Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng tmcp phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ phòng giao dịch ô môn (Trang 61 - 63)

5.1.2.1. Những hạn chế

- Hoạt động huy động vốn tuy đã có những biểu hiện tích cực nhưng tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào hoạt động cấp tín dụng vẫn còn thấp, minh chứng là Ngân hàng cần nguồn vốn điều chuyển khá cao. Có thể thấy năm 2011 vốn huy động (huy động từ người dân) là 75.085 triệu đồng và dư nợ tín dụng là 105.045 triệu đồng, cho dù sử dụng hết 80% (theo Thông tư 19/2010/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư số 13/2010/TT-NHNN) đi nữa

59

thì tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào hoạt động tín dụng chỉ là 57,18%. Tương tự như vậy năm 2012 là 49,67% và năm 2103 là 50,52% thấp hơn so với tỷ lệ trung bình 80% của các ngân hàng khác trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Sức cạnh tranh trong công tác huy động vốn của ngân hàng vẫn chưa thật sự lớn mạnh. Yếu tố quyết định thu hút khách hàng đến gửi tiền vẫn là lãi suất. Điều này chứng tỏ ngân hàng còn khá thụ động và phụ thuộc vào lãi suất quá nhiều để có thể huy động được nguồn vốn nhàn rỗi tại địa phương.

- Dư nợ tín dụng: là khoản mục chủ yếu mang lại nguồn thu cho ngân hàng trong khi tỷ lệ sinh lời của loại tài sản này vẫn khá thấp do phải sử dụng nguồn vốn điều chuyển (nguồn vốn điều chuyển chiếm 35% tổng nguồn vốn) với chi phí cao. Ngân hàng vẫn chưa khai thác và tận dụng được hết thế mạnh sẵn có tại địa phương một vùng kinh tế nông nghiệp chủ yếu là các hoạt động về lúa gạo. Mặc khác, dư nợ trong nông nghiệp của MHB Ô Môn phần lớn là các khoản cho vay nuôi trồng thủy sản. vì vậy dư nợ đối với mục đích nông nghiệp chỉ dao động xung quanh khoảng 10% tổng dư nợ.

- Hoạt động dịch vụ của ngân hàng mang lại tỷ lệ doanh thu khá thấp (trung bình 3 năm là 4,6%) và loại hình dịch vụ vẫn chưa thật sự đa dạng và phong phú để đáp ứng được nhu cầu rất lớn của khách hàng tại địa phương.

- Về lợi nhuận: hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng quá lớn là nguy cơ tiềm ẩn rủi ro rất cao cho ngân hàng. Đồng thời, tổng chi phí hoạt động luôn chiếm 90% doanh thu đã làm cho tỷ lệ lợi lợi nhuận khá thấp (ROS tương ứng 10%).

5.1.2.2. Nguyên nhân tồn tại

- Ngân hàng còn thiếu sự cạnh tranh trong công tác huy động vốn so với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn. Các chương trình khuyến mãi, tặng thưởng nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ hai thị trường dân cư và tổ chức tỏ ra có phần thụ động và kém hấp dẫn so với các ngân hàng thương mại khác.

- MHB Ô Môn lại chú trọng vào công tác kiềm chế, quản lí rủi ro đã hạn chế cấp tín dụng nên phân nào hạn chế trong công tác tín dụng, dễ mất những khách hàng tốt. Ngoài nhu cầu cấp tín dụng bằng nghiệp vụ cho vay thì nhu cầu sử dụng nghiệp vụ bao thanh toán và bảo lãnh của khách hàng rất thấp. Qua đó mà dư nợ tín dụng của ngân hàng tồn tại hạn chế rất lớn về sự đa dạng trong loại hình cung cấp.

- Dư nợ tín dụng nông nghiệp đáng lẽ ra phải chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu dư nợ của ngân hàng vì đặc điểm kinh tế nông nghiệp ở địa

60

phương nhưng do hạn chế về sự cạnh tranh với ngân hàng Nông nghiệp, cùng với hạn mức tín dụng nông nghiệp mà Hội sở cho phép bị giới hạn mức dưới 20%. Điều này đã ảnh hưởng tới khả năng khai thác tiềm năng tín dụng nông nghiệp ở địa phương. Thêm vào đó, khâu thẩm định tín dụng mục đích sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, rủi ro xảy đến lại cao, các khoản xin vay nhỏ lẻ khó quản lí làm tỷ trọng nợ xấu trong lĩnh vực này là khá lớn.

- Đặc điểm địa bàn hoạt động trên vùng kinh tế nông nghiệp là nguyên nhân chủ yếu của sự yếu kém trong hoạt động dịch vụ, thanh toán của ngân hàng. Sự hiểu biết của người dân về các nghiệp vụ ngân hàng, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng hiện đại là rất hạn chế. Số lượng loại hình doanh nghiệp lớn, công ty cổ phần, các công ty xuất nhập khẩu trên địa bàn còn rất ít là nguyên nhân dẫn đến việc các loại hình dịch vụ của ngân hàng không tiếp cận được nhu cầu sử dụng của khách hàng.

- Công tác huy động vốn tuy có sự tăng trưởng cao nhưng nguồn vốn huy động còn thấp khiến MHB Ô Môn phải sử dụng nguồn vốn điều chuyển có chi phí cao hơn. Mà hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu và mang lại nguồn doanh thu lớn nhất cho ngân hàng nên suất sinh lời (ROA và ROS) ở mức thấp. Thêm vào đó, tỷ trọng tham gia vào tổng lợi nhuận của dịch vụ, thanh toán thấp nên dẫn đến tổng lợi nhuận của ngân hàng khá khiếm tốn.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng tmcp phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ phòng giao dịch ô môn (Trang 61 - 63)