thành, không hòa giải đƣợc
Việc Tòa án tiến hành hòa giải là nhằm tạo điều kiện để các đương sự thực hiện quyền tự định đoạt của mình và giải quyết nhanh chóng vụ án. Tuy nhiên, khi các đương sự kiên quyết bảo vệ yêu cầu của mình, không tự dàn xếp, thỏa thuận với nhau về việc giải quyết các vấn đề trong vụ án thì Tòa án tôn trọng ý kiến của họ, không ép buộc họ hòa giải mà quyết định đưa vụ án ra xét xử để đảm bảo mọi tranh chấp, mâu thuẫn trong xã hội đều được giải quyết nhằm thực hiện công bằng, giữ gìn trật tự, kỷ cương xã hội.
Trước đây, tại khoản 3 Điều 44 của PLTTGQCVADS quy định: Sau khi Tòa án tiến hành hòa giải mà các đương sự không thỏa thuận được với nhau thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải không thành để đưa vụ án ra xét xử [14].
Hiện nay, trong BLTTDS không có điều luật nào quy định cụ thể như vậy. Song theo hướng dẫn tại khoản 2 và khoản 3 mục 7 Phần II Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của HĐTP TANDTC thì: "Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án (các quan hệ pháp luật, các yêu cầu của các đương sự trong vụ án) và cả về án phí. Trong trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án nhưng không thỏa thuận được với nhau về trách nhiệm phải chịu án phí hoặc mức án phí thì Tòa án không ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự mà tiến hành mở phiên tòa để xét xử vụ án.
Trong trường hợp các đương sự chỉ thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết một phần vụ án, còn các phần khác không thỏa thuận được thì Tòa án ghi những vấn đề mà các đương sự thỏa thuận được và những vấn đề không thỏa thuận được vào biên bản hòa giải theo quy định tại khoản 1 Điều 186 của BLTTDS và tiến hành ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, trừ trường hợp có căn cứ để tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án". Đương nhiên, đối với những trường hợp hòa giải không thành hoặc không tiến hành hòa giải được thì Thẩm phán sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trường hợp hòa giải không thành thì nội dung đã thể hiện trong biên bản hòa giải nên không cần thiết phải lập thêm biên bản hòa giải không thành. Trường hợp không tiến hành hòa giải được thì Tòa án phải lập biên bản về việc không hòa giải được, trong đó ghi rõ lý do không hòa giải được và quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Đối với các việc dân sự, nếu hòa giải thành thì Thẩm phán cũng lập biên bản ghi nhận sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, sau đó 7 ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Trường hợp không tiến hành hòa giải được thì Thẩm phán lập biên bản về việc không hòa giải được, trong đó
ghi rõ lý do không hòa giải được và quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
BLTTDS được ban hành ngày 15/6/2004 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2005 là một sự kiện quan trọng trong lịch sử lập pháp của Việt Nam. Trong Bộ luật này, các quy định về hòa giải đã được hoàn thiện trên cơ sở kế thừa, pháp điển hóa các quy định về hòa giải các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động. Các quy định này là chuẩn mực chung cho việc hòa giải các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động; đồng thời tạo cơ sở để đa dạng hóa các hình thức hòa giải tranh chấp dân sự nói chung nhằm bảo đảm quyền tự định đoạt của các đương sự và thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức.
Các quy định về hòa giải trong BLTTDS đã khắc phục được sự tản mạn, phân tán của các quy định về hòa giải trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật trước đây. BLTTDS cũng đã cá thể hóa trách nhiệm của Thẩm phán trong việc hòa giải. Trước đây, pháp luật chỉ quy định chung chung trách nhiệm hòa giải của Tòa án dẫn đến quan niệm cho rằng bất cứ cán bộ nào của Tòa án cũng có thể tiến hành hòa giải được. Theo quy định tại khoản 4 Điều 41 của BLTTDS thì tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật là trách nhiệm của Thẩm phán. Điều đó là hoàn toàn hợp lý vì Thẩm phán là người trực tiếp chịu trách nhiệm trước cấp trên và Nhà nước về kết quả giải quyết các vụ án được Lãnh đạo phân công. Việc cá thể hoá nướctrách nhiệm cho Thẩm phán sẽ buộc Thẩm phán phải có trách nhiệm hơn, thận trọng hơn khi tiến hành hòa giải cũng như trong suốt quá trình tố tụng.
BLTTDS đã quy định cụ thể những trường hợp Tòa án không được hòa giải và những trường hợp không tiến hành hòa giải được, cũng như quy định về nguyên tắc, thủ tục hòa giải và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Các quy định này là cơ sở pháp lý quan trọng để để Tòa án tiến hành việc hòa giải theo đúng pháp luật.
Mặc dù BLTTDS chưa có quy định cụ thể về vấn đề hòa giải việc dân sự nhưng theo quy định tại Điều 311 thì Tòa án có thể áp dụng những quy định về hòa giải vụ án dân sự trong Bộ luật để làm căn cứ hòa giải việc dân sự.
Chương 3