Thực tiễn hòa giải vụ án dân sự ở Tòa án nhân dân huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Các qui định của bộ luật tố tụng dân sự việt nam 2004 về hòa giải vụ việc dân sự và thực tiễn thực hiện tại tòa án nhân dân huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 80 - 90)

có chức năng xét xử sơ thẩm các vụ việc. Do đó, phạm vi xem xét thực tiễn áp dụng chế định hòa giải trong BLTTDS của luận văn chỉ là hòa giải ở một Tòa án cấp huyện.

3.1.1. Thực tiễn hòa giải vụ án dân sự ở Tòa án nhân dân huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội Hoài Đức, thành phố Hà Nội

Nhận thức sâu sắc vai trò to lớn của hòa giải, TAND huyện Hoài Đức đã chú trọng tăng cường hoạt động hòa giải trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự. Thông qua hòa giải, một số lượng lớn án dân sự đã được TAND huyện Hoài Đức hòa giải thành, góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết án dân sự của đơn vị.

Theo báo cáo tổng kết công tác xét xử hàng năm trong những năm gần đây của TAND huyện Hoài Đức, kết quả hòa giải thành chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng số các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình. Cụ thể như sau:

Bảng 3.1: Kết quả giải quyết các vụ án dân sự

Năm Tổng số thụ lý Đã giải quyết Tổng số Hòa giải thành Tỷ lệ 2004 78 65 12 18,5% 2005 81 70 14 20% 2006 89 77 14 18% 2007 93 81 16 19,8% 2008 102 88 21 23,9% 6 tháng đầu

Bảng 3.2: Kết quả giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình Năm Tổng số thụ lý Đã giải quyết Tổng số Hòa giải thành Tỷ lệ 2004 97 89 35 39,3% 2005 85 80 33 41,2% 2006 93 86 31 36% 2007 103 96 39 40,6% 2008 102 98 41 41,8% 6 tháng đầu năm 2009 58 55 22 40%

Từ những kết quả trên, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét sau: - Số lượng án dân sự, hôn nhân và gia đình do TAND huyện Hoài Đức thụ lý và giải quyết trong những năm gần đây ngày một tăng cao và phức tạp. Nguyên nhân của sự tăng cao đó là do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường kéo theo sự tha hóa về mặt xã hội trong khu vực. Trước đây, ở những xã thuần nông của huyện Hoài Đức, hàng năm chỉ có một vài vụ ly hôn. Những gia đình có con ly hôn thường cảm thấy ngại ngùng với bà con hàng xóm. Nhưng từ khi các dự án kinh tế tràn về địa bàn huyện, người nông dân được sở hữu những khoản tiền lớn do Nhà nước hoặc các doanh nghiệp đền bù về đất đai thì cuộc sống của nhiều gia đình đã bị đảo lộn, tình cảm vợ chồng không còn được đầm ấm như trước đây nữa. Mặt khác, sự phát triển của kinh tế - xã hội giúp cho nhận thức của người dân được nâng cao. Những người phụ nữ bị đối xử tệ bạc không còn cam chịu, đã tự tìm biện pháp giải phóng mình khỏi mối quan hệ ràng buộc do mình tự tạo nên. Ngoài ra, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế khu vực đã làm cho giá trị quyền sử dụng đất trên địa bàn Huyện ngày một tăng cao. Trước đây, đất đai trên địa bàn huyện có giá trị không đáng kể. Người dân nông thôn có thể cho nhau một vài chục mét vuông đất, thậm chí vài trăm mét vuông mà không cần phải suy nghĩ, tính toán thiệt hơn. Nhưng nay thì hoàn toàn khác, nhất là từ khi Hà Tây sát nhập

về Hà Nội, người dân trên địa bàn có thể kiện nhau ra Tòa chỉ vì vài mét vuông đất. Họ có thể bất chấp dư luận, tình cảm anh em, họ hàng, làng xóm để khởi kiện giành về cho mình một phần đất nhất định.

- Thông qua hòa giải, một số lượng lớn các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình đã được giải quyết nhanh chóng, hiệu quả xét xử được nâng cao. Thực tiễn đã khẳng định hòa giải là một biện pháp quan trọng trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình. Thời hạn giải quyết của các vụ án hòa giải thành được rút ngắn hơn rất nhiều so với các vụ án phải đưa ra xét xử.

- Số lượng án hôn nhân và gia đình hòa giải thành chiếm tỷ lệ lớn hơn nhiều so với các vụ án dân sự. Bởi các tranh chấp về dân sự thường đa dạng và phức tạp hơn so với các tranh chấp về hôn nhân và gia đình. Hơn nữa, các vụ án hôn nhân và gia đình được Tòa án hòa giải thành thường là những vụ án đơn giản, ít liên quan đến tài sản.

- Các vụ án được giải quyết thông qua hòa giải thành đều được các đương sự tự giác chấp hành, không bị khiếu nại, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

Tuy nhiên, thực tiễn hòa giải các vụ án dân sự tại TAND huyện Hoài Đức vẫn còn rất nhiều điều tranh cãi, rất nhiều cách hiểu và áp dụng luật khác nhau. Cụ thể là:

Về mục đích hòa giải, có Thẩm phán cho rằng hòa giải là một thủ tục

bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án, nếu thiếu thủ tục đó thì bị coi là vi phạm tố tụng nghiêm trọng, dễ dẫn đến việc bị hủy án nên họ tiến hành hòa giải cốt là để "lấp đầy thủ tục tố tụng". Vì vậy, họ rất hời hợt khi hòa giải, không nghiên cứu kỹ hồ sơ đã tiến hành hòa giải, không tích cực đưa ra giải pháp để giúp các bên thỏa thuận với nhau. Bên cạnh đó, cũng có những Thẩm phán thực sự tâm huyết với công việc, khi giải quyết các vụ án dân sự, hôn

vụ án, các Thẩm phán này thường nghiên cứu rất kỹ hồ sơ, nghiên cứu kỹ các điều luật nội dung có liên quan, tiến hành gặp gỡ, trao đổi với các bên đương sự, thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan, sau đó mới ra thông báo về phiên hòa giải. Cũng do đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nên khi hòa giải, Thẩm phán thường đưa ra được những giải pháp thích hợp để các bên lựa chọn và thỏa thuận với nhau. Vì vậy, tỷ lệ án hòa giải thành của họ thường rất cao. Tuy nhiên, về vấn đề này, pháp luật không thể có quy định cụ thể hơn mà phụ thuộc vào đạo đức nghề nghiệp của người Thẩm phán.

Về địa điểm hòa giải, theo quy định tại Điều 183 và 186 của BLTTDS

thì Thẩm phán phải chuẩn bị địa điểm hòa giải và ghi trong thông báo về phiên hòa giải để báo cho các đương sự biết trước, Thư ký phải ghi địa điểm hòa giải vào Biên bản hòa giải. Như vậy, Luật không bắt buộc Tòa án phải tiến hành hòa giải ở địa điểm cố định nào. Việc quy định phải thông báo trước địa điểm hòa giải để các đương sự biết để đến tham gia phiên hòa giải. Việc bắt buộc phải ghi địa điểm hòa giải vào biên bản hòa giải là để đảm bảo tính công khai, minh bạch. Song thực tế áp dụng lại có những quan điểm rất khác nhau. Quan điểm của lãnh đạo TAND huyện Hoài Đức quán triệt là chỉ được tiến hành hòa giải tại trụ sở cơ quan TAND huyện Hoài Đức. Song có một số Thẩm phán lại cho rằng pháp luật không quy định bắt buộc phải hòa giải tại trụ sở Tòa án nên Thẩm phán có thể vận dụng hòa giải ở bất cứ địa điểm nào, miễn sao việc hòa giải phải tuân thủ đúng theo các quy định của pháp luật. Tác giả đồng tình với quan điểm thứ hai này vì theo nguyên tắc "được thực hiện những gì mà pháp luật không cấm hoặc cho phép". Trong thực tiễn xét xử, rất nhiều vụ án việc triệu tập các đương sự đến trụ sở để hòa giải rất khó khăn và không có cơ hội hòa giải thành. Chẳng hạn, đối với những vụ án có đương sự là người đang ở trại giam hoặc đang ở trường giáo dưỡng.v.v., việc làm các thủ tục để họ có mặt tại trụ sở Tòa án sẽ rất khó khăn và cần nhiều thủ tục phức tạp nên Thẩm phán phải bố trí đến tận trại giam hoặc tận trường giáo dưỡng để tiến hành hòa giải. Hoặc có một số trường hợp trong vụ án có

đương sự là người tàn tật hoặc người cao tuổi, Thẩm phán phải bố trí hòa giải tại gia đình đương sự trước sự chứng kiến của đại diện ủy ban nhân dân xã và các ban ngành liên quan. Hoặc có một số trường hợp xét thấy việc hòa giải cần có sự tác động của cả hai bên nội, ngoại của các đương sự nên Thẩm phán cũng bố trí hòa giải tại gia đình đương sự hoặc tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã nơi họ cư trú. Với sự nỗ lực tích cực như vậy, các Thẩm phán này đã hòa giải thành công rất nhiều vụ án. Nhưng cho đến thời điểm hiện tại ở TAND huyện Hoài Đức, việc làm đó của các Thẩm phán không những không được hoan nghênh mà còn bị lãnh đạo cấm.

Về nội dung hòa giải, theo tác giả, nội dung hòa giải chính là những

vấn đề cần giải quyết trong vụ án. Mỗi một vụ án lại có nội dung hòa giải khác nhau. Căn cứ vào mục đích hòa giải mà nội dung của các lần hòa giải cũng khác nhau. Chẳng hạn, mục tiêu hòa giải đầu tiên của vụ án ly hôn là hòa giải để vợ chồng về đoàn tụ với nhau nên lần hòa giải đầu tiên phải xác định nội dung hòa giải là giải thích cho các đương sự hiểu sự mâu thuẫn của họ chỉ là nhất thời, nếu các bên cùng cố gắng thì có thể khắc phục được; đồng thời phân tích cho các bên hiểu rõ về những bất cập trong cuộc sống gia đình khi ly hôn, nhất là nỗi khổ của con cái. Nếu các đương sự vẫn kiên quyết đề nghị Tòa án giải quyết cho họ ly hôn thì Thẩm phán cũng không cần thiết phải vội vàng. Hãy cho họ một khoảng thời gian khoảng hơn chục ngày để họ tự suy nghĩ và cân nhắc lại. Sau đó, tiếp tục mở phiên hòa giải lần thứ hai. Nếu tại phiên hòa giải lần thứ hai, các đương sự vẫn giữ quan điểm ly hôn thì nội dung hòa giải lần hai mới là hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc nuôi con chung, trợ cấp nuôi con chung, phân chia tài sản, nợ nần... Còn đối với các vụ án dân sự, tính chất và quan hệ tranh chấp của mỗi vụ án lại khác nhau nên pháp luật không thể quy định cụ thể về nội dung hòa giải. Do đó, Thẩm phán cần nghiên cứu kỹ để xác định đúng nội dung hòa giải giúp cho việc giải quyết vụ án được nhanh chóng và chính xác. Tuy nhiên,

Thẩm phán làm công tác xét xử. Với quy định tại Điều 185 về nội dung hòa giải như hiện nay thì thật khó khăn trong việc áp dụng. Cũng chính vì vậy mà mỗi Thẩm phán tự xác định cho mình những phương hướng khác nhau. Đa số các Thẩm phán sau khi thụ lý vụ án ly hôn là hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về các vấn đề cần giải quyết khi ly hôn ngay mà bỏ qua bước hòa giải để vợ chồng về đoàn tụ. Hoặc cũng có những trường hợp Thẩm phán chỉ khuyên nguyên đơn rút đơn ly hôn để vợ chồng đoàn tụ mà không thuyết phục bị đơn đưa ra giải pháp khắc phục mâu thuẫn và nếu nguyên đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện thì Thẩm phán tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về các vấn đề cần giải quyết khi ly hôn ngay.

Về nội dung hòa giải cũng cần lưu ý là nội dung thỏa thuận của các đương sự không được trái pháp luật và đạo đức xã hội nên trong quá trình hòa giải, Thẩm phán phải luôn chú ý lắng nghe, nếu thấy thỏa thuận của các đương sự có sự vi phạm pháp luật hoặc trái với đạo đức xã hội thì phải điều chỉnh, hướng các đương sự thỏa thuận cho đúng. Chẳng hạn, trong vụ đòi nợ, các đương sự thỏa thuận với nhau mức lãi suất 10%/tháng là vi phạm pháp luật vì vượt quá mức cho phép nên thỏa thuận đó sẽ không được chấp nhận.

Về phương pháp hòa giải, BLTTDS chưa có điều luật nào quy định cụ

thể về phương pháp hòa giải. Do vậy, phương pháp chung trong hòa giải án dân sự là phải hết sức khôn khéo, mềm dẻo và kiên trì. Thực tiễn xét xử tại TAND huyện Hoài Đức cho thấy, việc hòa giải trong TTDS đòi hỏi phương pháp hòa giải của các Thẩm phán phải rất đa dạng và phong phú. Xuất phát từ bệnh thành tích và cách tính điểm trong ngành Tòa án nên việc hòa giải vì lợi ích của các đương sự và của xã hội ít được các Thẩm phán "khôn ngoan" áp dụng vì việc nghiên cứu, tìm tòi để giải quyết triệt để một vụ án sẽ phải tốn rất nhiều thời gian và công sức. Một số Thẩm phán đã lợi dụng sự kém hiểu biết của đương sự để dọa nạt họ, buộc họ phải rút đơn để đình chỉ vụ án hoặc lừa phỉnh để đương sự bỏ qua một vài nội dung khó giải quyết trong vụ án để ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nhưng thực ra vụ án

chưa được giải quyết dứt điểm. Chẳng hạn, trong vụ án ly hôn, vấn đề khó giải quyết nhất là phân chia tài sản. Sau khi thụ lý vụ án, nếu xét thấy các đương sự khó có thể thỏa thuận được với nhau về việc phân chia tài sản, các Thẩm phán thường "khuyên" đương sự bỏ qua vấn đề tài sản để giải quyết sau khi ly hôn, tránh tình trạng để vụ án ly hôn kéo dài. Hoặc là một số vụ án ly hôn rất khó hòa giải về người trực tiếp nuôi con sau ly hôn, tiền trợ cấp phí tổn nuôi con chung, Thẩm phán thường khuyên đương sự giành các vấn đề đó lại để giải quyết bằng một vụ kiện khác sau ly hôn. Tâm lý của các đương sự khi đến Tòa để giải quyết ly hôn thường rất căng thẳng nên họ muốn sớm giải thoát khỏi nhau và khi Thẩm phán khuyên như vậy, họ đã vội vàng đồng ý ngay. Như vậy, mặc dù đã có quyết định thuận tình ly hôn nhưng thực chất vụ án chưa được giải quyết dứt điểm, kéo theo sau sẽ có rất nhiều vụ án sau ly hôn nữa phát sinh và việc giải quyết những vụ án sau đó thường rất khó khăn, khó nhận được sự hợp tác từ phía đương sự.

Về thành phần tham gia hòa giải, theo quy định tại Điều 184 của

BLTTDS thì thành phần tham gia hòa giải bao gồm: Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải, Thư ký Tòa án ghi biên bản hòa giải, các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự và người phiên dịch nêu đương sự không biết tiếng Việt. Quy định này đã dẫn đến việc tranh cãi về vấn đề là có phải đưa người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vào tham gia phiên hòa giải hay không? Có Thẩm phán khi hòa giải đã đưa người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vào tham gia phiên hòa giải nhưng có Thẩm phán lại không đưa họ vào tham gia phiên hòa giải. Song vấn đề ở đây lại không phải ở chỗ Thẩm phán có đưa họ vào tham gia phiên hòa giải hay không mà trong một số trường hợp, các đương sự khác đã không đồng ý hòa giải khi có sự tham gia của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền và nghĩa vụ đối lập với họ. Chẳng hạn, trong vụ tranh chấp đòi nhà thờ họ giữa đại diện dòng họ Nguyễn Chí với bà Nguyễn Thị Bích Dậu, đều có

Nội. Bà Dậu có mời luật sư Nguyễn Mạnh Thắng là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án đã mời luật sư Thắng tham gia phiên hòa giải. Khi tiến hành phiên hòa giải, đại diện của dòng họ Nguyễn Chí đã nhất định không chịu tham gia hòa giải với lý do "không đồng ý hòa giải khi có luật sư tham gia". Dù Thẩm phán có giải thích như thế nào đi chăng nữa, đại diện dòng họ vẫn không tham gia hòa

Một phần của tài liệu Các qui định của bộ luật tố tụng dân sự việt nam 2004 về hòa giải vụ việc dân sự và thực tiễn thực hiện tại tòa án nhân dân huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 80 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)