Giai đoạn từ năm 1945 đến năm

Một phần của tài liệu Các qui định của bộ luật tố tụng dân sự việt nam 2004 về hòa giải vụ việc dân sự và thực tiễn thực hiện tại tòa án nhân dân huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 30 - 37)

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời đã làm thay đổi một cách căn bản mọi phương diện của đất nước. Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam đã bước sang một trang mới. Nền tư pháp của chế độ dân chủ nhân dân được hình thành và từng bước hoàn thiện.

Ngay từ những ngày đầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký những sắc lệnh xóa bỏ bộ máy nhà nước của chế độ cũ như Sắc lệnh số 18/SL ngày 18/9/1945 bãi bỏ ngạch học quan, Sắc lệnh số 32/SL ngày 13/9/1945 bãi bỏ ngạch quan hành chính và quan tư pháp. Đồng thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã ký những sắc lệnh nhằm khẩn trương xây dựng bộ máy nhà nước dân chủ nhân dân như Sắc lệnh số 33/SL ngày 13/9/1945 thành lập các Tòa án quân sự, Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 về tổ chức Tòa án và các ngạch Thẩm phán... Tuy nhiên, trong giai đoạn này, pháp luật của chúng ta chưa thể nhanh chóng hoàn thiện nên Sắc lệnh ngày 10/10/1945 quy định: "Cho đến khi ban hành được các bộ luật cho toàn cõi Việt Nam, các luật lệ tiến hành ở Bắc, Trung, Nam vẫn được giữ nguyên như cũ với điều kiện là những quy phạm pháp luật chỉ được thi hành nếu không trái với những nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể Cộng hòa" [65]. Theo tinh thần của Sắc lệnh này thì những quy định của pháp luật trong chế độ cũ về TTDS nói chung và về hòa giải nói riêng nếu không trái với những nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể Cộng hòa thì tiếp tục được áp dụng.

hòa giải tất cả các việc dân sự và thương sự. Nếu hòa giải được, Ban Tư pháp xã có thể lập biên bản hòa giải có các ủy viên và những người đương sự ký" [65].

Ngày 17/4/1946, Sắc lệnh số 51/SL được ban hành, ấn định thẩm quyền các Tòa án và sự phân công giữa các nhân viên trong Tòa. Tại Điều 4 quy định: "Ban Tư pháp xã hòa giải các việc hộ và thương mại do người đương sự muốn mang ra trước Ban Tư pháp ấy. Biên bản hòa giải ấy chỉ có hiệu lực tư chứng thư". Tại Điều 9 quy định: "Khi nhận được đơn kiện về dân sự hay thương sự, ông Thẩm phán sơ cấp phải đòi hai bên đến để thử hòa giải. Biên bản hòa giải có hiệu lực tư chứng thư". Điều 12 quy định: "Những việc kiện dân sự và thương sự thuộc về thẩm quyền của Tòa án đệ nhị cấp đều phải giao trước về cho ông Thẩm phán sơ cấp thử hòa giải" [65].

Ngày 22/5/1950, Sắc lệnh số 85/SL về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng được ban hành. Điều 9 quy định: "Tòa án nhân dân hòa giải tất cả vụ kiện về dân sự và thương sự, kể cả việc xin ly dị, trừ những vụ kiện mà theo pháp luật đương sự không có quyền điều chỉnh". Theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Sắc lệnh thì biên bản hòa giải thành do Tòa án lập có giá trị là một công chính chứng thư có thể đem chấp hành ngay. Tuy nhiên, cho đến lúc biên bản hòa giải được chấp hành xong, nếu Biện lý xét biên bản phạm đến trật tư chung thì có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền sửa đổi lại hoặc bác bỏ những điều mà hai bên thỏa thuận. Phòng Biện lý được quyền kháng cáo 15 ngày tròn kể từ ngày nhận được biên bản hòa giải thành. Nếu hòa giải bất thành mà Tòa án có thẩm quyền chưa quyết định gì thì Hội đồng hòa giải có thể tạm thời cho thi hành những biện pháp bảo thủ cần thiết. TAND huyện phải đệ trình ngay hồ sơ biên bản hòa giải bất thành ghi nhận việc cho thi hành những biện pháp bảo thủ lên Tòa án có thẩm quyền. Tòa án này sẽ duyệt y, sửa đổi hay bác bỏ những phương pháp bảo thủ nếu xét thấy không cần thiết nữa. Còn đối với người không phải là đương sự, xét mình bị thiệt hại vì biên bản hòa giải thành có quyền đệ đơn yêu cầu TAND huyện ra mệnh lệnh

hoãn lại chấp hành biên bản hòa giải ấy và người bị thiệt hại phải đệ đơn trong hạn 15 ngày tròn sau khi biên bản hòa giải thành có điều khoản thiệt hại đến quyền lợi của mình hoặc sau khi biết sự chấp hành biên bản này [6, tr. 9- 11].

Để điều chỉnh những bất hòa giữa người lao động với người sử dụng lao động, ngày 16/8/1955, Nghị định số 87/NĐ-LB của Bộ Lao động và Bộ Tư pháp về hòa giải xích mích giữa chủ và người làm công được ban hành.

Ngày 24/12/1958, Thủ tướng Chính phủ ban hành Thông tư số 556/TTg về tăng cường sự lãnh đạo đối với việc bắt giữ, truy tố, xét xử, trong đó nhấn mạnh: "Đối với xích mích, xung đột, thưa kiện giữa nhân dân với nhau thì phải kiên trì dàn xếp ổn thỏa" [8].

Trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1959, Nhà nước ta đã rất chú trọng đến công tác hòa giải, đã đề cập rất nhiều đến vấn đề này trong các văn bản pháp luật. Theo các văn bản pháp luật này, hòa giải được coi là một giai đoạn của quá trình TTDS. Thẩm quyền, thủ tục hòa giải các tranh chấp dân sự và thương sự của Ban Tư pháp xã và TAND cấp huyện đã được quy định khá rõ ràng. Nếu hòa giải thành, Tòa án hoặc Ban Tư pháp xã lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành do Ban Tư pháp xã lập có hiệu lực tư chứng thư, có giá trị thi hành trên cơ sở tự nguyện của hai bên. Còn biên bản hòa giải thành do Tòa án lập có hiệu lực là một công chính chứng thư, có thể đem chấp hành ngay.

1.2.2. Giai đoạn từ năm 1959 đến năm 1974

Năm 1960, Luật Tổ chức TAND được ban hành. Tại Điều 16 quy định: "Tòa án nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc đơn vị hành chính tương đương có nhiệm vụ hòa giải những tranh chấp về dân sự... và hướng dẫn công tác hòa giải ở xã và khu phố" [30].

Ngày 25/9/1961, TANDTC ban hành Thông tư số 1080/TATC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Tổ chức TAND, đã quy định: "Trong khi thực hiện thẩm quyền mới, các Tòa án nhân dân thuộc tỉnh, thị xã, huyện, khu phố phải luôn chú ý đầy đủ đến việc hòa giải, giáo dục nhân dân và xây dựng tư pháp xã. Cần đề phòng khuynh hướng đưa ra xét xử nhiều việc mà thiếu kiên trì hòa giải, giáo dục các đương sự và nhân dân" [47].

Tại Thông tư số 2421/TATC ngày 29/12/1961 của TANDTC cũng đã quy định rõ: "Về nguyên tắc, việc hòa giải của Tòa án không có Hội thẩm nhân dân tham gia" [47].

Tại Điều 26 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 quy định: "Khi một bên vợ hoặc chồng xin ly hôn, cơ quan có thẩm quyền sẽ điều tra và hòa giải, hòa giải không được thì Tòa án sẽ tiến hành xét xử" [29].

Theo Thông tư số 03/NCPL ngày 03/3/1966 thì "việc hòa giải trong giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình không bắt buộc phải theo những hình thức nhất định mà tùy theo tình hình và yêu cầu của từng vụ án mà quyết định. Tại phiên tòa sơ thẩm, Hội đồng xét xử có thể tiến hành hòa giải sau khi thẩm vấn" [47].

Tại báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 1966 đã nhấn mạnh việc tiếp tục tăng cường công tác hòa giải của TAND các cấp trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình [46].

Nhìn chung, trong giai đoạn từ năm 1959 đến năm 1974, pháp luật về hòa giải các vụ việc dân sự của nước ta hầu như không phát triển, chủ yếu thực hiện theo các văn bản đã được ban hành từ giai đoạn trước. Các quy định về hòa giải các tranh chấp dân sự được áp dụng trong giai đoạn này còn rất nhiều điểm chưa hợp lý như chưa quy định về thời hạn đương sự có quyền đề nghị thay đổi lại sự thỏa thuận; không quy định cho Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành mà chỉ lập biên bản hòa giải thành; chưa quy định Tòa án

cấp nào có quyền hủy bỏ biên bản hòa giải thành của Tòa án cấp huyện... nên việc thực hiện không tránh khỏi những vướng mắc.

1.2.3. Giai đoạn từ năm 1974 đến năm 1989

Để khắc phục những tồn tại của chế định hòa giải trong hệ thống pháp luật, nhằm đáp ứng nhu cầu giải quyết các vụ án dân sự, ngày 30/11/1974 TANDTC đã ban hành Thông tư số 25/TATC hướng dẫn việc hòa giải trong TTDS [47]. Đây là văn bản pháp luật quy định khá đầy đủ, cụ thể các vấn đề về hòa giải trong tố tụng dân sự.

- Về thẩm quyền hòa giải, Thông tư này quy định hầu hết các tranh chấp dân sự đều được hòa giải tại cấp huyện, trừ một số trường hợp cụ thể do các văn bản pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh và những trường hợp không được hòa giải như việc ly hôn khi bị đơn là người mất trí, việc kiện về hôn nhân và gia đình xét thấy phải xử lý bằng biện pháp tiêu hôn, các việc tranh tranh chấp về thân phận con người như sinh đẻ, chết, kết hôn, truy nhận cha cho con ngoài giá thú..., các việc thuận tình ly hôn, việc kiện dân sự mà nội dung là giao dịch bất hợp pháp, việc kiện dân sự đòi hỏi bồi thường thiệt hại đối với hành vi cố ý xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, việc kiện dân sự do Viện kiểm sát nhân dân khởi tố...

- Yêu cầu về hòa giải, thông tư quy định rõ hòa giải phải có sự tự nguyện thực sự của đương sự; nội dung thỏa thuận phải đúng với chính sách, pháp luật; hòa giải phải vừa tích cực, vừa kiên trì để có thể giải quyết nhanh chóng vụ kiện, nhưng nếu có khả năng hòa giải thành thì có thể hòa giải nhiều lần.

- Về thủ tục và phương pháp hòa giải, Thông tư quy định rõ khi hòa giải, bắt buộc các đương sự phải có mặt. Các đương sự có quyền ủy nhiệm cho người đại diện hợp pháp của họ, trừ nguyên đơn và bị đơn trong vụ án ly hôn. Dự sự cũng được triệu tập đến phiên hòa giải nếu việc hòa giải có liên quan đến quyền và lợi ích của họ. Tư cách của những người được triệu tập

đến phiên hòa giải phải được Tòa án xác định trước khi tiến hành hòa giải. Nếu trong những người được Tòa án triệu tập đến phiên hòa giải mà có người vắng mặt thì Tòa án phải hoãn phiên hòa giải. Nếu đã triệu tập lại mà vẫn có người vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành hòa giải hoặc quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trường hợp không thể tiến hành hòa giải được do bị đơn cố tình giấu địa chỉ hoặc đang bị tạm giam, tạm giữ thì Thẩm phán lập biên bản ghi rõ lý do không hòa giải được rồi tiếp tục điều tra, xác minh và quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Trước khi hòa giải, Thẩm phán phải điều tra, nắm vững nội dung vụ kiện, các yêu cầu và chứng cứ của đương sự. Cần tránh lối hòa giải "cầu may"; Cần giải thích pháp luật có liên quan đến vụ kiện để các đương sự hiểu rõ quyền lợi của họ; Cần giải quyết các mắc mứu về tâm tư, tình cảm của đương sự; Cần phải dựa vào đoàn thể quần chúng để tiến hành hòa giải và cần phải có thái độ khách quan, không thiên vị bên nào khi hòa giải.

Trường hợp hòa giải thành thì Thẩm phán lập biên bản hòa giải thành. Tuy nhiên, biên bản hòa giải thành chỉ có tác dụng xác nhận sự việc chứ chưa có giá trị thi hành. Tòa án cần ra một quyết định công nhận việc hòa giải thành thì các thỏa thuận mới có giá trị chấp hành. Nếu hòa giải không thành thì Thẩm phán lập biên bản hòa giải không thành tiếp tục điều tra, xác minh và quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, nếu các bên thỏa thuận, hòa giải được với nhau thì Thư ký ghi vào biên bản phiên tòa, Thẩm phán không cần lập biên bản hòa giải thành. Trong trường hợp này, Tòa án không ra bản án mà ra quyết định công nhận việc hòa giải thành.

- Về hiệu lực của các quyết định công nhận hòa giải thành, thông tư quy định các quyết định công nhận việc hòa giải thành có hiệu lực như bản án. Các đương sự, Viện kiểm sát có quyền kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định công nhận việc hòa giải thành của Tòa án cấp sơ thẩm trong thời

gian quy định như đối với bản án. Các quyết định sơ thẩm có hiệu lực và quyết định công nhận việc hòa giải thành của cấp phúc thẩm được thi hành như bản án. Nếu quyết định công nhận việc hòa giải thành đã có hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện có sai lầm thì vụ kiện sẽ được xét xử lại theo trình tự giám đốc thẩm. Trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thấy việc thỏa thuận của nguyên đơn, bị đơn có ảnh hưởng đến quyền lợi của mình thì người đó có quyền chống quyết định. Đối với quyết định chưa có hiệu lực pháp luật mà chỉ có mình người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chống quyết định thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra quyết định sơ thẩm, Tòa án sẽ thụ lý đơn và giải quyết các khoản mà người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chống lại.

Sau khi giải phóng miền Nam, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, cả nước cùng bắt tay xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Hiến pháp năm 1980 ra đời đã tạo cơ sở pháp lý cho việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu xây dựng đất nước trong tình hình mới. Ngày 24/7/1981, TANDTC đã ban hành Thông tư số 81/TATC hướng dẫn giải quyết tranh chấp về thừa kế, quy định: "Cần kiên trì hòa giải nhằm góp phần củng cố và phát triển tình đoàn kết, thương yêu trong nội bộ, gia đình, bảo đảm sản xuất và công tác... và phải quán triệt phương châm hòa giải, khuyến khích sự tương trợ lẫn nhau giữa các đương sự, bảo đảm cho việc xét xử có lý, có tình và tạo thuận lợi cho việc thi hành án" [48].

Năm 1986, Nhà nước ta thực hiện chủ trương đổi mới phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, hệ thống pháp luật nói chung và chế định hòa giải nói riêng đã bộc lộ rất nhiều hạn chế, không phát huy được hiệu quả khi áp dụng.

thể về trình tự, thủ tục hòa giải các vụ án dân sự [49]. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là văn bản hướng dẫn mang tính chất nội bộ của ngành và vẫn chưa khắc phục được những hạn chế của chế định hòa giải.

Một phần của tài liệu Các qui định của bộ luật tố tụng dân sự việt nam 2004 về hòa giải vụ việc dân sự và thực tiễn thực hiện tại tòa án nhân dân huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 30 - 37)