Tình hình cho vay tại MHB Ô Môn

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng tmcp phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ phòng giao dịch ô môn (Trang 30)

Bảng 3.2: Tình hình dư nợ qua các năm của MHB Ô Môn.

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Mức Tỷ lệ % Mức Tỷ lệ % Theo TPKT 105.045 113.445 128.190 8.400 8,00 14.745 13,00 Cá thể 58.702 57.455 61.472 -1.247 -2,12 4.017 6,99 Cty TNHH 18.758 22.193 24.590 3.435 18,31 2.397 10,80 DNTN 27.585 33.797 42.128 6.212 22,52 8.331 24,65 Theo mục đích 105.045 113.445 128.190 8.400 8,00 14.745 13,00 Nông nghiệp 9.379 10.590 11.582 1.211 12,91 992 9,37 Thương mại DV 86.839 93.054 107.254 6.216 7,16 14.200 15,26 Tiêu dung 8.827 9.801 9.354 974 11,03 -447 -4,56 Theo kì hạn 105.045 113.445 128.190 8.400 8,00 14.745 13,00 Ngắn hạn 95.200 100.700 114.753 5.500 5,78 14.053 13,96 Trung, dài hạn 9.845 12.745 13.437 2.900 29,46 692 5,43

Nguồn: Bộ phận kinh doanh MHB Ô Môn

Hoạt động cho vay là hoạt động chính và mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng. Ở hệ thống ngân hàng Việt Nam hoạt động này chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu lợi nhuận của ngân hàng do vẫn kinh doanh dựa trên đặc tính truyền thống. Vì là hoạt động mạng lại lợi nhuận cao nên hoạt động này chứa đựng rất nhiều rủi ro, ảnh hưởng mạnh mẽ đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tại MHB Ô Môn, hoạt động cấp tín dụng hầu như chỉ tập trung vào việc cho vay là chủ yếu trong khi các hoạt động về chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá và bảo lãnh hay bao thanh toán rất ít khi diễn ra. Vì vậy hầu như dư nợ tín dụng tại MHB Ô Môn đều là dư nợ cho vay. Do đó, trong phần này ta chỉ tập trung vào nghiên cứu hoạt động cho vay của ngân hàng. Để phân tích hoạt động cho vay tại MHB Ô Môn, ta sẽ đi vào phân tích

28

dư nợ của ngân hàng. Đây là phần tài sản sinh lời lớn, rất quan trọng và không thể thiếu trong việc đánh giá hiệu quả cũng như qui mô hoạt động của một ngân hàng. Các ngân hàng có mức dư nợ cho vay cao thường là các ngân hàng có qui mô hoạt động rộng, nguồn vốn mạnh và đa dạng. Qua tình hình dư nợ cho vay ta có thể biết được ngân hàng có sử dụng vốn hiệu quả hay chưa, đồng thời còn cho ta biết được ngân hàng còn phải thu nợ từ khách hàng là bao nhiêu để từ đó có những chính sách, biện pháp thu nợ hợp lí và hiệu quả.

3.4.2.1 Dư nợ theo thành phần kinh tế

Tại MHB Ô Môn dư nợ theo thành phần kinh tế bao gồm: cá thể, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, do các năm qua thành phần doanh nghiệp nhà nước đã chuyển đổi và không có các khoản vay vốn ở MHB Ô Môn nên dư nợ này bằng 0 và không được đưa vào bảng. Xét hình sau để thấy rõ được nhóm khách hàng quan trọng của ngân hàng 55,88% 17,86% 26,26% 50,65% 19,56% 29,79% 47,95% 19,18% 32,28% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

DNTN C.ty TNHH Cá thể

Nguồn: số liệu tính toán từ Bộ phận kinh doanh MHB Ô Môn

Hình 3.4 Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế tại MHB Ô Môn qua các năm 2011-2013

Thông qua Hình 3.4 ta có thể thấy được đối tượng khách hàng chủ yếu đến vay vốn tại MHB Ô Môn là cá nhân. Nguyên nhân mà nhóm khách hàng này chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu dư nợ là vì đặc thù nền kinh tế địa phương quận Ô Môn và các địa bàn lân cận là vùng kinh tế nông nghiệp, đa phần là kinh doanh theo hình thức hộ gia đình, số lượng doanh nghiệp tư nhân và các công ty trách nhiệm hữu hạn khá ít. Do đó, nhóm khách hàng cá nhân luôn có tổng các khoản vay chiếm trên 45% tổng dư nợ của ngân hàng MHB Ô Môn.

29

Tiếp đến, đối tượng doanh nghiệp tư nhân là nhóm khách hàng có khối lượng vay vốn chiếm từ 26% - 33%. Còn lại thành phần công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ chiếm từ 17% đến dưới 20% trong tổng dư nợ của MHB Ô Môn. Xét chung về cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế qua ba năm ta có thể cảm nhận được không có nhiều biến động ở đây. Duy nhất chỉ có năm 2011 hai thành phần doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH có dư nợ thấp nhất trong 3 năm nên khiến tỷ trọng dư nợ của cá thể cao nhất lên đến 55,88% nhưng cũng nhanh chóng trở về mức ổn định 50,65% ở năm 2012 và 47,95%.

Dư nợ cho vay đối với cá thể

Dư nợ đối với cá thể tại MHB Ô Môn có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011 đạt 58.702 triệu đồng, năm 2012 chỉ giảm nhẹ còn 57.445 triệu đồng (tức chỉ giảm 2,12%) và tăng lên 61.742 triệu đồng (tức tăng 6,99% so với năm 2012) trong năm 2013. Việc dư nợ đối với nhóm khách hàng này tăng trưởng cũng là điều dễ hiểu do các nhu cầu của cá nhân về mua nhà, sửa chữa nhà, mua xe hay để sản xuất kinh doanh hộ gia đình vẫn còn cao. Với lại do tình hình kinh tế ngày càng khởi sắc và lãi suất cho vay của ngân hàng liên tục giảm nên khách hàng cũng dễ dàng trong việc tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng, vì vậy mà dư nợ đối với nhóm khách hàng này lại có xu hướng tăng.

Dư nợ cho vay đối với Công ty TNHH và DNTN

Xem xét dựa trên tình hình biến động dư nợ, thì hai đối tượng này có cùng hướng tăng dần qua các năm. Cả hai đối tượng này đều có mức dư nợ tăng trong năm 2012 so với năm 2011. Cụ thể, đối với công ty TNHH năm 2011 dư nợ đạt 18.758 triệu đồng sau tăng lên 22.193 triệu đồng với tốc độ 18,31% ở năm 2012. Còn DNTN cũng tương tự, mức 27.585 triệu đồng năm 2011 đã tăng lên đạt 33.797 triệu đồng ở năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình lãi suất cho vay năm này đã hạ nhiệt (trung bình là trên 12%) giúp các DNTN và công ty TNHH trở nên thuận lợi hơn vì vậy lượng vốn vay từ ngân hàng cũng tăng lên, từ đó làm tăng dư nợ của ngân hàng. Đến năm 2013, do tình hình lãi suất tiếp tục hạ nhiệt và nhu cầu vốn của các doanh nghiệp bắt đầu gia tăng trở lại nên tình hình dư nợ của hai đối tượng này cũng tăng theo: công ty TNHH có dư nợ đạt 24.590 triệu đồng tăng 2.397 triệu đồng so với năm 2012, loại hình DNTN cũng có dư nợ tăng lên 42.128 triệu đồng tăng hơn năm 2012 là 8.331 triệu đồng.

3.4.2.2 Dư nợ theo mục đích sử dụng vốn

Thông thường khi phân loại tín dụng theo mục đích ta có 2 loại là: sản xuất, lưu thông hàng hóa và tiêu dùng. Tuy nhiên, trong mục sản xuất lưu

30

thông hàng hóa ta sẽ phân nhỏ ra thêm thành: nông nghiệp và thương mại, dịch vụ để phù hợp với tình hình kinh tế xã hội tại địa phương. Vì sản xuất nông nghiệp là hoạt động kinh tế chủ yếu nhất tại khu vực nghiên cứu, việc tách mục đích nông nghiệp ra riêng sẽ giúp chúng ta có thể thấy rõ khả năng khai thác tiềm lực sẵn có lớn nhất tại địa phương của ngân hàng như thế nào. Trước khi đi vào xem xét tình hình biến động dư nợ theo từng mục đích sử dụng vốn, ta xem xét cơ cấu dư nợ của theo mục đích được thể hiện qua Hình 3.5 sau đây: 8,93% 82,76% 8,93% 9,33% 82,03% 8,64% 9,04% 83,67% 7,30% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tiêu dùng

Thương mại và Dịch vụ

Nông nghiệp

Nguồn: số liệu tính toán từ Bộ phận kinh doanh MHB Ô Môn

Hình 3.5 Cơ cấu dư nợ theo mục đích sử dụng vốn tại MHB Ô Môn qua các năm 2011-2013

Chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ là lĩnh vực thương mại và dịch vụ với mức ổn định từ 81% - 83% qua các năm. Hai lĩnh vực còn lại lần lượt chiếm từ 8% - 10% (đối với nông nghiệp) và 7% - 9% (đối với tiêu dùng). Cơ cấu dư nợ theo mục đích tại MHB Ô Môn qua 3 năm phân tích khá ổn định và không có nhiều biến động của từng lĩnh vực. Mặc dù là vùng kinh tế nông nghiệp chủ yếu, nhưng tỷ trọng cho vay đối với mục đích nông nghiệp của hộ gia đình lại chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn là vì ngân hàng MHB chỉ đạo tương đối hạn chế cấp tín dụng trong lĩnh vực này, nhưng ưu tiên đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh có liên quan đến nông nghiệp như mua lúa gạo tạm trữ, cho vay bổ sung vốn lưu động ở các nhà máy xay xát - chế biến lương thực,... Do đó kéo theo tỷ trọng dư nợ đối với thương mại khá cao.

Dư nợ đối với lĩnh vực nông nghiệp

31

Tương đối tăng nhẹ qua 3 năm. Bắt đầu với dư nợ 9.379 triệu đồng năm 2011, đến năm 2012 đã tăng 1.211 triệu đồng đạt 10.590 triệu đồng và năm 2013 là 11.582 triệu đồng. Nhu cầu vay vốn ở lĩnh vực nông nghiệp của người dân địa phương mặc dù rất lớn nhưng MHB Ô Môn chỉ có thể đáp ứng một phần nhu cầu nhỏ vì công tác thẩm định đối với loại hình này tương đối phức tạp và chỉ dựa trên các yếu tố định tính. Đồng thời, với uy tín và sự chuyên sâu về các nghiệp vụ cho vay nông nghiệp của ngân hàng Agribank Ô Môn đóng ngay vị trí đối diện với MHB Ô Môn, nên cũng góp phần giảm đi một lượng lớn khách hàng đến xin vay vốn. Trong dư nợ đối với nông nghiệp thì gần như phần lớn là các khoản vay cho các khách hàng nuôi trồng thủy sản với mục đích bổ sung vốn lưu động, mua con giống và thức ăn là chủ yếu. Thêm vào đó, sau những vụ việc liên quan đến công ty cổ phần thủy sản Bình An và những khó khăn của các doanh nghiệp thủy sản những năm gần đây. Hầu hết các ngân hàng đều giảm hạn mức tín dụng đối với các khách hàng nuôi trồng thủy sản, trong đó có cả ngân hàng MHB. Vì đối tượng cho vay chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp là thủy sản cũng bị hạn chế nên dư nợ của lĩnh vực này hầu như không tăng trưởng.

Dư nợ đối với lĩnh vực thương mại dịch vụ

Với tỷ trọng rất cao trong tổng dư nợ phân theo mục đích, lĩnh vực thương mại dịch vụ được coi là nhóm khách hàng ưu tiên của MHB Ô Môn. Lĩnh vực này lần lượt có dư nợ qua các năm 2011 - 2013 là 86.839 triệu đồng, 93.054 triệu đồng và 107.254 triệu đồng. Vẫn là những con số biểu hiện tăng của lĩnh vực tín dụng này. Các khách hàng khi tìm đến ngân hàng để vay vốn trên lĩnh vực này nhằm phục vụ mục đích kinh doanh: mua lúa gạo tạm trữ, kinh doanh vật tư nông nghiệp, trang trí nội thất, xây dựng, tiệm cầm đồ,... Một số khoản vay nhỏ trên dưới 100 triệu đồng, một số khoản vay khác lớn hơn trên dưới 500 triệu đồng, nhưng với nhu cầu rất đa dạng và phong phú của đông đảo khách hàng nên tổng dư nợ của nhóm này vượt trội hơn so với 2 nhóm còn lại. Tuy nhiên, sự tăng lên về khối lượng dư nợ trong 2 năm 2012 và 2013 có thể là do khách hàng chấp nhận được mức lãi suất đi vay, lạm phát và sự biến động bất thường của giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu, nhiên liệu (xăng dầu) cũng đang bước vào bình ổn.

Dư nợ đối với tiêu dùng

Nhu cầu vay vốn nhằm mục đích tiêu dùng bao gồm: mua xe, mua sắm trang thiết bị, mua nhà, xây dựng, sửa chửa nhà ở,... Khi nền kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu này của người dân sẽ càng ngày gia tăng. Cu thể, năm 2012

32

đạt 9.801 triệu đồng. Từ khi thành lập đến nay phương châm hoạt động của ngân hàng TMCP Phát triển Nhà ĐBSCL vẫn là cho vay hỗ trợ sắp xếp, chỉnh trang lại khu dân cư, quy hoạch và xây dựng các khu đô thị mới để cải thiện điều kiện về nhà ở cho nhân dân, xây dựng kết cấu hạ tầng vùng nông thôn. Tuy nhiên, do đặc điểm của địa bàn hoạt động MHB Ô Môn thường là xây nhà mà không xin giấy phép xây dựng, nên khi lập hồ sơ vay vốn không có đầy đủ chứng cứ chứng minh mục đích vay vốn, do đó mặc dù mục đích vay vốn hợp lí nhưng vẫn không thể tiếp cận nguồn vốn ngân hàng để đáp ứng nhu cầu của mình. Đó là một trong những nguyên nhân góp phần rất lớn ảnh hưởng đến dư nợ tín dụng tiêu dùng của MHB Ô Môn còn thấp. Bước sang năm 2013 dư nợ tiêu dùng giảm nhẹ đều này cũng dễ hiểu do nhu cầu nhà ở trên đại bàn tương đối ổn định nên có sụt giảm đối chút.

3.4.2.2 Dư nợ theo kì hạn

Dư nợ phân theo kì hạn tại MHB Ô Môn bao gồm: dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung, dài hạn. Việc phân tích dư nợ theo kì hạn giúp chúng ta biết ngân hàng phân bố nguồn vốn của mình vào việc cho vay như thế nào, tỷ trọng dư nợ của từng kì hạn còn cho biết tình hình và đặc điểm của kinh tế tại phương. Hình 3.6 sau đây thể hiện cơ cấu dư nợ theo kì hạn tại MHB Ô Môn qua 3 năm. 90,63% 9,37% 88,77% 11,23% 89,52% 10,48% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Trung, dài hạn Ngắn hạn

Nguồn: số liệu tính toán từ Bộ phận kinh doanh MHB Ô Môn

Hình 3.6 Cơ cấu dư nợ theo kì hạn tại MHB Ô Môn qua 3 năm 2011- 2013

33

Cơ cấu dư nợ theo kì hạn tại MHB Ô Môn qua 3 năm tương đối ổn định. Chiếm tỷ trọng cao nhất là dư nợ có kì hạn ngắn với tỷ lệ 90,63% năm 2011, 88,77% năm 2012 và 89,52% năm 2013. Nguyên nhân của việc dư nợ ngắn hạn chiếm đại đa số là do tính chất của các khoản vay và tình hình kinh tế tại địa phương. Do là vùng kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nên các khoản vay đa số đều mang tính chất mùa vụ và thời gian vay khá ngắn. Chẳng hạn, các khách hàng nuôi trồng thủy sản (thời gian nuôi đối với cá tra là 9 – 11 tháng, các basa là 6 – 7 tháng, cá rô 4 – 6 tháng); các tiểu thương tạm trữ gạo thường không quá 8 tháng tùy biến động giá gạo; khách hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, tiệm cầm đồ cũng chỉ cần bổ sung vốn lưu động nên cũng không cần vay quá một năm. Đồng thời, việc lãi suất biến động liên tục nên xu hướng chung của hầu hết ngân hàng vẫn ưu tiên cho dư nợ ngắn hạn để nhanh chóng thu hồi vốn và giảm thiểu rủi ro. Thêm vào đó nguồn vốn huy động ngắn hạn chiếm từ 93% – 98% cơ cấu vốn nguồn vốn huy động của MHB Ô Môn và việc đảm bảo hạn chế về tỉ lệ an toàn của vốn huy động ngắn hạn trong cho vay trung dài hạn (30% theo thông tư 15/2009/TT-NHNN) cũng là nguyên nhân khiến dư nợ ngắn hạn có tỷ trọng cao, còn dư nợ trung dài hạn lại chiếm tỷ lệ thấp.

Dư nợ ngắn hạn

Nhìn chung, dư nợ ngắn hạn của MHB Ô Môn qua 3 năm có khối lượng rất lớn nhưng lại đi theo xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011 dư nợ ngắn hạn đạt 95.200 triệu đồng và bắt đầu tăng lên đạt 100.700 triệu đồng trong năm 2012 (mức tăng 5.500 triệu đồng với tốc độ 5,78%), đến năm 2013 lại tiếp tục tăng lên khoảng 14.053 triệu đồng và đạt 114.753 triệu đồng dư nợ. Sự biến động bất thường này có sự ảnh hưởng rất lớn từ lãi suất trong những năm gần đây. Với trần lãi suất huy động ở năm 2011 là 14%/năm (đối với tiền gửi ngắn hạn) và chưa tính các loại chi phí huy động khác thì rất dễ suy ra

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng tmcp phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ phòng giao dịch ô môn (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)