1.2.3.1. Kỹ năng sống
31
Kỹ năng sống (life skills) là cụm từ được sử dụng rộng rãi nhằm vào mọi lứa tuổi trong mọi lĩnh vực hoạt động.
Kỹ năng sống là những kỹ năng cần có cho hành vi lành mạnh, tích cực cho phép mỗi cá nhân đối mặt với những thách thức của cuộc sống hằng ngày.
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kỹ năng sống nhưng thống nhất trên những nội dung cơ bản sau;
Theo WHO(1993) “ Năng lực tâm lý xã hội là khả năng ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống. Đó cũng là khả năng của một cá nhân để duy trì một trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện qua các hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nền văn hóa và môi trường xung quanh. Năng lực tâm lý xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức khỏe theo nghĩa rộng nhất về thể chất, tinh thần và xã hội. Kỹ năng sống là khả năng thể hiện, thực thi năng lực tâm lý xã hội này. Đó
là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày.
Theo UNICEF, giáo dục dựa trên Kỹ năng sống cơ bản là sự thay đổi trong hành vi hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến thức, thái độ, hành vi. Ngắn gọn nhất đó là khả năng chuyển đổi kiến thức(phải làm gì)
và thái độ(ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, hay tin tưởng vào giá trị nào) thành hành động( làm gì và làm như thế nào).
Theo tổ chức Giáo dục và Khoa học văn hóa liên hợp quốc(UNESCO) kĩ năng sống gắn với trụ cột của giáo dục đó là:
* Học để biết(learn to know) gồm các kỹ năng tư duy như: Tư duy phê phán, tư duy sang tạo, ra quyết định giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả… * Học để làm (learn to do) gồm các kỹ năng thực hiện công việc và làm nhiệm vụ như: Kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiêm…
32
* Học để cùng chung sống(learn to live together) Gồm các kỹ năng xã hội như giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông.
* Học là người (learn to be) gồm các kỹ năng cá nhân như ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin…
Như vậy KNS chính là kỹ năng tự quản lý bản thân và kỹ năng xã hội cần
thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói một cách khác, KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác, với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.[20 tr98]
KNS có thể được chia thành 8 nhóm như sau:
I. Năng lực tư duy
1. Kỹ năng học tập, tự học 2. Kỹ năng ra quyết định 3. Kỹ năng giải quyết vấn đề
4. Kỹ năng tư duy phê phán/sáng tạo
II. Năng lực quản lý
5. Kỹ năng đặt mục tiêu 6. Kỹ năng lập kế hoạch
7. Kỹ năng khai thác nguồn lực 8. Kỹ năng linh hoạt, thích ứng
III. Năng lực làm việc
9. Kỹ năng tự tạo động lực 10. Kỹ năng làm việc đồng đội 11. Kỹ năng thuyết phục
33
IV. Năng lực cống hiến
13. Kỹ năng làm việc thiện nguyện phục vụ cộng đồng 14. Kỹ năng lãnh đạo
15. Kỹ năng thể hiện trách nhiệm công dân 16. Kỹ năng đóng góp vào thành công của nhóm
V. Năng lực quan hệ
17. Kỹ năng giao tiếp, nói chuyện 18. Kỹ năng hợp tác
19. Kỹ năng giải quyết xung đột 20. Kỹ năng chấp nhận sự khác biệt
VI. Năng lực quan tâm
21. Kỹ năng quan tâm đến người khác 22. Kỹ năng chia sẻ
23. Kỹ năng đồng cảm
24. Kỹ năng nuôi dưỡng quan hệ, tình bạn...
VII. Năng lực sinh tồn
25. Kỹ năng lựa chọn lối sống khỏe mạnh 26. Kỹ năng giảm căng thẳng
27. Kỹ năng chống chọi bệnh tật
28. Kỹ năng sơ cứu/chống chọi với nguy hiểm....
VIII. Năng lực xây dựng hình ảnh bản thân
29. Kỹ năng tự trọng
30. Kỹ năng tự chịu trách nhiệm 31. Kỹ năng giữ kỷ cương, giữ kỷ luật
32. Kỹ năng tạo dựng tính cách, thể hiện, tạo hình ảnh đẹp trong mắt mọi người
34
33. Kỹ năng nâng cao khiếu thẩm mỹ, nhạc cảm, nghệ thuật... 34. Kỹ năng kiềm chế cảm xúc
1.2.3.2. Giáo dục kỹ năng sống
Giáo dục kỹ năng sống là trang bị cho học sinh những KNS cơ bản, giúp các em vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng được những cơ hội quý giá trong cuộc sống, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội.
Giáo dục kỹ năng sống giúp học sinh có hiểu biết sâu sắc hơn về động cơ và trách nhiệm có liên quan tới những sự lựa chọn của cá nhân và xã hội một cách tích cực, trở nên mạnh dạn, cởi mở và tự tin hơn.
Học sinh biết kiềm chết, giải quyết vấn đề theo hướng tích cực, không bị lôi kéo, vững vàng trước những áp lực tiêu cực của cuộc sống đương đại.
Thông qua hoạt động giáo dục kỹ năng sống, học sinh được rèn luyện năng lực tư duy, chất lượng các môn học cũng như chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường được nâng lên.
Tất cả những kĩ năng trên rất cần thiết đối với mỗi con người trong quá trình sinh sống và được chia thành 8 nhóm như đã nêu ở trên nhưng đối với học sinh THCS, nội dung giáo dục kỹ năng sống cần tập trung vào một số kỹ năng cơ bản cần thiết sau; kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng từ chối, phòng ngừa cám dỗ, kỹ năng biết sống lành mạnh, phòng chống tại tệ nạn xã hội, Kỹ năng biết tự nhận thức đúng bản thân, kỹ năng biết xác định mục tiêu phù hợp, kỹ năng tư duy sáng tạo giải quyết vấn đề, kỹ năng kiên định.
Có hai cách tiếp cận trong giáo dục kỹ năng sống:
- Các hoạt động tập trung vào kỹ năng cốt lõi như kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp ứng xử… Theo cách này, bằng hoạt động với chủ đề kỹ năng cụ thể, người học sẽ hiểu về kỹ năng sống đó và vận dụng để giải quyết các tình huống
35
- Mỗi kỹ năng gắn với một vấn đề nảy sinh trong cuộc sống và cần vận dụng những kỹ năng khác nhau để giải quyết.
1.2.4. Mối quan hệ giữa giá trị sống và kỹ năng sống
Bên cạnh việc học cách để làm (doing) nhằm chuẩn bị mưu sinh cho cuộc sống, con người cũng cần biết sống (being) ra sao. Nghĩa là làm thế nào để ứng phó trước tình huống, quản lý cảm xúc, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh, làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ, làm thế nào để thể hiện bản thân một cách tích cực, lành mạnh.
Đặc biệt trong một xã hội cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, nếu không được trang bị sẵn vốn sống, chúng ta khó có thể ứng phó sao cho tích cực nhất khi phải đối mặt trước những tình huống thử thách, hoặc sẽ dễ dàng bị sa ngã, bị ảnh hưởng tiêu cực bởi môi trường sống.
Mặt khác, nếu con người không có nền tảng giá trị sống rõ ràng và vững chắc, dù cho được học nhiều kỹ năng đến đâu, chúng ta sẽ không biết cách sử dụng nguồn tri thức ấy sao cho hợp lý, mang lại lợi cho bản thân và cho xã hội. Không có nền tảng giá trị sống, chúng ta sẽ không biết cách tôn trọng bản thân và người khác, không biết cách hợp tác, không biết cách xây dựng và duy trì tình đoàn kết trong mối quan hệ, không biết cách thích ứng trước những đổi thay, có khi còn tỏ rất tham lam, cao ngạo về kỹ năng mình có.
Thiếu nền tảng giá trị sống vững chắc, con người rất dễ bị ảnh hưởng bởi những giá trị vật chất, và rồi mau chóng định hình chúng thành mục đích sống, đôi khi đưa đến kiểu hành vi thiếu trung thực, bất hợp tác, vị kỷ cá nhân. Giá trị sống giúp chúng ta cân bằng lại những mục tiêu vật chất. Những giá trị sống tích cực là chiếc neo giúp chúng ta ổn định, vững chãi giữa những biến động của cuộc đời, có thể sẽ không dễ dàng gì nhưng ta vẫn vượt qua được mà không cảm thấy bị thua thiệt, mất mát.
36
Các kỹ năng sống trọng yếu là các kỹ năng cá nhân hay xã hội giúp học sinh truyền đạt những điều họ biết (Kiến thức), những gì họ suy nghĩ hay cảm nhận ( Thái độ) và những gì họ tin (Giá trị) trở thành khả năng thực tiễn về
những gì cần làm và làm như thế nào.
Học sinh phải đối mặt với rất nhiều thử thách. Bằng việc nâng cao nhận thức và đưa các thành tố trọng yếu của KNS vào cuộc sống của các em, sẽ giúp các em nâng cao năng lực để có được sự lựa chọn lành mạnh hơn, có được sự kháng cự tốt hơn với những áp lực tiêu cực và kích thích những thay đổi tích cực trong cuộc sống của các em. Chính vị vậy trước khi hình thành KNS nào đó, các em cần cảm nhận rõ ràng về các giá trị sống và sự lựa chọn của mình đối với các giá trị.
Có thể hiểu kỹ năng sống là biểu hiện những giá trị sống trong hoạt động và giao tiếp hằng ngày và ngược lại với kỹ năng thể hiện giá trị bằng hành động sẽ cho kết quả tích cực và nó lại củng cố các giá trị
Kỹ năng sống giúp người ta học tập, làm việc hiệu quả hơn; giao tiếp, ứng xử với mọi người thân thiện, vui vẻ, hợp tác thành công hơn, biết tự điều chỉnh bản thân làm việc tốt, tránh việc xấu…
Giá trị sống là cái định hướng, thúc đẩy cá nhân hành động, kỹ năng sống giúp cá nhân hành động hiệu quả, tránh những sai lầm “kỹ thuật”, tạo ra sự thống nhất, nhất quán giữa nhận thức và hành động, giữa động cơ và hành vi, giữa nội dung và hình thức.
1.3. Nội dung giáo dục trong nhà trƣờng và quản lý nội dung giáo dục trong trƣờng THCS
1.3.1. Nội dung giáo dục
Nội dung giáo dục là một vấn đề lớn của lý luận giáo dục, là thành tố quan trọng của quá trình giáo dục, nó quy định toàn bộ các hoạt động giáo dục trong thực tiễn. Nội dung giáo dục trong nhà trường rất toàn diện, nó được xây dựng
37
xuất phát từ mục đích giáo dục xã hội và các yêu cầu khách quan của đất nước và thời đại.
Nội dung giáo dục gồm các mặt sau đây: - Giáo dục đạo đức, ý thức công dân - Giáo dục văn hóa – thẩm mỹ
- Giáo dục lao động hướng nghiệp - Giáo dục thể chất – quân sự
Cùng với sự phát triển của khoa học – công nghệ và những biến đổi nhanh chóng của đời sống xã hội hiện đại, thế giới đang phải đối mặt với những vấn đề lớn như: Hòa bình, dân số, môi trường và chất lượng cuộc sống… Nhận thức được tình hình nghiêm trọng của các vấn đề trên, ngành giáo dục thấy cần phải nghiên cứu đưa vào nhà trường các nội dung giáo dục mới; Giáo dục môi trường, giáo dục dân số, giáo dục giới tính, giáo dục phòng chống ma túy và đặc biệt là giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh. Nhưng nội dung giáo dục này còn mới mẻ, nên trong công tác quản lý còn rất nhiều bất cập mà khoa học quản lý nhà trường cần tìm cách tháo gỡ và giải quyết.
1.3.2. Quản lý các nội dung giáo dục trong nhà trường
Công tác quản lý giáo dục trong nhà trường bao gồm những nội dung sau - Quản lý toàn bộ cơ sở vật chất và thiết bị nhà trường nhằm phục vụ tốt nhất cho việc giảng dạy, học tập và giáo dục học sinh
- Quản lý tốt nguồn tài chính hiện có của nhà trường theo đúng nguyên tắc quản lý tài chính của nhà nước và của ngành giáo dục. Đồng thời biết động viên thu hút các nguồn tài chính khác nhằm xây dựng CSVC, mua sắm thiết bị phục vụ các hoạt động giáo dục và dạy học.
- Tổ chức đội ngũ các thầy giáo, CBCNV và tập thể học sinh thực hiện tốt các nhiệm vụ trong chương trình công tác của nhà trường. Động viên giáo dục tập thể sư phạm trở thành tập thể đoàn kết nhất trí, gương mẫu và hợp tác tương trợ
38
nhau làm việc. Giáo dục học sinh phấn đấu học tập và tu dưỡng trở thành những công dân ưu tú.
- Chỉ đạo tốt các hoạt động chuyên môn theo chương trình của Bộ, của trường. Đảm bảo chương trình được thực hiện nghiêm túc. Phương pháp luôn được cải tiến, chất lượng dạy và học ngày một được nâng cao. Tổ chức tốt việc tự giám sát, tự kiểm tra của các bộ phận, các tổ chuyên môn trong nhà trường.
- Quản lý tốt việc học tập và tu dưỡng rèn luyện đạo đức của học sinh theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quản lý học sinh bao hàm quản lý cả thời gian và chất lượng học tập. Quản lý tinh thần, thái độ và phương pháp học tập.
1.3.3. Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống trong nhà trường
Quản lý hoạt động giáo dục GTS, KNS là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới các đối tượng quản lý, nhằm đưa hoạt động giáo dục GTS, KNS đạt được kết quả mong muốn một cách hiệu quả nhất. Quản lý hoạt động giáo dục GTS, KNS cho học sinh THCS là quá trình tác động có định hướng của chủ thể quản lý lên tất cả các thành tố tham gia vào quá trình hoạt động giáo dục KNS nhằm thực hiện có hiểu quả mục tiêu giáo dục.
Quản lý hoạt động giáo dục GTS, KNS là bộ phận của quản lý trường học, bao gồm hang loạt những hoạt động tiến hành lựa chọn, tổ chức và thực hiện các nguồn lực, các tác động của nhà quản lý, của tập thể sư phạm, của các lực lượng giáo dục theo kế hoạch chủ động và chương trình giáo dục, nhằm thay đổi hay tạo ra hiệu quả giáo dục cần thiết.
1.3.3.1. Mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục GTS, KNS
Mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục GTS, KNS cho học sinh THCS là quản lý các hoạt động giáo dục trong nhà trường kể cả hoạt động dạy học nhằm thay đổi nhận thức và hành vi của học sinh từ thói quen thụ động, có thể gây rủi ro, mang lại hậu quả tiêu cực thành những hành vi mang tính xây dựng, tích cực, có hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục và chất lượng cuộc sống.
39
Mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục GTC, KNS cho học sinh THCS là hướng tới quản lý các hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục giúp học sinh hình thành các khả năng tâm lý xã hội, để học sinh nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc, biết tiếp thu những giá trị tinh hoa văn hóa của nhân loại, củng cố mở rộng kiến thức đã học với đời sống thực tiễn, củng cố các kỹ năng, hình thành và phát triển các năng lực chủ yếu. Năng lực tự hoàn thiện, năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp ứng xử, năng lực tổ chức, quản lý, hợp tác và cạnh tranh, năng lực hoạt động chính trị xã hội… giải quyết tốt các vấn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân.
1.3.3.2. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục GTS, KNS trong trường THCS
Hoạt động giáo dục GTS, KNS cho học sinh THCS là một công việc quan trọng nhưng rất mới mẻ. Để quản lý tốt hoạt động giáo dục GTS, KNS trong nhà trường cần chú ý những nội dung sau:
* Quản lý hoạt động giáo dục GTS, KNS trong các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy học là quá trình thống biện chứng giữa giáo viên và học sinh, dưới tác động tổ chức điều khiển của giáo viên, học sinh tự giác, tích cực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học, nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học đặt ra, tổng hợp thành quả các bài học, các môn học, các mặt giáo dục, học sinh