Giám sát, kiểm tra đánh giá, điều chỉnh

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học cơ sở ngô quyền, thành phố hải phòng (Trang 46)

Theo tác giả Nguyễn Đức Chính: “Bất kỳ khâu nào của quản lý giáo dục cũng cần tới đánh giá. Không có đánh giá thì hệ thống quản lý giáo dục sẽ trở thành hệ thống một chiều. Đây là một cơ chế quản lý giáo dục không khoa học, không hoàn thiện. Khi có đánh giá, quản lý giáo dục mới nhận được phản hồi, mới kịp thời phát hiện ra các vấn đề và giải quyết chúng. Giáo dục là một hệ thống quản lý hai chiều khứ hồi. Như vậy có thể nói đánh giá là một nhân tố đảm bảo cho quản lý giáo dục có tính khoa học và hoàn thiện”

UNESCO ủng hộ nguyên tắc: Đánh giá chất lượng giáo dục phải bao hàm đánh giá mức độ đạt được các kỹ năng sống và tác động của kỹ năng sống đối với xã hội và cá nhân.

Tuy nhiên, việc đo tác động của giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cần phải xem chương trình đó có đạt mục tiêu ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ, kỹ

47

năng và hành vi của nhóm hưởng lợi hay không? Giáo dục kỹ năng sống trước hết phải được đánh giá ở 3 mức độ:

+ Kết quả ngắn hạn: Thể hiện ở kết quả hình thành các kỹ năng của người học (ví dụ: Biết ra quyết định, biết thể hiện kỹ năng kiên định)

+ Kết quả trung hạn: Thể hiện ở sự thay đổi hay sự lưu giữ được những hành vi hiện tại của người học (ví dụ: Không sử dụng tài liệu trong thi cử, không hút thuốc lá, bỏ nói tục, chửi bậy…)

+ Kết quả dài hạn: Đạt được các mục tiêu của chương trình, thay đổi về thực trạng hoặc có những kết quả về mặt xã hội (như là: giảm hiện tượng bạo lực học đường, hiện tượng mang thai sớm, hiện tượng tai nạn giao thông…)

Bên cạnh đó cần quản lý tốt cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học của nhà trường. Quản lý công tác tài chính trường học theo đúng quy chế đã ban hành và thực sự tạo ra sự thúc đẩy cho mục tiêu phát triển nhà trường. Tạo dựng “môi trường sư phạm thân thiện”, cảnh quan nhà trường “xanh – sạch – đẹp”, đáp ứng yêu câu thực hiện các mục tiêu giáo dục rèn luyện phát triển nhân cách học sinh.

1.4.5. Phối hợp các lực lƣợng giáo dục

Các cấp quản lý giáo dục và nhà trường cần có văn bản chỉ đạo thống nhất về nội dung tích hợp giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh trong chương trình các môn học bậc THCS nói chung và môn Giáo dục công dân từ lớp 6 đến lớp 9 nói riêng.

Tăng cường việc bồi dưỡng giáo viên về năng lực giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề tổ chức. Bên cạnh đó, cũng luôn đề cao việc giáo viên có ý thức tự học, tự rèn luyện để trở thành tấm gương sang cho học sinh noi theo và khả năng ứng biến với các tình huống sư phạm trong thực tế.

Bên cạnh đó, gia đình và toàn xã hội (các tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Hội chữ thập đỏ…) cần có sự hỗ trợ đắc lực với nhà

48

trường trong việc giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh thông qua các buổi tọa đàm, nói chuyện chuyên đề trong các hoạch động giáo dục ngoài giờ lên lớp ( được tổ chức thường xuyên vào các ngày lễ lớn trong năm học: 05/9 – ngày khai giảng năm học; 15/10 – ngày Bác Hồ viết thư cho học sinh; 20/11 – ngày Nhà giáo Việt Nam

Tiểu kết chƣơng 1

Trong công cuộc đổi mới đất nước ta hiện nay, đòi hỏi phải coi trọng nhân tố con người, coi trọng cả đức – trí – thể - mỹ. Trong sự phát triển tâm lực – trí lực – thể lực thì tâm lực đóng vai trò nền tảng, bệ phóng cho sự phát triển của trí lực và thể lực và đảm bảo cho một sự phát triển bền vững.

49

Hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống trong nhà trường phổ thông là hết sức cần thiết và cấp bách, các nhà trường phải coi giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống là một nhiệm vụ thiết yếu trong công tác giáo dục học sinh, nhằm đào tạo ra một lớp người có đủ phẩm chất, nhân cách, năng lực và trí tuệ, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Công tác quản lý của BGH nhà trường luôn đóng vai trò của đạo trong việc thực hiện hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống. Muốn nâng cao hiệu quả của hoạt động Giáo dục GTS, KNS, BGH nhà trường phải quản lý tốt các hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục trong nhà trường theo hướng tiếp cận giá trị sống và kỹ năng sống. BGH cần chủ động trong tất cả các khâu của quá trình quản lý, từ việc lập kế hoạch, xây dựng lực lượng, tổ chức triển khai, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá các lực lượng tham gia giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống trong nhà trường, đảm bảo sự thành công của giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống nói riêng và giáo dục toàn diện cho học sinh nói chung.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG, KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

50

2.1 Vài nét về trƣờng THCS Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng

Trường THCS Ngô Quyền là trường ở dải trung tâm thành phố Hải phòng. nay trường có 95 cán bộ giáo viên với 75 đồng chí giáo viên đứng lớp. Có 6 tổ chuyên môn. Lãnh đạo nhà trường có 1 đ/c Hiệu Trưởng, 3 đ/c Phó Hiệu Trưởng. Trường có 48 đảng viên. Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn 100% , trên chuẩn đạt 30%.Tập thể sư phạm thực sự là tổ ấm, đoàn kết, thống nhất. Trường có 45 lớp 19865 học sinh, trong nhiều năm qua bằng sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường, sự phối kết hợp giáo dục của hội mẹ học sinh, sự cố gắng hết mình của học sinh nhà trường, trường đã xây dựng và duy trì tốt truyền thống dạy tốt, học tốt. Chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng tăng với tỉ lệ học sinh đỗ vào THPT cao thường trên 80% .Chất lượng mũi nhọn học sinh giỏi cấp Quận và Thành phố hàng năm đều được nhà trường chú trọng, đã không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng giải. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao của nhà trường sôi nổi, được ghi nhận thành tích qua các đợt hội thi, hội diễn văn nghệ, thi đấu thể thao cấp Quận và Thành phố . Trường có nhiều bằng khen của Quận và Thành phố. Trường đang xây dựng trường chuẩn giai đoạn 2010-2015. Hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống đã được nhà trường phát động thực hiện từ khi có phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Lãnh đạo nhà trường đã có kế hoạch, tổ chức chỉ đạo bằng những biện pháp cụ thể để nâng cao nhận thức, vị trí vai trò công tác giáo dục đạo đức, giáo dục GTS, KNS trong tập thể sư phạm. Công tác Đoàn thanh nhiên với vai trò nòng cốt trong các phong trào thi đua, đã chú trọng tới rèn luyện tư tưởng đạo đức, lối sống, nếp sống cho đoàn viên, thanh niên. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm tích cực trong công tác giáo dục đạo đức học sinh. Đã có sự phối hợp hiệu quả giữa các tổ chức Đoàn thanh niên giáo viên chủ nhiệm, hội cha mẹ học sinh và lãnh đạo nhà trường trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Tuy nhiên các chương trình tổ chức hoạt động giáo dục GTS, KNS cho

51

học sinh nhà trường còn nhiều hạn chế, phần vì đội ngũ giáo viên ít được trang bị kiến thức để tổ chức hoạt động, đa số các giáo viên đều tự nghiên cứu qua tài liệu, sách vở, dạy bằng kinh nghiệm sống, vốn sống mà mình tích lũy được, bởi vậy hiệu quả giáo dục chưa cao, mặt khác công tác tập huấn thường xuyên của Sở giáo dục và đào tạo Hải Phòng mới chỉ quan tâm đến công tác chuyên môn là chủ yếu, tập huấn về công tác giáo dục GTS, KNS cho GV chưa được chú trọng, đối tượng tham gia tập huấn không nhiều, vì thế chưa nhân ra diện rộng. Hơn thế công tác quản lý chỉ đạo từ Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT về chương trình hoạt động GDGTS,KNS còn chưa cụ thể, rõ ràng, vì vậy quản lý chỉ đạo hoạt động này trong các trường THCS nói chung và trường THCS Ngô Quyền nói riêng còn rất lúng túng và bất cập.

2.2 Thực trạng nhận thức về giá trị sống, kỹ năng sống và thực hiện hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống ở trƣờng THCS Ngô Quyền thành phố HP

2.2.1. Tự đánh giá của giáo viên về nhận thức của bản thân đối với giá trị sống và kỹ năng sống sống và kỹ năng sống

2.2.1.1. Thực trạng nhận thức của GV về giá trị sống

Để tìm hiểu về nhận thức của giáo viên về vấn đề này, tác giả đã đưa ra các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam và 12 giá trị phổ quát của nhân loại để GV tự đánh giá mức độ hiểu biết của mình về giá trị sống,kết quả thu được ở bảng 2.1 dưới đây. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.1. Mức độ hiểu biết của GV về những giá trị sống

STT GIÁ TRỊ SỐNG

Đánh giá mức độ hiểu biết của GV(n=50)

Hiểu sâu sắc Hiểu chưa sâu sắc

Chưa hiểu hết

52

1 Các giá trị truyền thống 2 4% 42 84% 6 12% 2 Giá trị hòa bình 6 12% 34 68% 10 20% 3 Giá trị tôn trọng 15 30% 31 62% 4 8% 4 Giá trị yêu thương 8 16% 39 78% 3 6% 5 Giá trị khoan dung 2 4% 32 64% 16 32% 6 Giá trị trung thực 7 14% 41 82% 2 4% 7 Giá trị khiêm tốn 10 20% 33 66% 7 14% 8 Giá trị hợp tác 0 0% 27 54% 23 46% 9 Giá trị hạnh phúc 6 12% 38 76% 6 12% 10 Giá trị trách nhiệm 5 10% 31 62% 14 28% 11 Giá trị giản dị 8 16% 32 64% 10 20% 12 Giá trị tự do 5 10% 35 70% 10 20% 13 Giá trị đoàn kết 6 12% 39 78% 5 10%

Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ giáo viên được hỏi tự đánh giá có hiểu biết sâu sắc về các giá trị sống đạt tỷ lệ không cao, giá trị tôn trọng được giáo viên đánh giá là hiểu sâu sắc đạt tỷ lệ cao nhất (30%), đặc biệt ở giá trị hợp tác có 46% GV tự đánh giá là chưa hiểu hết, các giá trị trách nhiệm, giá trị giản dị, giá trị khoan dung, giá trị hòa bình, giá trị tự do, đều có tỷ lệ GV tự đánh giá chưa hiểu hết là trên 20%. Như vậy có thể khẳng định công tác tập huấn nâng cao trình độ nhận thức về giá trị sống của BGH nhà trường với đội ngũ giáo viên chưa tốt, đa số GV chưa hiểu sâu sắc về giá trị sống, vì vậy GV sẽ không tổ chức hoạt động giáo dục giá trị sống đến học sinh, hoặc có tổ chức thì nội dung cũng không nhiều, đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả hoạt động này trong nhà trường chưa cao.

53

Đánh giá mức độ tự tin của giáo viên về kỹ năng của chính họ, tác giả đã đưa ra một số kỹ năng để giáo viên lựa chọn sự đánh giá theo ba mức độ, thành thạo, bình thường, chưa tốt. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.2. Kết quả đánh giá mức độ tự tin của giáo viên về kỹ năng trí tuệ của chính họ

CÁC KỸ NĂNG Mức độ đánh giá (n=50) Thành thạo Bình thƣờng Chƣa tốt SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 35. Kỹ năng học tập, tự học 9 18% 28 56% 13 26% 36. Kỹ năng ra quyết định 7 14% 22 44% 21 42% 37. Kỹ năng giải quyết vấn đề 9 18% 24 48% 17 34%

38. Kỹ năng tư duy

phê phán/sáng tạo 8 16% 26 52% 16 32% 39. Kỹ năng đặt mục tiêu 11 22% 21 42% 18 36% 40.Kỹ năng lập kế hoạch 8 16% 20 40% 22 44% 41. Kỹ năng khai thác nguồn lực 10 20% 31 62% 9 18% 42. Kỹ năng linh hoạt, thích ứng 6 12% 20 40% 24 48% Trung bình 8 17% 24 48% 17.5 35%

Kết quả khảo sát cho thấy đa số giáo viên tự đánh giá mức độ thành thạo của bản thân về kỹ năng trí tuệ đạt tỷ lệ chưa cao, có nhiều kỹ năng còn được

54

giáo viên đánh giá chưa tốt như kĩ năng ra quyết định 42%, kĩ năng lập kế hoạch 44%, kĩ năng linh hoạt thích ứng 48%.

Bảng 2.3. Kết quả đánh giá mức độ tự tin của giáo viên về kỹ năng làm việc của chính họ

CÁC KỸ NĂNG

Mức độ đánh giá (n=50)

Thành thạo Bình thường Chưa tốt SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 1.Kỹ năng tự tạo động lực 6 12% 17 34% 27 54% 2.Kỹ năng làm việc đồng đội 14 28% 21 42% 15 30% 3.Kỹ năng thuyết phục 47 94% 3 6% 0 0% 4.Kỹ năng sử dụng công cụ học tập và lao động 12 24% 22 44% 16 32% 5.Kỹ năng làm việc thiện nguyện phục vụ cộng đồng 6 12% 20 40% 24 48% 6.Kỹ năng lãnh đạo 8 16% 20 40% 22 44% 7.Kỹ năng thể hiện

trách nhiệm công dân 45 90% 5 10% 0 0 8.Kỹ năng đóng góp

vào thành công của nhóm

12 24% 30 60% 8 16%

Trung bình 18.7 37.5% 17.3 34.5% 14 28%

Kết quả khảo sát cho thấy đa số giáo viên tự đánh giá mức độ thành thạo của bản thân về kỹ năng làm việc đạt tỷ lệ chưa cao, có nhiều kỹ năng còn được

55

giáo viên đánh giá chưa tốt như kĩ năng tự tạo động lực 54%, kĩ năng làm việc thiện nguyện phục vụ cộng đồng 48%, kĩ năng lãnh đạo 44%.

Bảng 2.4. Kết quả đánh giá mức độ tự tin của giáo viên về kỹ năng quan hệ của chính họ

CÁC KỸ NĂNG (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mức độ đánh giá (n=50)

Thành thạo Bình thường Chưa tốt SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 1. Kỹ năng giao tiếp,

nói chuyện 11 22% 21 42% 18 36%

2. Kỹ năng hợp tác 8 16% 26 52% 16 32% 3. Kỹ năng giải quyết

xung đột 10 20% 25 50% 15 30%

4. Kỹ năng chấp nhận

sự khác biệt 8 16% 22 44% 20 40%

5. Kỹ năng quan tâm

đến người khác 12 24% 29 58% 9 18%

6. Kỹ năng chia sẻ 8 16% 26 52% 16 32% 7. Kỹ năng đồng cảm 10 20% 31 62% 9 18% 8. Kỹ năng nuôi dưỡng

quan hệ, tình bạn... 9 18% 26 52% 16 30%

Trung bình 9.5 19% 25.7 51.5% 14.9 29.5%

Kết quả khảo sát cho thấy đa số giáo viên tự đánh giá mức độ thành thạo của bản thân về kỹ năng quan hệ của chính họ đạt tỷ lệ chưa cao, có nhiều kỹ năng còn được giáo viên đánh giá chưa tốt như kĩ năng năng giao tiếp nói chuyện tỉ lệ 36%, kĩ năng chấp nhận sự khác biệt 40%

Bảng 2.5. Kết quả đánh giá mức độ tự tin của giáo viên về kỹ năng xây dựng hình ảnh và bảo vệ bản thân

56

CÁC KỸ NĂNG

Mức độ đánh giá (n=50)

Thành thạo Bình thường Chưa tốt SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 1. Kỹ năng lựa chọn lối sống khỏe mạnh 11 22% 23 46% 16 32% 2. Kỹ năng giảm căng thẳng 8 16% 23 46% 19 38% 3. Kỹ năng chống chọi bệnh tật 9 18% 20 40% 21 42% 4. Kỹ năng sơ cứu/chống chọi với nguy hiểm.... 8 16% 19 38% 23 46% 5. Kỹ năng tự trọng 40 80% 10 20% 0 0% 6. Kỹ năng tự chịu trách nhiệm 30 60% 13 26% 7 14% 7. Kỹ năng giữ kỷ

cương, giữ kỷ luật 42 84% 8 16% 0 0% 8. Kỹ năng tạo dựng tính cách, thể hiện, tạo hình ảnh đẹp trong mắt mọi người 6 12% 18 36% 26 52%

9. Kỹ năng nâng cao khiếu thẩm mỹ, nhạc cảm, nghệ

57 thuật...

10.Kỹ năng kiềm chế

cảm xúc 8 16% 19 38% 23 46%

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học cơ sở ngô quyền, thành phố hải phòng (Trang 46)