắn kết chặt chẽ với các trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ trong cả nước để tăng cường và phát huy nội lực, đưa kết quả nghiên cứu ứng dụng ngay vào sản xuất...

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại tổng công ty xi măng việt nam (Trang 90 - 92)