Phân tích tình hình lợi nhuận

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng tmcp phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ phòng giao dịch ô môn (Trang 52 - 57)

4.1.4.1 Lợi nhuận

Ngân hàng hoạt động có hiệu quả trước hết phải có nguồn vốn vững mạnh và biết sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả nhằm mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Lợi nhuận không chỉ là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM mà còn là chỉ tiêu chung nhất áp dụng cho mọi chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Trong kinh doanh tiền tệ, các NHTM một mặt phải thỏa mãn những yêu cầu về lợi nhuận do Ngân hàng đặt ra, một mặt họ phải tuân thủ đối với những quy định chính sách của NHNN về tiền tệ ngân hàng… Các ngân hàng luôn đặt ra vấn đề làm thế nào đạt được lợi nhuận cao nhất nhưng mức độ rủi ro thấp nhất và vẫn đảm bảo chấp hành đúng những quy định của NHNN và thực hiện được kế hoạch kinh doanh của ngân hàng mình. Để thấy rõ hơn kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua, ta xem xét bảng số liệu sau:

Bảng 4.6: Tình hình lợi nhuận của ngân hàng MHB 2011 -2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Mức Tỷ lệ % Mức Tỷ lệ % 1. Thu nhập 22.707 16.024 16.253 -6.683 -29,43 229 1,43 - Thu nhập lãi suất 21.744 15.270 15.383 -6.474 -29,77 113 0,74 - Thu nhập ngoài lãi 963 754 870 -209 -21,70 116 15,38 2. Tổng chi phí 20.442 14.445 14.575 -5.997 -29,34 130 0,90 - Chi phí lãi 16.140 11.470 11.029 -4.670 -28,93 -441 -3,84 - Chi phí ngoài lãi 4.302 2.975 3.546 -1.327 -30,85 571 19,19 3. Lợi nhuận 2.265 1.579 1.678 -686 -30,29 99 6,27

Nguồn: Bộ phận kinh doanh MHB Ô Môn

Trong 3 năm 2011 - 2013, kết quả mà Ngân hàng đã đạt được thể hiện rõ định hướng đúng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng MHB Ô Môn. Kết quả hoạt động kinh doanh được đánh giá trong điều kiện môi trường kinh doanh diễn biến phức tạp, phải cạnh tranh với các NHTM khác trên cùng địa bàn. Trong 3 năm vừa qua, nền kinh tế đã có rất nhiều biến động, đặc biệt là chính sách tiền tệ thay đổi liên tục biểu hiện là chính sách lãi suất, bên cạnh đó

50

thị trường vàng biến động. Đặc biệt, năm 2013 được đánh giá là một năm đầy khó khăn và thách thức với ngành ngân hàng. Bắt nguồn từ chủ trương thắt chặt tín dụng chống lạm phát, các mức lãi suất điều hành của NHNN được điều chỉnh giảm hai lần từ đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Điều này được biểu hiện rõ nhất thông qua bảng số liệu trên. Trong năm 2011, lợi nhuận của Ngân hàng đạt 2.265 triệu đồng và đến năm 2012 lợi nhuận đã giảm đến 30,29% (tương đương với 689 triệu đồng) so với năm 2010. Nhưng đến năm 2013, lợi nhuận tăng 6,27% (tương đương với 99 triệu đồng) so với cùng kỳ năm 2012. Lợi nhuận trong năm 2012 và 2013 giảm như vậy là do từ những sáu tháng cuối năm 2012 Ngân hàng phải đối mặt với chính sách lãi suất và những khó khăn về thanh khoản. Đây là hai năm trong khoảng 5 năm trở lại đây nhiều ngân hàng buộc phải điều chỉnh lại mục tiêu kinh doanh và lợi nhuận đặt ra từ đầu năm; chiến lược tăng tốc nhanh được chuyển sang thận trọng, ổn định và yếu tố an toàn, tăng cường quản trị được đặt lên hàng đầu. 22,707 20,442 2,265 16,024 14,445 1,579 16,253 14,575 1,678 0,000 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh thu Chi phí Lợi nhuận

Nguồn: Bộ phận kinh doanh MHB Ô Môn

Hình 4.3 Lợi nhuận của ngân hàng MHB qua các năm 2011-2013

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, tình hình doanh thu của Ngân hàng qua các năm khá biến động có xu hướng giảm. Cụ thể, doanh thu năm 2011 là 2.265 triệu đồng, đến năm 2012 doanh thu giảm 6.684 triệu đồng (hay 29,43%) so với năm 2011. Và doanh thu trong năm 2013 chỉ tăng lên 229 triệu đồng (hay

Triệu đồng

51

1,43%) đạt 16.253 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân sụt giảm của doanh thu chủ yếu do (ảnh hưởng bởi chính sách lãi suất của NHNN) sự sụt giảm của khoản thu nhập từ lãi. Vì khoản mục này chiếm một tỷ trọng khá cao (năm 2011: 95,96%; năm 2012: 95,29%; năm 2013: 94,65%) và có xu hướng giảm qua các năm (năm 2012 giảm 29,77% so với năm 2011; năm 2013 tăng nhẹ 0,74% so với năm 2012). Mặc dù Ngân hàng đẩy mạnh hoạt động tín dụng bằng các hoạt động thu hút khách hàng như: lãi suất hấp dẫn, đơn giản hóa thủ tục vay vốn, nâng cao trình độ cán bộ tín dụng... Nhưng do lãi suất huy động giảm mạnh trong thời gian qua nên kéo theo lãi suất cho vay cũng giảm.

Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm được thể hiện rõ qua bảng tỷ trọng và đồ thị sau:

Bảng 4.7: Tỷ trọng doanh thu và chí phí của Ngân hàng MHB qua 3 năm 2011 -2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Thu nhập 22.707 100 16.024 100 16.253 100 Thu nhập lãi suất 21.744 95,76 15.270 95,29 15.383 94,65

Thu nhập ngoài lãi 963 4,24 754 4,71 870 5,35

2. Tổng chi phí 20.442 100 14.445 100 14.575 100

Chi phí lãi 16.140 78,96 11.470 79,40 11.029 75,67

Chi phí ngoài lãi 4.302 21,04 2.975 20,60 3.546 24,33

Nguồn: Bộ phận kinh doanh MHB Ô Môn

Lợi nhuận của Ngân hàng cũng biến động giống với doanh thu và chi phí, năm 2012 lợi nhuận giảm 30,29% so với năm 2011, năm 2013 lợi nhuận có khởi sắc hơn tăng 6,27% so với năm 2012 là do chi phí biến động với tốc độ khá cao. Chi phí năm 2011 là 20.422 triệu đồng, năm 2012 chi phí của Ngân hàng giảm 5.997 triệu đồng (tương đương với 29,34%) so với năm 2011 tuy vậy tốc độ giảm của chi phí thấp hơn của doanh thu đôi chút. Và đến năm 2013, chi phí tăng nhẹ 130 triệu đồng (tăng gần 1%), tốc độ tăng thấp hơn so với tốc độ tăng của doanh thu (là 1,43%) so với cùng kỳ năm trước. Năm 2012 Chi phí giảm mạnh như vậy là do lãi suất huy động đã nhiều lần hạ nhiệt. Ngoài ra, trong năm 2013 Ngân hàng còn tăng cường các khoản chi khác ngoài chi tín dụng nhằm mục đích thu hút khách hàng như các chương trình khuyến mãi “Tiết kiệm thưởng thêm lãi suất – tặng thêm tiền mặt”, tặng quà cho những khách hàng thân thiết... Biểu hiện là chi phí ngoài lãi của Ngân

52

hàng năm 2013 tăng 571 triệu đồng tức tăng 19,19% so với 2012. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn tăng cường, mở rộng các hoạt động về dịch vụ như: dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, dịch vụ thẻ ATM nên chi phí đã không ngừng tăng lên (tăng 14,19% so với 2012). Năm 2013 là một năm đầy khó khăn và có tính cạnh tranh khốc liệt đối với Ngân hàng khi một mặt phải tuân theo chính sách tiền tệ, tìm kiếm, thu hút khách hàng; mặt khác Ngân hàng phải cạnh tranh với hàng loạt các Ngân hàng mới thành lập trên cùng địa bàn. Chính vì vậy, lợi nhuận của Ngân hàng trong năm 2013 có tăng nhưng rất hạn chế so với những năm trước 2011.

Tóm lại, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua đạt hiệu quả khá tốt. Ngân hàng vẫn đạt lợi nhuận tương đối qua các năm. Tuy lợi nhuận năm 2012 có giảm so với năm 2011 do sự ảnh hưởng của lãi suất nhưng đó là tình hình chung của các Ngân hàng. Đó là nhờ năng lực quản lý của ban lãnh đạo cùng với sự nổ lực, cố gắng và tinh thần đoàn kết của nhân viên trong Ngân hàng, Ngân hàng đã hoạt động tốt và có hiệu quả trong hoàn cảnh khó khăn nhất. Tìm ra được một giải pháp hiệu quả nhất, an toàn nhất cho hoạt động kinh doanh của mình và phục vụ tốt hơn đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của khách hàng.

4.1.4.2 Phân tích chênh lệch lãi suất huy động và cho vay

3,83% 3,96% 5,29% 0% 1% 2% 3% 4% 5% 6%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra

Nguồn: Bộ phận kinh doanh MHB Ô Môn

Hình 4.4Tình hình chệnh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra qua các năm

2011-2013

Qua hình trên cho thấy chênh lệch lãi suất huy động vốn và cho vay của MHB Ô Môn có sự biến động qua các năm. Cụ thể, năm 2012 giảm 1,32%

53

(tốc độ giảm 25,17%) còn 3,96%, chênh lệch lãi suất huy động và cho vay giảm là do trong lộ trình giảm lãi suất huy động và cho vay của NHNN buộc các NHTM phải theo nhưng cũng phải khẳng định rằng ngân hàng cũng chủ động giảm chênh lệch lãi bằng cách giảm lãi suất cho vay để thu hút nhiều khách hàng hơn. Năm 2013 chênh lệch lãi suất huy động và cho vay tiếp tục giảm nhẹ đạt 3,83% tức giảm 0,13% (tốc độ giảm 3,40%) so với năm 2012. Trong hai năm 2012 và 2013, mặc dù trần lãi suất huy động đã nhiều lần hạ nhiệt nhưng chênh lệch lãi suất huy động và cho vay hầu như ít bị tác động. Chứng tỏ chênh lệch lãi suất này chỉ bị ảnh hưởng gián tiếp bởi chính sách lãi suất của NHNN mà phụ thuộc trực tiếp vào chiến lược riêng của mỗi ngân hàng, vì lãi suất cho vay là do ngân hàng quyết định.

Để có cái nhìn khác quan hơn, sau đây là diễn biến chênh lệch lãi suất huy động và cho vay (NIM- Net Interest Margin) của các ngân hàng trong 4 năm qua.

Nguồn: Ủy bán Giám sát tài chính Quốc gia

Hình 4.5 Tình hình chênh lệch lãi suất huy động và cho vay (NIM- Net Interest Margin) của các ngân hàng qua các năm 2010- 2013

Qua hình trên cho thấy nếu xét giai đoạn 2011 – 2013, nhìn tổng quát thì NIM có xu hướng giảm qua các năm là do tốc độ giảm lãi cho vay nhanh hơn lãi huy động, ngoài ra lãi suất các khoản cho vay trên thị trường liên ngân hàng và lợi suất đầu tư trái phiếu cũng giảm khiến doanh thu lãi của các ngân hàng thấp hơn. Cụ thể NIM trung bình năm 2011 là 4,7%, năm 2012 khoảng 3,5% và năm 2013 là 3,45%. Từ dữ liệu của các ngân hàng cũng cho thấy, phần lớn các ngân hàng đã không giảm mức chênh lệch lãi suất huy động và cho vay, nếu có chỉ rất thấp. Do đó, chi phí lãi vay của các doanh nghiệp và cá

54

nhân giảm đơn thuần là nhờ lãi suất huy động vốn của các ngân hàng giảm theo chính sách điều hành của NHNN.

Qua phân tích trên cho thấy không riêng gì MHB Ô Môn mà hầu như các ngân hàng khác cũng duy trì mức chênh lệch lãi sao cho cạnh tranh nhất nhưng vẫn đảm bảo mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. MHB Ô Môn nói riêng cũng như toàn hệ thống ngân hàng MHB đã đạt được bước đầu trong sự chuyển mình để thích nghi và phát triển trong giai đoạn mới, giai đoạn đi lên sau khủng hoảng kinh tế.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng tmcp phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ phòng giao dịch ô môn (Trang 52 - 57)