Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ, thanh toán

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng tmcp phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ phòng giao dịch ô môn (Trang 65)

- Giảm phí dịch vụ cho khách hàng thường xuyên thực hiện thanh toán tại MHB. Đây là phương án vừa tạo được lợi ích lâu dài cho ngân hàng vì vừa có thể giữ chân được khách hàng thân thiết lại có thể thu hút thêm khách hàng mới.

- Khuyến khích khách hàng là tổ chức kinh tế mở tài khoản và chi lương qua thẻ (mở thẻ miễn phí). Các tổ chức kinh tế sẽ nhận được lợi ích từ việc chi lương qua ngân hàng như: không phải rút tiền mặt rồi vận chuyển và kiểm đếm tiền mà các công việc này sẽ được thực hiện bởi ngân hàng. Trong khi MHB là một trong những ngân hàng không thu phí rút tiền nội mạng trong thời gian đầu sẽ là một động lực thu hút và hấp dẫn các đối tượng kinh tế chấp nhận. Tuy nhiên, trong dài hạn nguồn thu từ hoạt động này có thể sẽ ổn định và đóng góp đáng kể vào tổng doanh thu của ngân hàng.

- Tăng cường tư vấn, giới thiệu cho khách hàng các dịch vụ sẵn có tại ngân hàng để giúp khách hàng tiếp cận được các dịch vụ mà có thể họ chưa từng biết đến. Khuyến khích khách hàng đăng kí sử dụng dịch vụ SMS Banking để có thể thực hiện giao dịch và nhận thông tin nhanh chóng tại MHB.

63 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN 6.1.1. Hoạt động tín dụng 6.1.1.1. Hoạt động huy động vốn

Vốn huy động của MHB Ô Môn có xu hướng tăng kể từ năm 2011 cho đến năm 2013. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng khá ổn định nhưng chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Việc tỷ lệ vốn huy động trên tổng dư nợ chỉ ở mức khoảng 62% - 72% chứng tỏ hiệu quả của công tác huy động vốn vẫn chưa thật sự được đảm bảo và do đó ngân hàng phải sử dụng thêm nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên với chi phí cao. Sự thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của các tầng lớp dân cư chủ yếu là do sự đột biến lãi suất năm 2011, các chương trình khuyến mãi và tặng thưởng nhằm thu hút tiền gửi tiết kiệm vẫn còn khá ít và tỏ ra thụ động, chậm chập hơn các ngân hàng trên địa bàn. Do đó mà khi lãi suất giảm trong năm 2012 lượng vốn huy động được của MHB Ô Môn đã giảm hơn so với năm 2011 đến 6,19%. Trong năm 2013 nhờ sự chỉ đạo kịp thời từ cấp trên với việc tăng cường nhiều chương trình khuyến mại, tri ân khách hàng…nên vốn huy động tăng trở lại, đạt mức tăng 14,94%.

6.1.1.2. Hoạt động cho vay

Hoạt động cho vay của MHB Ô Môn qua 3 năm có sự chuyển biến tăng tích cực theo hướng đảm bảo tỷ lệ rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, không thể phủ nhận tình hình lãi suất cao ở năm 2011 cũng ảnh hưởng rất lớn và góp phần giải thích nguyên dư nợ cho vay thấp nhất trong 3 năm phân tích vì người đi vay khó có thể chấp nhận chi phí trả lãi cao như vậy. Cũng là tác động của lãi suất ở năm 2012 giảm nên đã làm gia tăng dư nợ tín dụng và tổng dư nợ đã tăng xấp xỉ 8%. Bên cạnh đó, năm 2013 do lãi suất tiếp tục giảm cũng góp phần làm tăng dư nợ lên đạt 13%.

6.1.2. Hoạt động cung ứng dịch vụ, thanh toán

Hoạt động cung ứng dịch vụ của MHB Ô Môn còn có hiệu quả không được cao khi tỷ trọng doanh thu của hoạt động này chỉ chiếm trung bình 4,6% trong tổng doanh thu của ngân hàng. Loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung cấp tuy nhiều nhưng số dịch vụ phát sinh và được khách hàng sử dụng còn rất ít và chủ yếu là các loại hình dịch vụ đơn giản có nguồn thu thấp. Các nghiệp vụ thanh toán quốc tế hầu như không phát sinh, các hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu cũng hiếm gặp. Tuy nhiên, tình trạng tiêu cực đó đa phần xuất phát từ

64

nguyên nhân khách quan của nền kinh tế địa phương và nguyên nhân chủ quan là sự non trẻ và thiếu cạnh tranh của MHB.

6.2. KIẾN NGHỊ

6.2.1. Đối với MHB Cần Thơ

Hiện đại hóa và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ tại chi nhánh, phòng giao dịch dựa trên thế mạnh sẵn có về công nghệ thông tin hiện nay của ngân hàng.

Tập trung nâng cao công tác huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn có kì hạn dài để tạo sự ổn định cho nguồn vốn phục vụ cho hoạt động tín dụng.

Tăng cường quảng bá hình ảnh của MHB đến với mọi người dân, mọi tổ chức, mọi khu vực bằng nhiều hình thức: truyền thông, truyền hình, báo chí, các chương trình tài trợ, và quảng bá thương hiệu trên địa bàn Cần Thơ.

Thực hiện tiết kiệm chi phí hoạt động thường ngày của ngân hàng (như điện, nước, giấy, mực) tránh lãng phí đến mức thấp nhất để giảm bớt gánh nặng chi phí cho ngân hàng, từ đó tạo cơ sở gia tăng doanh thu.

6.2.2. Đối với MHB Hội sở

Hội sở nên quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại, mở rộng phạm vi hoạt động và tăng cường cán bộ nhân viên để khai thác hết các tiềm năng sẵn có tại thành phố Cần Thơ lẫn khu vực hoạt động của MHB.

Hội sở cần khuyến khích các chi nhánh ngân hàng tạo ra nhiều ý tưởng về sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ cho công tác huy động vốn, lẫn cấp tín dụng. Từ đó khen thưởng và nhân rộng các sản phẩm và mô hình đó ở trong toàn bộ hệ thống ngân hàng MHB.

Tạo điều kiện đào tạo nhân viên chi nhánh, phòng giao dịch để nâng cao nghiệp vụ và kinh nghiệm để hoạt động hiệu quả, tránh rủi ro cho chi nhánh Cần Thơ, phòng giao dịch Ô Môn nói riêng cũng như toàn hệ thống nói chung.

6.2.3. Đối với chính quyền địa phương

Đề nghị chính quyền địa phương cần có biện pháp chỉ đạo cụ thể chi các ngành cấp thực hiện đồng bộ giải pháp thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế bền vững trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

Các cơ quan chức năng cần tích cực hỗ trợ cho ngân hàng trong việc giải quyết các tranh chấp về hợp đồng tín dụng quá hạn, có biện pháp xử lí nhanh chóng và hợp lí giúp ngân hàng thu hồi nợ.

65

Tạo điều kiện thuận lợi cho người đi vay trong các thủ tục hành chính về công chứng các giấy tờ có liên quan đến hồ sơ tín dụng. Đặc biệt là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các giấy từ chứng minh mục đích sử dụng vốn hợp lí.

66

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Đình Ánh (2011). “Biến động lãi suất và tín dụng ngân hàng 2010”. Tạp chí ngân hàng. tập 3 (4).

2. Phạm Thị Cúc (2010). Lý thuyết tài chính tiền tệ. Nhà xuất bản Thống kê. ĐH Công nghiệp TPHCM

3. Thái Văn Đại (2012). Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. ĐH Cần Thơ.

4. Thái Văn Đại, Nguyễn Thị Thanh Nguyệt (2010). Quản trị ngân hàng thương mại. ĐH Cần Thơ.

5. Phạm Thị Gái (1997). Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh. Nxb Giáo dục. Hà Nội.

6. Nguyễn Minh Kiều (1998). Tiền tệ ngân hàng. Nxb Thống kê. ĐHKT HCM.

7. Lê Văn Tư (2005). Quản trị ngân hàng thương mại. Nxb Tài Chính - Hà Nội.

8. Ngân hàng MHB (2010). “Quy trình nghiệp vụ tín dụng” 9. Báo cáo ngành ngân hàng tháng 9/2011

http://www.vcbs.com.vn/Research/Report.aspx?report_type=2

10. Luật các tổ chức tín dụng (2010)

11. Trang web Quỷ ban Giám sát Tài chính Quốc Gia

http://nfsc.gov.vn/sites/default/files/bao_cao_giam_sat_khu_vuc_phi_tai_c hinh_1.pdf

i

LỜI CẢM TẠ

--- - ---

Được sự giới thiệu của trường Đại Học Cần Thơ cùng với sự chấp thuận của Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Cần Thơ – phòng giao dịch Ô Môn, qua hơn 2 tháng thực tập tiếp xúc với thực tiễn tại ngân hàng cùng với vốn kiến thức lý thuyết tích lũy ở trường, đã giúp em hoàn

thành luận văn tốt nghiệp của mình với đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động

kinh doanh tại ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Cần Thơ – phòng giao dịch Ô Môn. Để hoàn thành được đề tài này ngoài sự cố gắng của bản thân, còn có sự hướng dẫn tận tụy của quý thầy cô và các anh chị trong ngân hàng. Em xin gởi lời cảm ơn chân thành và lời tri ân sâu sắc đến:

Ban lãnh đạo Khoa Kinh tế & QTKD, đã dạy bảo em trong những năm qua, truyền đạt kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm sống giúp em vững vàng, tự tin khi bước vào đời. Đặc biệt, thầy Mai Văn Nam đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, giúp đỡ, sửa chữa những sai sót để giúp em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình.

Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Cần Thơ – phòng giao dịch Ô Môn và các anh chị đặc biệt là bộ phận kinh doanh đã quan tâm giúp đỡ, tạo cơ hội cho em tiếp xúc với môi trường làm việc tại ngân hàng giúp em hoàn thiện đề tài này.

Cuối lời, em xin kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe và luôn thành công trong công việc. Kính chúc Ban Giám đốc, các anh chị trong Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Cần Thơ – phòng giao dịch Ô Môn luôn dồi dồi sức khỏe và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao cùng những lời chúc tốt đẹp nhất!

Em xin chân thành cảm ơn!

Cần thơ, ngày 17 tháng 11 năm 2014 Sinh viên thực tập

ii

TRANG CAM KẾT

--- - ---

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày 17 tháng 11 năm 2014

Sinh viên thực hiện

ĐÀO MINH HIẾU

iii

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Ngày 17 tháng 11 năm 2014 Thủ trưởng đơn vị

iv

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ... 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ... 1

1.1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu ... 1

1.1.2 Cơ sở khoa học và thực tiễn... 2

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ... 2

1.2.1 Mục tiêu chung ... 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể ... 2

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ... 3

1.3.1 Không gian nghiên cứu ... 3

1.3.2 Thời gian nghiên cứu ... 3

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ... 3

1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ... 3

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ... 5

2.1.1 Khái niệm, đối tượng và mục đích của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh... 5

2.1.2 Nội dung và ý nghĩa phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ... 6

2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ... 8

2.1.4 Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh ... 9

2.1.5 Các phương pháp kĩ thuật sử dụng trong phân tích ... 9

2.1.6 Chỉ tiêu và chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ... 10

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 14

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ... 14

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ... 14

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SỒNG CỬU – CHI NHÁNH CẦN THƠ – PHÒNG GIAO DỊCH Ô MÔN ... 15

v

3.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL –

CHI NHÁNH CẦN THƠ – PHÒNG GIAO DỊCH Ô MÔN ... 15

3.1.1 Quá trình thành lập và phát triển của ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long ... 15

3.1.2 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Phát triển Nhà ĐBSCL – chi nhánh Cần Thơ – phòng giao dịch Ô Môn ... 16

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC ... 17

3.3 CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL - CHI NHÁNH CẦN THƠ – PGD Ô MÔN ... 20

3.3.1 Hoạt động tín dụng ... 20

3.3.2 Dịch vụ và thanh toán ... 21

3.4 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG MHB Ô MÔN... 22

3.4.1 Tình hình huy động vốn tại MHB Ô Môn ... 22

3.4.2 Tình hình cho vay tại MHB Ô Môn... 27

3.4.3 Doanh thu từ thanh toán và dịch vụ khác tại MHB Ô Môn ... 34

3.5 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG MHB Ô MÔN ... 37

3.5.1 Thuận lợi ... 37

3.5.2 Khó khăn ... 39

3.5.3 Định hướng phát triển... 40

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐẤT ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG – CHI NHÁNH CẦN THƠ – PHÒNG GIAO DỊCH Ô MÔN ... 41

4.1 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA MHB Ô MÔN THÔNG QUA DOANH THU – CHI PHÍ – LỢI NHUẬN... 41

4.1.1 Tình hình chung doanh thu, chi phí và lợi nhuận ... 41

4.1.2 Phân tích tình hình doanh thu ... 42

4.1.3 Phân tích tình hình chi phí ... 46

4.1.4 phân tích tình hình lợi nhuận ... 49

4.2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH THÔNG QUA CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH ... 54

vi

4.2.1 Suất sinh lời của tài sản (ROA) ... 54

4.2.2 Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) ... 55

4.2.3 Tổng doanh thu trên tổng tài sản ... 56

CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHO NGÂN HÀNG ... 58

5.1 CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP ... 58

5.1.1. Những mặt đạt được ... 58

5.1.2. Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân ... 58

5.2. GIẢI PHÁP ... 60

5.2.1. Đối với hoạt động tín dụng ... 60

5.2.2. Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ, thanh toán ... 62

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ... 63

6.1 KẾT LUẬN ... 63

6.1.1. Hoạt động tín dụng ... 63

6.1.2. Hoạt động cung ứng dịch vụ, thanh toán ... 63

6.2. KIẾN NGHỊ ... 64

6.2.1. Đối với MHB Cần Thơ... 64

6.2.2. Đối với MHB Hội sở ... 64

6.2.3. Đối với chính quyền địa phương... 64

vii

DANH SÁCH BẢNG

Trang

Bảng 3.1: Tình hình nguốn vốn của MHB Ô Môn giai đoạn 2011 – 2013 .... 24

Bảng 3.2: Tình hình dư nợ qua các năm của MHB Ô Môn... 27

Bảng 3.3:Tỷ trọng doanh thu từ thanh toán và dịch vụ khác của MHB Ô Môn giai đoạn 2011- 2013 ... 34

Bảng 4.1: Kết quả kinh doanh của MHB Ô Môn qua các năm 2011 – 2013 41 Bảng 4.2: Tình hình doanh thu của MHB Ô Môn qua 3 năm 2011 – 2013.... 43

Bảng 4.3: Tỷ trọng từng khoản mục doanh thu của MHB Ô Môn ... 43

Bảng 4.4: Tình hình chi phí MHB Ô Môn qua 3 năm 2011 – 2013 ... 46

Bảng 4.5: Cơ cấu tình hình chi phí MHB Ô Môn từ năm 2011 – 2013 ... 47

Bảng 4.6: Tình hình lợi nhuận của ngân hàng MHB 2011 -2013 ... 49

Bảng 4.7: Tỷ trọng doanh thu và chí phí của Ngân hàng MHB qua 3 năm 2011 -2013... 51

Bảng 4.8: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2011 – 2013 ... 54

viii

DANH SÁCH HÌNH

Trang

Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức MHB – PGD Ô Môn………...17 Hình 3.2 Cơ cấu nguồn vốn của MHB qua các năm 2011-2013... 22 Hình 3.3 Cơ cấu tiền gửi có kỳ hạn của MHB qua các năm 2011-2013 ... 26 Hình 3.4 Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế tại MHB Ô Môn qua các năm 2011-2013 ... 28 Hình 3.5 Cơ cấu dư nợ theo mục đích sử dụng vốn tại MHB Ô Môn qua các năm 2011-2013 ... 30 Hình 3.6 Cơ cấu dư nợ theo kì hạn tại MHB Ô Môn qua 3 năm 2011-2013 .. 32 Hình 4.1 Cơ cấu doanh thu tại MHB Ô Môn qua các năm 2011-2013………44 Hình 4.2 Cơ cấu tình hình chi phí của MHB Ô Môn qua các năm 2011- 2013………..47 Hình 4.3 Lợi nhuận của ngân hàng MHB qua các năm 2011-2013 ... 50

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng tmcp phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ phòng giao dịch ô môn (Trang 65)