Kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam 2004, trong đó có chế định hòa giả

Một phần của tài liệu Các qui định của bộ luật tố tụng dân sự việt nam 2004 về hòa giải vụ việc dân sự và thực tiễn thực hiện tại tòa án nhân dân huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 104 - 106)

Tố tụng dân sự Việt Nam 2004, trong đó có chế định hòa giải

Thực tiễn xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật chứng minh rằng không phải bất cứ quy định nào của Hiến pháp, luật, pháp lệnh cũng đều rất cụ thể, rõ ràng mà còn có những quy định mang tính nguyên tắc, chung chung, rất khó áp dụng trong thực tiễn cuộc sống. Trong lĩnh vực TTDS cũng vậy. Cho nên, để hiểu và áp dụng đúng, thống nhất những quy định đó đòi hỏi phải có sự giải thích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Xuất phát từ thực tiễn áp dụng BLTTDS cho thấy: giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật, giữa những người thực thi công vụ thi hành pháp luật, những người chấp hành pháp luật và đặc biệt là giữa các Thẩm phán, trong một số trường hợp đã không nhận thức thống nhất về một quy phạm pháp luật cụ thể hoặc có thể do quy phạm pháp luật quy định không được cụ thể, rõ ràng nên dù hiểu được tinh thần chính thống của quy phạm pháp luật đó, song lợi dụng sự sơ hở, sự chưa chặt chẽ nên đã hiểu sang một cách khác có lợi cho mình. Nhà nước ta đòi hỏi mọi người phải sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật nên mọi quy phạm pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Trong thực tiễn áp dụng BLTTDS về hòa giải vụ việc dân sự cho thấy có một số quy định trong Bộ luật còn có nhiều cách hiểu khác nhau. Ví dụ 1: Việc ra quyết định đối với vụ án ly hôn trong trường hợp hòa giải thành, vợ chồng về đoàn tụ nhưng nguyên đơn không rút đơn. Trường hợp này có hai cách hiểu khác nhau:

- Cách hiểu thứ nhất cho rằng, nên ra quyết định công nhận hòa giải đoàn tụ thành, bởi lẽ đây là một trường hợp đặc thù.

- Cách hiểu thứ hai cho rằng, chỉ có thể ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự vì pháp luật không quy định có thể ra quyết định khác trong trường hợp hòa giải thành.

Ví dụ 2: Điều 311 của Bộ luật quy định: "Tòa án áp dụng những quy định của Chương này, đồng thời áp dụng những quy định khác của Bộ luật này không trái với những quy định của Chương này để giải quyết việc dân sự...". Với quy định này đã có hai quan điểm khác nhau về vấn đề hòa giải việc dân sự.

- Quan điểm thứ nhất cho rằng, theo quy định tại Chương 13 Phần thứ hai BLTTDS thì việc hòa giải chỉ áp dụng cho các vụ án dân sự, còn các việc dân sự thì Bộ luật này không quy định Tòa án phải hòa giải. Do vậy, khi giải quyết các việc dân sự, Tòa án không phải tiến hành hòa giải, kể cả việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản... [20].

- Quan điểm thứ hai cho rằng, việc hòa giải việc dân sự không trái với quy định của BLTTDS thì vẫn được ghi nhận. Trong một số trường hợp, khi giải quyết việc dân sự, Tòa án tiến hành hòa giải để đương sự thỏa thuận với nhau về một số vấn đề cần giải quyết [12].

Vậy cần hiểu các quy định của pháp luật trong các ví dụ trên như thế nào? Tất nhiên, câu trả lời chính xác nhất đó là cần phải có sự giải thích, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

Hàng năm, TANDTC đều có hội nghị tổng kết rút kinh nghiệm toàn ngành và đưa ra những quan điểm hướng dẫn đối với một số vụ án cụ thể để các Tòa án có căn cứ giải quyết các vụ việc tương tự. Song đó chỉ là những quan điểm chỉ đạo của các tòa chuyên trách của TANDTC, không phải là văn bản hướng dẫn thi hành nên việc áp dụng thường bị hạn chế.

Trong những năm gần đây, Viện Khoa học xét xử thuộc TANDTC thường xuyên yêu cầu các Tòa án tổng hợp những vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật để Viện tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền ban hành các văn

bản hướng dẫn và sửa đổi luật cho phù hợp. Gần đây nhất, ngày 30/7/2009, Viện khoa học xét xử đã có Công văn số 113/TANDTC-KHXX gửi các Tòa án yêu cầu tiến hành rà soát và tổng hợp những vướng mắc trong việc thực hiện các quy định của BLTTDS, đồng thời đưa ra những kiến nghị, đề xuất phương án hoàn thiện để làm cơ sở cho việc sửa đổi, bổ sung BLTTDS. Đây là một việc làm rất khoa học và thiết thực cần phải được phát huy trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật.

Một phần của tài liệu Các qui định của bộ luật tố tụng dân sự việt nam 2004 về hòa giải vụ việc dân sự và thực tiễn thực hiện tại tòa án nhân dân huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 104 - 106)