kế hoạch và tổ chức thực hiện cho học sinh của từng lớp, phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh đạt hiệu quả.
3.2.4. Tái tổ chức các hoạt động và thời gian biểu hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống sống, kỹ năng sống
3.2.4.1. Mục tiêu
Đây là khâu quan trọng đòi hỏi nhà quản lý sắp xếp nguồn nhân lực một cách hợp lý để điều khiển hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh một cách có hiệu quả.
3.2.4.2. Nội dung
Tổ chức các buổi ngoại khóa ngoài giờ về hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống. Chỉ đạo GV bộ môn tích hợp giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống thông qua các môn học.
Tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống trong công tác của GV chủ nhiệm lớp
Tổ chức hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống trong công tác của Đoàn thanh niên
Tổ chức hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
3.2.4.3. Cách thực hiện biện pháp
* Tổ chức các buổi ngoại khóa ngoài giờ về hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống
Hiện nay trong các nhà trường THCS ngoài thời gian học chính khóa trên lớp, học sinh còn tham gia rất nhiều hoạt động học thêm như; học phụ đạo, bồi dưỡng học sinh giỏi, ôn thi vào 10… Chính vì vậy BGH nhà trường cần sắp xếp ít nhất mỗi tháng, mỗi khối lớp có thể tham gia một đến hai buổi học ngoại khóa
90
về giá trị sống, kỹ năng sống để giúp học sinh nhà trường cân bằng, điều hòa giữa việc học tập với việc lĩnh hội những kiến thức, kỹ năng của đời sống đương đại.
Để hoạt động ngoại khóa thực sự hiệu quả, BGH cần lựa chọn những giáo viên có kỹ năng và năng lực tổ chức tốt hoạt động giá trị sống, kỹ năng sống tham gia hoạt động ngoại khóa cho học sinh ( nếu có điều kiện có thể mời chuyên gia). Đồng thời thông qua đội ngũ GVCN lớp, cán bộ đoàn để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của học sinh, từ đó chỉ đạo thực hiện các nội dung giáo dục phù hợp, thu hút học sinh tham gia đông đảo và phát huy tính tích cực, sáng tạo của các em.
Thông qua hoạt động ngoại khóa để tổ chức các hôi thi, hội diễn giúp các em lĩnh hội được giá trị sống, từ đó hình thành và rèn luyện kỹ năng sống
Tổ chức cho học sinh tham gia hội thi cắm hoa nhân ngày 8 tháng 3 hoặc ngày 20 tháng 11 sẽ giúp các em hình thành những giá trị truyền thống với đạo lý “ uống nước nhớ nguồn”
Tổ chức cho học sinh “ Hội thi nấu ăn” giúp học sinh tìm hiểu về văn hóa ẩm thực của người Việt Nam…
Trong quá trình tham gia hội thi sẽ hình thành ở các em tinh thần hợp tác, chia sẻ công việc, đức tính chịu thương, chịu khó để đạt mục tiêu từ đó biết trân trọng những thành quả mà mình đạt được…
* Tổ chức việc thực hiện tích hợp giáo dục GTS, KNS vào các môn văn hóa:
Tất cả các môn học đều có thể tham gia giáo dục GTS, KNS, theo đặc thù của bộ môn, để việc tích hợp vào các môn học đạt hiệu quả BGH cần chỉ đạo tốt một số việc sau:
Yêu cầu các tổ bộ môn, nhóm chuyên môn thực hiện rà soát các bài dạy có khả năng tích hợp giá trị sống, kỹ năng sống, lập kế hoạch chương, phần, bài, có
91
khả năng tích hợp giáo dục GTS, KNS. Kế hoạch tích hợp phải được đánh giá, xem xét, điều chỉnh và bổ xung cho phù hợp hàng năm.
Tổ chức quá trình dạy học có tích hợp giáo dục GTS, KNS; Chỉ đạo GV soạn bài, lên lớp, theo kế hoạch tích hợp đã đề ra, tích cực sử dụng nhiều phương pháp linh hoạt như phương pháp xây dựng tình huống, phương pháp đàm thoại, làm việc nhóm, thảo luận trò chơi…
Tổ chức giờ dạy mẫu có tích hợp giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống; Lựa chọn những đồng chí giáo viên có kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục GTS, KNS đã được tham dự các chương trình tập huấn ở cấp trên, tổ chức giờ dạy mẫu cấp trường, sau đó đánh giá rút kinh nghiệm và bổ sung ý kiến, tạo bước khởi đầu cho GV tiếp cận với hoạt động giáo dục GTS, KNS. Sau đó triển khai thao giảng cấp tổ nhóm, góp ý, đánh giá xếp loại và đề cử GV tham gia thao giảng cấp trường. Như vậy sẽ hình thành được thói quen trong các tổ, nhóm chuyên môn.
Tổ chức chỉ đạo các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn một cách hiệu quả, chú trọng đến nội dung và hình thức tổ chức tích hợp giáo dục GTS, KNS vào các bài dạy trong tuần của các nhóm.
Sau mỗi học kỳ hoặc sau mỗi năm học, Ban chỉ đạo tổ chức, đánh giá các nội dung đã thực hiện tích hợp vào các môn học, các đề xuất, kiến nghị của các tổ nhóm chuyên môn từ đó rút kinh nghiệm, bổ sung, điều chỉnh để xây dựng kế hoạch năm sau.
* Tổ chức thực hiện hoạt động GDGTS, KNS trong công tác chủ nhiệm lớp.
GVCN là người thay mặt hiệu trưởng quản lý trực tiếp học sinh trong một lớp học, là người cố vấn trực tiếp cho tất cả hoạt động của các chi đoàn học sinh. Hoạt động của giáo viên chủ nhiệm có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giáo dục
92
đạo đức cho học sinh nói chung và hoạt động giáo dục GTS, KNS cho học sinh nói riêng.
Để phát huy được hiệu quả của GVCN lớp trong hoạt động giáo dục GTS, KNS cho học sinh, BGH cần chỉ đạo làm tốt các yêu cầu sau:
Chỉ đạo GVCN xây dựng kế hoạch chủ nhiệm, kế hoạch giáo dục GTS, KNS cho học sinh ngay từ đầu năm học sát với điều kiện thực tế của lớp, từ đó lựa chọn nội dung giáo dục GTS, KNS phù hợp, chuẩn bị các phương tiện, tài liệu, và phương pháp GD thích hợp để tổ chức hoạt động, đồng thời phân công học sinh chuẩn bị các hoạt động theo nội dung đã lựa chọn, bồi dưỡng năng lực tổ chức và tự điều khiển hoạt động cho học sinh. Đánh giá kết quả tham gia hoạt động của học sinh và rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động để có sự điều chỉnh bố sung kịp thời.
Đổi mới hình thức nội dung giờ sinh hoạt lớp, tăng cường hoạt động tập thể gắn liền với hoạt động thực tiễn. Qua những hoạt động chung như thảo luận nhóm, thông qua các tình huống giả định, các trò chơi, thi văn nghệ….sẽ giúp các em trải nhiệm những giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống.
Tổ chức hội thảo về hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho đội ngũ GVCN. Những GVCN thực hiện tốt các hoạt động GDGTS, KNS viết tham luận nêu rõ những biện pháp, cách thức cũng như hiệu quả thực hiện để mọi người cùng nhau thảo luận, đóng góp ý kiến, xây dựng cách thức tổ chức có hiệu quả cao hơn.
GVCN thường xuyên phối hợp với BCH Đoàn trường, GV bộ môn, Hội CMHS trong hoạt động giáo dục GTS, KNS để tạo nên sức mạnh tổng thể trong công tác GD học sinh.
* Tổ chức hoạt động Đoàn thanh niên tham gia giáo dục GTS, KNS
Đoàn thanh niên trong nhà trường có vai trò to lớn trong việc tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục chính trị tư tưởng cho ĐVTN, các hoạt động của Đoàn
93
trường thu hút và tập hợp thanh niên tham gia đông đảo, thông qua đó giáo dục lý tưởng, giáo dục ý thức trách nhiệm trong cộng đồng, tạo điều kiện để ĐVTN nhà trường được trải nghiệm thực tế. Chỉ đạo Đoàn TN nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục GTS,KNS theo từng tuần, từng tháng, từng học kỳ và cả năm học, triển khai kế hoạch hoạt động đến GV và học sinh trong trường.
Tổ chức các buổi chào cờ đầu tuần theo chuyên đề với các phương pháp khác nhau, như nghiên cứu tình huống, phương pháp đóng vai, phương pháp trò chơi, hoạt động nhóm, tọa đàm, trao đổi những vấn đề mà học sinh quan tâm, giờ chào cờ đầu tuần là nơi để học sinh nhà trường bộc lộ những suy nghĩ, băn khoăn trăn trở của mình, BCH Đoàn trường lắng nghe và chia sẻ với học sinh, lựa chọn những nội dung và phương pháp thích hợp để giáo dục Giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
Tập huấn nâng cao trình độ và kỹ năng tổ chức hoạt động cho đội ngũ cán bộ BCH Đoàn trường, cán bộ lớp, cán bộ chi đoàn, phát huy tính tiên phong và ý thức trách nhiệm của chi đoàn giáo viên, trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh nói riêng.
Tổ chức các hoạt động phong phú đa dạng nhân những ngày lễ lớn trong năm, bằng các hoạt động như hội thi, hội diễn, hội trại thi báo tường, thi các trò chơi dân gian, giao lưu với các cơ sở đoàn mạnh, tham quan dã ngoại…tạo điều kiện cho ĐVTN được trải nghiệm thực tế, thông qua đó hình thành tính tổ chức, tích kỷ luật, ý thức trách nhiệm với tập thể, với cộng đồng và rèn các kỹ năng sống.
Tổ chức triển khai giảng dạy tài liệu chuyên đề Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh, để học sinh được tiếp thu những giá trị truyền thống của Người Việt Nam trong nếp sống, phong cách, giao tiếp ứng xử, trong giao lưu, hội nhập quốc tế…
94
Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo, giáo dục tinh thần “Là lành đùm lá rách”…qua đó hình thành ở các em cuộc sống có nghĩa, có tình, luôn đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, tạo điều kiện để các em được rèn luyện, bộc lộ những giá trị sống của mình đã lĩnh hội được.
Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trong đó, học sinh được tham gia chăm sóc các di tích lịch sử, chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ, qua đó giáo dục những giá trị truyền thống yêu nước, đạo lý uống nước nhờ nguồn, xác định được trách nhiệm học tập rèn luyện, các định được trách nhiệm đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh, giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông; phòng, chống ma túy, tệ nạn xã hội; phổ biến nội quy nhà trường. Tổ chức cho học sinh ký cam kết thực hiện.
Xây dựng các tiêu chí đánh giá thi đua các khối lớp, thành lập đội cờ đỏ để đôn đốc đánh giá thi đua của các chi đoàn sau mỗi hoạt động từng tuần, từng tháng, từng học kỳ và cả năm học. Tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động, có sự điều chỉnh và bổ xung kịp thời, nhân điển hình, khen thưởng và kỷ luật kịp thời, tạo ra dư luận lành mạnh trong học sinh.
Thường xuyên phối hợp với các lực lượng trong nhà trường như BCH Công đoàn, Hội khuyến học, hội CMHS, GVCN lớp và các lực lượng ngoài nhà trường như Công An, quận đoàn, chính quyền địa phương trên địa bàn tuyển sinh của nhà trường trong công tác giáo dục để tạo nên sức mạnh tổng thể trong hoạt động giáo dục GTS, KNS cho học sinh nhà trường.
* Tổ chức giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Hoạt động giáo dục NGLL là sự tiếp nối, bổ sung, hỗ trợ HĐ dạy học trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, hoạt động giáo dục NGLL đã trở thành hoạt động thu hút
95
được đông đảo học sinh nhà trường tham gia, việc tích hợp các nội dung giáo dục GTS, KNS vào các chủ để của HDDGDNGLL đã được các nhà trường triển khai thực hiện. Nhưng để hoạt động tích hợp có hiệu quả thì BGH nhà trường cần chỉ đạo thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:
Thành lập ban chỉ đạo hoạt động GDNGLL gồm một đồng chí phó hiệu trưởng làm trưởng ban, các đồng chí trong BCH Đoàn trường, GVCN lớp, các đ/c giáo viên bộ môn tham gia giảng dạy làm ủy viên.
Xây dựng kế hoạch tích hợp hoạt động GDGTS, KNS với kế hoạch của HĐGDNGLL, thông báo kế hoạch rộng rãi đến GV và học sinh toàn trường.
Quản lý những nội dung giá trị sống, kỹ năng sống để tích hợp vào các chủ đề của hoạt động GDNGLL cho phù hợp với học sinh của từng khối lớp