Tình hình huy động vốn tại MHB Ô Môn

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng tmcp phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ phòng giao dịch ô môn (Trang 25 - 30)

3.4.1.1 Phân tích tổng quát cơ cấu nguồn vốn hoạt động

Trong quá trình hoạt động của ngân hàng, nguồn vốn luôn đóng vai trò rất quan trọng và quyết định kết quả kinh doanh. Khi có một nguồn vốn ổn định, ngân hàng sẽ hoạt động tốt hơn cũng như đáp ứng được các nhu cầu sử dụng vốn của mình, nhất là dùng để cho vay đối với các khoản cấp tín dụng lớn. Thông qua việc phân tích quy mô và cơ cấu của các thành phần vốn trong tổng nguồn vốn, ta sẽ có cái nhìn tổng quát về tình hình nguồn vốn của MHB Ô Môn. 68,46% 31,54% 59,84% 40,16% 60,79% 39,21% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Vốn điều chuyển Vốn huy động

Nguồn: số liệu tính toán từ Bộ phận kinh doanh MHB Ô Môn

Hình 3.2 Cơ cấu nguồn vốn của MHB qua các năm 2011-2013

Dựa vào Hình 3.2, ta có thể thấy được sự biến động không ổn định trong cơ cấu nguồn vốn của MHB Ô Môn qua ba năm. Đó là sự sụt giảm tỷ trọng vốn huy động từ 68,46% (mức 75.085triệu đồng) năm 2011 xuống trong năm 2012 là 59,84% (mức 70.436 triệu đồng) và tăng nhẹ 60,79% (mức 80.960 triệu đồng). Nguyên nhân là do năm 2011 là năm đánh dấu của sự tăng vọt lãi suất huy động (lãi suất huy động trung bình năm 2011 là trên 14%/năm, có thời điểm lãi suất huy động lên đến 17 -18%/năm), nên cũng kích thích người dân gửi tiết kiệm vào các ngân hàng. Tuy nhiên, sang năm 2012 tỷ trọng nguồn vốn huy động của ngân hàng có phần chững lại và đã có sự suy giảm. Nguyên nhân là do ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp ổn định lãi

23

suất bằng hình thức hạ trần lãi suất nhiều lần trong thời gian nửa đầu năm. Quyết định 1196/QĐ-NHNN ngày 8/6/2012: trần lãi suất huy động giảm từ 11% xuống còn 9%/năm. Sự kiện này có tác động rất lớn đến việc huy động vốn của ngân hàng vì nguồn vốn nhàn rỗi của người dân sẽ chạy sang hoạt động mua vàng dự trữ do gửi tiết kiệm đã trở nên kém hấp dẫn hơn. Đến năm 2013; mặc dù, tình hình kinh tế biến động đặc biệt là lãi suất nhưng do nhận được sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo cấp trên và sự nổ lực của toàn thể nhân viên trong ngân hàng nên tỷ trọng vốn huy động trong năm này được giữ vững không để sụt giảm thêm.

Bên cạnh nguồn vốn huy động, nguồn vốn điều chuyển cũng không kém phần quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của MHB Ô Môn. Năm 2011, tỷ trọng của loại vốn này chiếm tỷ trọng thấp nhất trong 3 năm là 31,54% (34.596 triệu đồng) nhưng dần tăng lên 40,16% (mức 47.264 triệu đồng) ở năm 2012 và là 39,21% (52.220 triệu đồng) ở năm 2013. Đây là một dấu hiệu không khả quan cho chính bản thân ngân hàng, vì nguồn vốn điều chuyển là nguồn vốn chịu chi phí cao hơn so với nguồn vốn huy động. Việc quá phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển khiến ngân hàng kém khả năng tự chủ trong hoạt động của mình, tốn nhiều thời gian và chi phí cho ngân hàng. Như đã phân tích ở trên, do tốc độ của vốn huy động giảm (6,19% so với 2011) nên MHB Ô Môn cần một lượng vốn điều chuyển khá cao từ ngân hàng cấp trên cho hoạt động của mình. Vì vậy mà tỷ trọng của loại vốn này đã tăng khá nhiều trong năm 2012. Đến năm 2013 mặc dù vốn huy động tăng 14,94%, tuy vậy tỷ trọng của vốn điều chuyển chỉ giảm nhẹ 0,95% so với năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm 2013 dư nợ của ngân hàng tăng khá cao (tăng 13%). Xét Bảng 3.1 về tình hình nguồn vốn tại MHB Ô Môn qua 3 năm ta thấy: trong cơ cấu nguồn vốn điều chuyển, vốn điều chuyển ngắn hạn cũng có tỷ trọng tuyệt đối 100% ở cả 3 năm. Nguyên nhân việc toàn bộ vốn điều chuyển đến MHB Ô Môn đều là vốn điều chuyển ngắn hạn là vì ngân hàng chỉ có dư nợ trung dài hạn khá thấp (chỉ quanh khoảng 10%). Đồng thời, mặc dù Thông tư số 15/2009/TT-NHNN quy định về việc giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn tham gia vào cho vay trung dài hạn của ngân hàng thương mại từ 40% xuống còn 30% đã làm thay đổi khá nhiều cơ cấu vốn điều chuyển tại hầu hết các chi nhánh của ngân hàng trên cả nước, nhưng cơ cấu vốn điều chuyển tại MHB Ô Môn vẫn không chịu nhiều ảnh hưởng. Vì nếu lấy 30% tổng nguồn vốn huy động ngắn hạn tại chỗ và vốn điều chuyển đến ngắn hạn mà ngân hàng được

24

cấp thì vẫn có thể đáp ứng được dư nợ trung – dài hạn của ngân hàng. Chẳng hạn, tổng nguồn vốn ngắn hạn năm 2011 là 104.829 triệu đồng (bao gồm vốn huy động ngắn hạn 70.269 triệu đồng và vốn điều chuyển ngắn hạn 34.560 triệu đồng) thì có thể cho vay trung – dài hạn là 31.448 triệu đồng trong khi thực chất dư nợ trung dài hạn tại MHB Ô Môn năm 2010 chỉ là 9.845 triệu đồng). Tương tự, trong 2 năm tiếp theo nguồn vốn ngân hàng có thể sử dụng phục vụ cho vay trung dài hạn là 34.774 và 32.590 triệu đồng đều lớn hơn so với nhu cầu tín dụng trung dài hạn tại địa phương. Do đó MHB Ô Môn không cần nguồn vốn điều chuyển trung – dài hạn từ ngân hàng cấp trên trong hoạt động kinh doanh hay hoạt động cấp tín dụng của mình.

Nhìn chung diễn biến cơ cấu nguồn vốn của MHB Ô Môn qua các năm là tương đối chấp nhập được, sự gia tăng của nguồn vốn huy động là minh chứng rõ ràng cho những nổ lực tìm kiếm nguồn vốn nhàn rỗi giá rẻ và ổn định cho các nhu cầu kinh doanh khác của ngân hàng. Đây là điểm sáng mà ngân hàng cần tiếp tục phát huy trong thời gian về sau.

3.4.1.2 Phân tích vốn huy động của MHB Ô Môn

Bảng 3.1: Tình hình nguốn vốn của MHB Ô Môn giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Mức Tỷ lệ % Mức Tỷ lệ % Vốn huy động 75.085 70.436 80.960 -4.649 -6,19 10.524 14,94 Tiền gửi không kì hạn 6.427 3.896 6.562 -2.531 -39,38 2.666 68,43 Tiền gửi có kì hạn 68.658 66.540 74.398 -2.118 -3,08 7.858 11,81 - Tiền gửi ngắn hạn 63.842 64.753 69.853 911 1,43 5.100 7,88 - Tiền gửi trung, dài hạn 4.816 1.787 4.545 -3.029 -62,89 2.758 154,34 Vốn điều chuyển 34.560 47.264 52.220 12.669 36,62 4.956 10,48 VĐC ngắn hạn 34.560 47.264 52.220 12.669 36,62 4.956 10,45 Tổng 109.681 117.700 133.180 8.020 7,31 15.480 13,15

25

Vốn huy động là một nguồn vốn quan trọng và không thể thiếu trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh đó, huy động động vốn còn là một trong hai nghiệp vụ chủ yếu của NHTM. Đối với các ngân hàng, huy động vốn là hoạt động tương đối khó khăn và nó phụ thuộc vào các yếu tố như: vị trí thuận lợi để giao dịch, cơ sở vật chất - công nghệ hiện đại, uy tín cao,…

Tại địa bàn thành phố Cần Thơ nói chung, các quận, huyện trực thuộc nói riêng đều có rất nhiều ngân hàng với những thế mạnh đặc trưng và các chiến lược thu hút khách hàng riêng biệt nhằm tạo sự cạnh tranh trong công tác huy động vốn cho mình. Nhận thức được điều này, MHB Ô Môn luôn cố gắng hết sức đẩy mạnh và nâng cao công tác huy động vốn. Để thấy được chi

tiết tình hình huy động vốn của MHB Ô Môn, chúng ta xem xét bảng số liệu

3.1 trên.

Tiền gửi có kì hạn

Tiền gửi có kì hạn mà ngân hàng huy động được năm 2011 là 68.658 triệu đồng. Năm 2012, tiền gửi có kì hạn đạt 66.540 triệu đồng, giảm 2.118 triệu đồng tương ứng tốc độ giảm 3,08% so với năm 2011 do khoản mục tiền gửi có kì hạn trung, dài hạn giảm 1,6%. Bước sang năm 2013, tiền gửi có kì hạn lại tăng mạnh mẽ trở lại đạt 74.398 triệu đồng, tức 7.856 triệu đồng (tương ứng với tốc độ tăng 11,81% so với năm 2012). Nguyên nhân cho sự tăng trưởng cao này có thể giải thích là do thị trường vàng và chứng khoán bất ổn, khiến sức hấp dẫn của việc đầu tư vào các lĩnh vực như dự trữ vàng và các tài sản có khả năng sinh lời khác cao hơn không còn sức hút. Vì vậy kinh phí đầu tư ổn định nhất là gửi tiết kiệm.

Sau đây ta xem xét Hình 3.3 là biểu đồ thể hiện cơ cấu tiền gửi có kì hạn qua ba năm. Dễ dàng nhận thấy trong khoản mục tiền gửi có kì hạn thì tiền gửi có kì hạn ngắn là được ngân hàng tập trung để huy động hơn là loại tiền gửi trung, dài hạn. Đó là do trong những năm gần đây lãi suất huy động liên tục biến động, mà có thời điểm lãi suất tiết kiệm ngắn hạn còn cao hơn cả lãi suất tiết kiệm dài hạn nên khách hàng chỉ gửi tiền dưới 12 tháng là chính.

26 92,99% 7,01% 97,31% 2,69% 93,89% 6,11% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tiền gửi trung, dài hạn Tiền gửi ngắn hạn

Nguồn: số liệu tính toán từ Bộ phận kinh doanh MHB Ô Môn

Hình 3.3 Cơ cấu tiền gửi có kỳ hạn của MHB qua các năm 2011-2013 Tiền gửi có kì hạn ngắn (dưới 12 tháng) có sự tăng trưởng nhẹ ở năm 2012 và giảm ở năm 2013 về tỷ trọng qua các năm lần lượt là 92,99% năm 2011, 97,31% năm 2012 và đạt 93,89% năm 2013. Điều này phù hợp với xu hướng cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng trong công tác huy động vốn. Khi các nguồn vốn mang tính ổn định cao đối với ngân hàng lại thật sự không hấp dẫn đối với khách hàng vì thời hạn tiền bị giam giữ trong ngân hàng quá dài mà biến động lãi suất lại diễn ra rất bất thường như hiện nay. Các ngân hàng tập trung vào điểm này để đẩy lãi suất huy động ngắn hạn gần sát với lãi suất huy động trung và dài hạn để tạo sự thu hút của khách hàng gửi tiền tiết kiệm ngắn hạn. Đây là cách mà các ngân hàng ưa chuộng dùng để chiêu dụ khách hàng đến gửi tiền ở ngân hàng mình. Tuy nhiên, việc huy động tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn quá nhiều sẽ dễ dẫn đến rủi ro thanh khoản và vi phạm tỷ lệ an toàn trong cho vay trung và dài hạn bằng nguồn vốn ngắn hạn.

Tiền gửi không kì hạn

Tiền gửi không kì hạn thông thường là tiền gửi thanh toán của các cá nhân, doanh nghiệp gửi vào ngân hàng để thực hiện thanh toán giao dịch mua bán. So với tiền gửi có kì hạn thì các khoản tiền gửi không kì hạn chiếm tỉ trọng tương đối khiêm tốn nhưng cũng góp phần đóng góp không ít vào việc tăng trưởng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Vì là nguồn vốn chủ yếu để phục vụ thanh toán nên tiền gửi không kì hạn luôn biến động liên tục. Qua 3 năm xem xét từ 2011 đến 2013 thì vốn vốn huy động không kì hạn tăng trưởng rất bất thường, cụ thể: năm 2011 là 6.427 triệu đồng, năm 2012 giảm xuống còn 3.896 triệu đồng và đến năm 2013 lại tăng lên 6.562 triệu đồng. Năm

27

2011, ngân hàng MHB Ô Môn với công tác mở rộng hoạt động thanh toán qua ngân hàng với việc động viên khuyến khích các khách hàng tin dùng dịch vụ thanh toán thông qua MHB nên góp phần đẩy mạnh sự tăng trưởng của loại tiền gửi thanh toán. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh nền kinh tế khó khăn cùng với việc nhiều doanh nghiệp kinh doanh không được tốt, đặc biệt là các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn về vốn nên hoạt động thanh toán diễn ra khá ảm đạm và có chiều hướng đi xuống trong năm 2012. Đến năm 2013 do nhận được nguồn vốn với lãi suất ưu đãi nên các doanh nghiệp này hoạt động mạnh trở lại nên kéo theo nhu cầu thanh toán

cũng tăng.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng tmcp phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ phòng giao dịch ô môn (Trang 25 - 30)