Thực tiễn hòa giải việc dân sự ở Tòa án nhân dân huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Các qui định của bộ luật tố tụng dân sự việt nam 2004 về hòa giải vụ việc dân sự và thực tiễn thực hiện tại tòa án nhân dân huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 90 - 94)

Hoài Đức, thành phố Hà Nội

Sự phát triển ngày càng đa dạng và phức tạp của các quan hệ xã hội dẫn đến sự đa dạng hóa các phương thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Ngay đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tại Tòa án, ngoài việc có quyền khởi kiện vụ án dân sự, các cá nhân, cơ quan, tổ chức còn có quyền yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động; công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các đương sự. Thủ tục giải quyết các yêu cầu đó của các chủ thể tại Tòa án được gọi là thủ tục giải quyết việc dân sự.

Theo quy định tại Điều 311 của BLTTDS thì việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức không có tranh chấp, nhưng có yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý làm phát sinh quyền, nghĩa vụ trong các quan hệ về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động của mình hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác; yêu cầu Tòa án công nhận quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động của mình [34].

Những việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án bao gồm:

- Những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định tại Điều 26 của BLTTDS;

- Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định tại các Điều 27 và 28 của BLTTDS;

- Những yêu cầu về kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định tại các Điều 29 và 30 của BLTTDS;

- Những yêu cầu về lao động mà pháp luật có quy định.

Trước khi BLTTDS được ban hành, pháp luật chưa có quy định cụ thể về thẩm quyền, cũng như trình tự, thủ tục giải quyết việc dân sự. Các văn bản về nội dung như Bộ luật Dân sự năm 1995 đã xác định thẩm quyền của Tòa án đối với việc giải quyết một số việc dân sự như: yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là mất tích; yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết [32]. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng xác định thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật; yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn; yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi... [33]. Tuy nhiên, chưa có văn bản nào quy định về trình tự, thủ tục giải quyết các việc dân sự này. Do vậy, có thể nói rằng, những quy định về thủ tục giải quyết việc dân sự trong BLTTDS là những quy định mới của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 311 của BLTTDS thì việc giải quyết các việc dân sự được thực hiện theo các quy định tại Chương XX và các quy định khác của Bộ luật, nếu không trái với quy định của pháp luật. Theo đó, thủ tục giải quyết việc dân sự được tiến hành theo những nguyên tắc cơ bản quy định từ Điều 3 đến Điều 24 và các quy định khác của BLTTDS nếu không trái với quy định của pháp luật về thẩm quyền, thành phần, chứng cứ và chứng minh, thời hiệu giải quyết yêu cầu, việc cấp, tống đạt văn bản tố tụng... Tuy nhiên, do việc dân sự có đặc thù riêng là các bên không có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ mà chỉ yêu cầu Tòa án công nhận cho mình các quyền dân sự; công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các đương sự nên thủ tục giải quyết việc dân sự có những điểm khác so với thủ tục giải quyết vụ án

dân sự. Đa số các việc dân sự, Tòa án không tiến hành hòa giải. Mặt khác, thủ tục hòa giải việc dân sự cũng có nhiều điểm khác biệt so với hòa giải vụ án dân sự.

Tại TAND huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, các Thẩm phán thường chỉ hòa giải đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, còn các việc dân sự khác thì thường không hòa giải. Trình tự, thủ tục hòa giải các việc dân sự được tiến hành như sau:

Sau khi thụ lý việc dân sự, Thẩm phán được phân công giải quyết nghiên cứu kỹ nội dung đơn, ra thông báo về phiên hòa giải và tống đạt cho các đương sự như thủ tục giải quyết vụ án dân sự.

Tại buổi hòa giải, cũng có mặt Thẩm phán, Thư ký Tòa án và các đương sự. Mọi thủ tục tại buổi hòa giải cũng giống hệt như hòa giải vụ án dân sự. Nếu hòa giải thành thì Tòa án cũng lập biên bản hòa giải thành. Song sau khi hòa giải thành, Tòa án không ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự mà giải thích cho đương sự hiểu để họ tự rút yêu cầu và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự. Nếu đương sự không tự rút yêu cầu thì Tòa án ghi nhận những điều các đương sự đã thỏa thuận được vào quyết định giải quyết việc dân sự. Nếu không hòa giải thành thì Thẩm phán sẽ mở phiên họp giải quyết việc dân sự.

Một số Thẩm phán thì không thực hiện theo trình tự trên mà tiến hành hòa giải ngay tại phiên họp xét đơn yêu cầu. Tại phiên họp, Thẩm phán vẫn tiến hành hòa giải, nếu các đương sự thống nhất được quan điểm với nhau thì Tòa án ghi nhận trong quyết định giải quyết việc dân sự.

Sở dĩ có những cách làm khác nhau như vậy ở cùng một Tòa án cấp huyện là do PLTTDS còn quy định quá chung chung về vấn đề hòa giải các việc dân sự. Tác giả cho rằng, không những chỉ yêu cầu công nhận thuận tình

nhiều yêu cầu của đương sự như yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật; yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn; yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi... Tùy vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tiến hành các bước hòa giải và ra quyết định cho phù hợp.

Kết quả hòa giải việc dân sự tại TAND huyện Hoài Đức trong những năm qua được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.3: Kết quả giải quyết các việc dân sự

Năm Tổng số thụ lý Đã giải quyết Tổng số Hòa giải thành Tỷ lệ 2005 31 30 02 6,7% 2006 30 28 01 3,6% 2007 23 23 01 4,3% 2008 14 14 0 0% 6 tháng đầu năm 2009 06 05 0 0%

Nhìn vào bảng kết quả trên, có thể thấy rằng các việc dân sự được TAND huyện Hoài Đức giải quyết ngày một hạn chế hơn và tỷ lệ các việc hòa giải thành cũng ngày càng ít hơn. Sở dĩ có kết quả như vậy là vì sau khi BLTTDS được ban hành, tất cả các Thẩm phán đều hồ hởi cho rằng việc giải quyết vụ việc dân sự theo thủ tục việc dân sự sẽ nhanh chóng và đơn giản hơn thủ tục giải quyết vụ án dân sự nên hễ đương sự có đơn yêu cầu là Toà án thụ lý và giải quyết ngay. Dần dần về sau, các Thẩm phán thấy rằng giải quyết việc dân sự bắt buộc phải có Kiểm sát viên tham gia phiên họp nên rất phiền hà, do đó, khi đương sự đến nộp đơn yêu cầu, nếu xét thấy yêu cầu của đương sự có thể chuyển sang giải quyết theo thủ tục của vụ án dân sự thì Thẩm phán sẽ hướng dẫn đương sự làm đơn khởi kiện vụ án thay cho đơn yêu cầu. Vì vậy, cho đến thời điểm hiện tại, dường như không còn một yêu cầu công nhận

thuận tình ly hôn nào được thụ lý trong sổ thụ lý việc dân sự ở TAND huyện Hoài Đức. Các yêu cầu đó đều chuyển thành vụ kiện ly hôn và được giải quyết bằng quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự hoặc quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án. Hiện nay, các yêu cầu được giải quyết theo thủ tục giải quyết việc dân sự chỉ còn là những yêu cầu không thể chuyển sang giải quyết theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự như: yêu cầu tuyên bố một người là đã chết; yêu cầu tuyên bố một người mất tích; yêu cầu công nhận một người mất năng lực hành vi dân sự.... Còn những việc như yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản sau ly hôn; yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn... đều chuyển sang giải quyết theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự.

Một vấn đề nữa là trong một số trường hợp đương sự chỉ yêu cầu Tòa án công nhận những vấn đề mà họ đã tự thỏa thuận nên nếu không hòa giải thành, tại phiên họp, Thẩm phán chấp nhận yêu cầu của họ thì quyết định được ban hành là quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự hay quyết định giải quyết việc dân sự? Nên chăng cần phải có quy định cụ thể về vấn đề này?

Tóm lại, BLTTDS không có điều luật nào quy định về vấn đề hòa giải việc dân sự. Vì vậy, mỗi Thẩm phán có một phương pháp làm khác nhau.

Một phần của tài liệu Các qui định của bộ luật tố tụng dân sự việt nam 2004 về hòa giải vụ việc dân sự và thực tiễn thực hiện tại tòa án nhân dân huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)