Phân tích tình hình doanh thu

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng tmcp phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ phòng giao dịch ô môn (Trang 45 - 49)

Doanh thu là một phần của chỉ tiêu lợi nhuận, góp phần đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM. Các ngân hàng luôn mong muốn đạt được lợi nhuận cao chủ yếu do sự gia tăng của doanh thu và một phần của việc giảm

43

thiểu các chi phí. Doanh thu càng cao với một mức độ chi phí hợp lý càng chứng tỏ hiệu quả hoạt động của NHTM.Tình hình doanh thu của Ngân hàng trong 3 năm gần đây được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.2: Tình hình doanh thu của MHB Ô Môn qua 3 năm 2011 – 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2012 2013/2012 Mức Tỷ lệ % Mức Tỷ lệ % Doanh thu lãi tiền

gửi và cho vay 21.744 15.270 15.383 -6.474 -29,77 113 0,74

-Doanh thu từ lãi

cho vay 21.744 15.270 15.383 -6.474 -29,77 113 0,74

-Doanh thu từ lãi

tiền gửi - - - -

Doanh thu từ các

khoản phí và dịch vụ 950 740 861 -210 -22,11 121 16,35

Doanh thu khác 13 14 9 1 7,69 -5 -35,71

Tổng doanh thu 22.707 16.024 16.253 -6.683 -29,43 229 1,43

Nguồn: Bộ phận kinh doanh MHB Ô Môn

Qua bảng số liệu 4.2 cho ta thấy doanh thu của PGD MHB - Ô Môn chỉ đơn thuần là thu từ hoạt động tín dụng (thu từ tiền lãi cho vay), còn về thu từ lãi tiền gửi là rất ít nên không được trình bày, bên cạnh đó cũng có nguồn thu từ các khoản phí và dịch vụ nhưng cũng chỉ chiếm tỷ trọng thấp. Ngoài ra, thì ngân hàng cũng không có nguồn thu nào khác, điều này cũng dễ hiểu vì kinh tế địa phương còn chưa phát triển như các quận gần trung tâm thành phố Cần Thơ. Sau đây ta xét từng khoản mục trong tổng doanh thu của PGD.

Bảng 4.3: Tỷ trọng từng khoản mục doanh thu của MHB Ô Môn Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Doanh thu từ lãi cho

vay 21.744 95,76 15.270 95,29 15.383 94,65

Doanh thu từ lãi tiền

gửi - - - -

Doanh thu từ các

khoản phí và dịch vụ 950 4,18 740 4,62 861 5,30

Doanh thu khác 13 0,06 14 0,09 9 0,06

Tổng doanh thu 22.707 100 16.024 100 16.253 100

44

Nguồn: số liệu tính toán từ Bộ phận kinh doanh MHB Ô Môn

Hình 4.1 Cơ cấu doanh thu tại MHB Ô Môn qua các năm 2011-2013 Từ biểu đồ trên ta thấy khoản doanh thu chủ yếu trong tổng doanh thu của MHB Ô Môn là doanh thu từ lãi tiền cho vay. Đặc biệt, khoản thu từ lãi cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong cả 3 năm (trên 90%). Ta nhận thấy cơ cấu khoản thu từ hoạt động tín dụng có chút biến động nhẹ theo hướng suy giảm trong tổng cơ cấu doanh thu. Cụ thể, từ tỷ lệ 95,76% năm 2011 giảm xuống còn 95,29% ở năm tiếp theo và đạt 94,65% vào năm 2013. Tuy nhiên, doanh thu lãi từ cho vay qua 3 năm có sự biến động mạnh, cụ thể năm 2012 đạt 15.270 triệu đồng giảm 6.474 triệu đồng tức 29,77% so với năm 2011. Đến năm 2013 có cải thiện đôi chút đạt 15.383 triệu đồng tức tăng 0,74% so với năm 2012.

45

Năm 2012 là năm đầy khó khăn không riêng gì đối với MHB Ô Môn, mà gần như toàn hệ thống NHTM Việt Nam điều gặp phải. Đó là hệ lụy một phần do chính sách hạn chế hạn mức tín dụng (chỉ thị 01/2012 CT – NHNN) và rào cản lãi suất cao từ cuối năm 2011. Một phần khác do các doanh nghiệp gặp khó khăn nên không kịp trả nợ đúng hạn, cũng góp phần khiến cho các khoản thu về của hoạt động tín dụng bị hạn chế. Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã có những can thiệp bằng biện pháp hạ trần lãi suất huy động theo thông tư 14/2012 TT-NHNN và chỉ thị giảm lãi suất cho vay đối với các khoản vay cũ và mới từ ngày 15/7/2012. Tuy nhiên, mặt bằng lãi suất vẫn còn cao (lãi suất cho vay mà các ngân hàng áp dụng vẫn thường trên 15%) ngoài khả năng tiếp cận của doanh nghiệp, do đó khó khăn dành cho ngân hàng lẫn doanh nghiệp vẫn chỉ được cải thiện rất chậm.

Năm 2013 nhận được sự ưu đãi lãi suất cho vay (gói 3.000 tỷ đưa ra vào ngày 1 tháng 4 năm 2013. Trong đó, gói ưu đãi này dành 1.000 tỷ đồng cho cá nhân vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng, mua sắm, xây dựng, sửa chữa nhà ở với lãi suất 12.5% và cố định trong suốt 12 tháng; 2.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay 11.5%/năm đối với cá nhân/hộ gia đình và doanh nghiệp vay bổ sung vốn lưu động, đặc biệt đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, lãi suất cho vay VNĐ là 10%/năm và USD là 4%/năm), bên cạnh đó với những chính sách của NHNN đưa ra để đạt mức tăng trưởng tín dụng 12% trong năm 2013 nên doanh nghiệp cũng có cơ hội tiếp cận vốn.

Ngoài ra, các khoản thu của Ngân hàng còn có: thu từ các khoản phí và dịch vụ; và các khoản doanh thu bất thường. Nhìn chung các khoản thu này cũng có sự thay đổi qua các năm nhưng do các khoản mục này chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng doanh thu (khoảng 4% - 6% trong tổng doanh thu). Nên sự thay đổi của các khoản doanh thu này có ảnh hưởng không đáng kể đối với tổng doanh thu của Ngân hàng.

Tóm lại, qua việc phân tích khái quát tình hình doanh thu tại Ngân hàng MHB Ô Môn ta thấy doanh thu của Ngân hàng biến động có giảm có tăng qua các năm, trong đó nguồn thu chính vẫn là từ hoạt động tín dụng. Tuy số tiền thu từ hoạt động tín dụng tăng nhưng các khoản chi cho hoạt động tín dụng cũng tăng nhanh, điều này đòi hỏi Ngân hàng phải có các chính sách thích hợp để phát huy tối đa hiệu quả của nguồn vốn. Trong đó các khoản thu về dịch vụ thanh toán của Ngân hàng còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu nhưng có xu hướng tăng qua các năm. Vì vậy Ngân hàng cần phát huy hơn nữa nguồn doanh thu này góp phần tích cực trong việc nâng cao doanh thu và lợi nhuận cho Ngân hàng.

46

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng tmcp phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ phòng giao dịch ô môn (Trang 45 - 49)