Quản lý việc phối hợp với gia đình và các tổ chức xã hội nhằm

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học cơ sở ngô quyền, thành phố hải phòng (Trang 95)

dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh

3.2.5.1. Mục tiêu

Gia đình, nhà trường và xã hội là ba lực lượng giáo dục quan trọng, nếu được phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong cùng mục tiêu, một yêu cầu và cùng chung một phương thức giáo dục thì sẽ đem lại kết quả giáo dục to lớn. Do đặc điểm cha mẹ học sinh nhà trường chưa có sự nhận thức đúng về vấn đề này, họ thường quan tâm đến các con số đánh giá về điểm số nhiều hơn, nên việc tác động thúc đẩy giáo dục GTS, KNS từ gia đình đó gián tiếp làm tăng hiệu quả giáo dục GTS, KNS cho học sinh trong nhà trường chưa thực hiện được. Mặt khác việc phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn quận để giáo dục GTS,KNS cho học sinh trong nhà trường chưa thực hiện được. Mặt khác việc phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn để giáo dục GTS, KNS cho học sinh vẫn còn mang nặng phương pháp thuyết trình, các nội dung giáo dục GTS, KNS chưa biến thành các hoạt động mang tính trải nghiệm cho học sinh, nên hiệu quả của giáo dục từ những chương trình này là thấp. Rõ ràng nếu như nhà

96

trường có sự quản lý phối hợp tốt với các cơ quan chức năng, với cha mẹ các em, cùng trao đổi thống nhất lên chương trình kế hoạch, cũng như xây dựng một kịch bản phù hợp với đối tượng lứa tuổi, và sắp xếp hợp lý các lực lượng trong nhà trường cùng tham gia thì sẽ hiệu quả hơn.

3.2.5.2. Nội dung

Tuyên truyền cho phụ huynh học sinh nhà trường hiểu rõ tầm quan trọng của hoạt động giáo dục GTS, KNS từ đó tranh thủ sự ủng hộ của CMHS cả về nội dung giáo dục cũng như hỗ trợ tài chính cho hoạt động.

Phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn thành phố và quận, chính quyền địa phương trong địa bàn tuyển sinh của trường, xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình và các lực lượng tham gia giáo dục GTS, KNS cho học sinh.

3.2.5.3. Cách thực hiện biện pháp

Để công tác phối hợp gia đình – nhà trường – xã hội đạt kết quả cao hiệu trưởng nhà trường cần thực hiện chỉ đạo tốt các mặt sau:

Nhà trường cần chỉ ra các bậc cha mẹ học sinh những khả năng ưu thế đặc biệt của giáo dục gia đình, đặc biệt giúp cho họ ý thức được một cách sâu sắc mục tiêu giáo dục của nhà trường, mục tiêu giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở.

Mặt khác với tư cách là một chủ thể giáo dục, giáo dục gia đình mà tiêu biểu là các bậc cha mẹ học sinh có trách nhiệm chủ động phối hợp với nhà trường trong việc chăm lo các điều kiện cho học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục, hiểu rõ trách nhiệm của gia đình, tránh tình trạng khoán trắng cho nhà trường.

Gia đình cần chủ động tìm hiểu qua nhà trường để nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục, nắm vững các quy định của nhà trường đối với học sinh, các quy chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Tham gia cùng

97

nhà trường tổ chức một số hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa theo khả năng, điều kiện cho phép.

Trong phối hợp giáo dục với gia đình, nhà trường cần trao đổi tư vấn với gia đình hằng ngày, dành thời gian cần thiết cho việc chăm sóc, giúp đỡ, kiểm tra con em về mọi mặt để kịp thời động viên khi con tiến bộ và uốn nắn những sai lệch trong học tập, sinh hoạt của con cái.

Nhà trường phải thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương nơi học sinh cư trú để nắm tình hình học sinh một cách toàn diện. Những thông tin trao đổi từ những cán bộ địa phương thông qua giáo viên chủ nhiệm, giúp nhà trường có thêm kênh thông tin để đánh giá chính xác hơn về học sinh của mình, từ đó lựa chọn nội dung, phương pháp giáo dục cho phù hợp.

Phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng xã hội trong giáo dục những giá trị truyền thống cho học sinh. Giáo dục bản sắc văn hóa địa phương; bản sắc văn hóa dân tộc hàm chứa trong mỗi cộng đồng cụ thể, biểu hiện ra bằng phong tục, tập quán, lễ hội… Nhà trường cần phối hợp với cộng đồng khai thác nội dung, đưa học sinh tham gia vào các hoạt động văn hóa khác nhau, qua đó các em được giáo dục về tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, tình yêu quê hương đất nước, được phát triển toàn diện.

3.2.6. Quản lý công tác kiểm tra đánh giá và thi đua khen thƣởng hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống

3.2.6.1. Mục tiêu

Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động là quá trình không thể thiếu được trong tổ chức các hoạt động giáo dục. Hoạt động kiểm tra, đánh giá đảm bảo tạo lập mối quan hệ ngược, thường xuyên và vững bền trong quản lý, làm khép kín chu trình vận động của quá trình quản lý giáo dục. Kiểm tra, đánh giá, giúp Hiệu trưởng nắm bắt thông tin phản hồi từ đối tượng quản lý, nắm được diễn biến công việc trong tổ chức, so sánh hiệu quả thực tế đạt được với mục tiêu đề ra, từ

98

đó có những tác động quản lý thích hợp. Tuy nhiên kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục GTS, KNS không dễ dàng như kiểm tra đánh giá về hoạt động chuyên môn, vì vậy cần kiểm tra, đánh giá cả trước, trong và sau quá trình thực hiện. Kiểm tra, đánh giá chính xác, chân thực sẽ có tác dụng trực tiếp đến việc tìm ra những nguyên nhân và đề ra các giải pháp quản lý hiệu quả.

Các tập thể tham gia thực hiện tốt hoạt động,được khen thưởng kịp thời và nhân rộng điển hình để động viên, khích lệ phong trào, những tập thể, cá nhân thực hiện chưa tốt cần được nhắc nhở thường xuyên, thậm chí là phê bình kiểm điểm rút kinh nghiệm, để thực hiện tốt hơn.

3.2.6.2. Nội dung

- Xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động giáo dục GTS, KNS - Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá

- Phát động và tổ chức các phong trào thi đua. Tổng kết thi đua, khen thưởng kịp thời.

3.2.6.3. Biện pháp tổ chức thực hiện kiểm tra đánh giá * Xây dựng các tiêu chí đánh giá:

Hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh phong phú và đa dạng, bởi vậy khâu kiểm tra, đánh giá cũng khó khăn và phức tạp. Để quản lý tốt hoạt động này thì Hiệu trưởng phải tiến hành xây dựng các tiêu chí kiểm tra đánh giá.

Các tiêu chí kiểm tra đánh giá phải được dựa trên chương trình, nội dung kế hoạch đã quy định, ý thức trách nhiệm của giáo viên và học sinh trong từng hoạt động, hiệu quả của công việc…và được lượng hóa bằng điểm.

Các tiêu chí kiểm tra, đánh giá phải được xây dựng từ ý kiến của tập thể GV và học sinh trong trường, sau đó thống nhất thành các tiêu chuẩn để triển khai thực hiện trong toàn trường.

99

Là quá trình đo lượng việc thực hiện nhiệm vụ, dựa theo các tiêu chuẩn mà hội đồng sư phạm nhà trường đã thông qua, qua đó người quản lý phát hiện những sai lệch so với chuẩn.

Để làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá, người quản lý phải xây dựng kế hoạch kiểm tra của nhà trường.

+ Lực lượng kiểm tra: Muốn kiểm tra sát, đánh giá đúng cần tổ chức các lực lượng theo dõi thi đua, giám sát các hoạt động trong chương trình học tập, đó là : đội cờ đỏ, giáo viên trực ban, cán bộ Đoàn, giáo viên chủ nhiệm.

+ Ở mỗi bộ phận đều phải tổ chức chặt chẽ từ khâu phân công trách nhiệm, phương pháp làm việc, sắp xếp thời gian trực, lịch trực, lập bảng và theo dõi thi đua thường kỳ.

+ Cách kiểm tra:

- Kiểm tra, giám sát thường xuyên hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng - Kiểm tra công tác chuẩn bị cho hoạt động

- Kiểm tra quá trình tổ chức hoạt động - Kiểm tra kết quả của hoạt động

- Kiểm tra chéo giữa các lớp trong trường

- Kiểm tra thường xuyên, định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất

+ Tổng kết, đánh giá: Đối với GV; kết quả đánh giá việc chuẩn bị, tổ chức và hiệu quả tổ chức hoạt động là một trong những tiêu chí xếp loại danh hiệu thi đua và đánh giá công chức, viên chức hàng năm

Đối với học sinh; sau mỗi tuần có sơ kết đánh giá và xếp thứ tự tập thể theo điểm đã lượng hóa

Kết quả rèn luyện của các cá nhân và tập thể được dùng làm căn cứ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh, xếp loại thi đua tập thể học sinh.

Đánh giá cần coi trọng thực chất, không chạy theo thành tích

100

Thi đua, khen thưởng là hình thức động viên có ý nghĩa giáo dục rất lớn. Tuy nhiên nếu khen thưởng không đúng người, đúng việc thì sẽ phản tác dụng. Để làm tốt công tác thi đua, khen thưởng, BGH cần phát động phong trào thi đua rộng rãi trong toàn trường, xây dựng các danh hiệu thi đua, thành lập ban thi đua để đánh giá thi đua của giáo viên và học sinh toàn trường, tạo nên sự công bằng trong công tác thi đua.

Những tiến bộ, những việc làm tích cực của tập thể hay cá nhân học sinh cần phải được ghi nhận và đánh giá đúng mức, kịp thời, được phổ biến, nhân rộng điển hình, tuyên truyền sâu rộng trong nhà trường.

3.3. Khảo sát tính khả thi và sự cần thiết của các biện pháp đề xuất

3.3.1. Đối tượng khảo sát

Để khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi đã tập hợp ý kiến của các đối tượng sau:

Bảng 3.1. Đối tƣợng khảo sát

TT Đối tƣợng khảo sát Số lƣợng

1 Cán bộ quản lý trường THCS(từ tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, Trưởng Phó các đầu ngành)

20

2 Giáo viên trường THCS 30

3 Ban chấp hành Đoàn trường 15

4 Cán bộ địa phương 10

Tổng cộng 75

Các đối tượng được khảo sát là những người liên quan trực tiếp đến công tác giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh, là khách thể và chủ thể trong hoạt động quản lý giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh trong trường trung học cơ sở Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.

101

3.3.3. Mục đích khảo sát

Tìm hiểu sự tán thành của các đối tượng tham gia đánh giá về tính cấp thiết của các biện pháp

Xác định tính khả thi của biện pháp đề xuất

3.3.4. Các biện pháp được khảo sát

Biện pháp 1: Kế hoạch hóa quá trình quản lý hoạt động giáo dục giá trị

sống, kỹ năng sống phù hợp với học sinh và điều kiện thực tế của nhà trường.

Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức, năng lực tổ chức

hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho thầy, trò

Biện pháp 3: Thành lập ban chỉ đạo hoạt động giáo dục GTS, KNS trong

nhà trường.

Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo viên thực hiện triệt để hoạt động giáo dục giá trị

sống, kỹ năng sống.

Biện pháp 5: Quản lý việc phối hợp với gia đình và các tổ chức xã hội

nhằm giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh

Biện pháp 6: Quản lý công tác kiểm tra đánh giá, thi đua khen thưởng giáo

viên, học sinh và tập thể học sinh tích cực trong hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống.

3.3.5. Nội dung khảo sát

Đánh giá về mức độ cần thiết của 6 biện pháp đề ra theo 3 mức độ - Rất cần thiết(RCT); Cần thiết (CT); Không cần thiết(KCT) Đánh giá về mức độ khả thi của 6 biện pháp đề ra theo 3 mức độ - Rất khả thi (RKT); Khả thi (KT); Không khả thi (KKT)

3.3.6. Kết quả khảo sát

Kết quả khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất được thống kê ở bảng 3.2 dưới đây

102

Bảng 3.2. Thống kê kết quả khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất Các biện pháp RCT CT KCT Xếp thứ RKT KT KKT Xếp thứ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ Biện pháp 1 23 30% 50 67% 2 3% 3 27 36% 45 60% 3 4% 2 Biện pháp 2 28 37% 4 61% 1 1% 2 29 38% 43 57% 4 5% 3 Biện pháp 3 38 50% 34 45% 3 5% 4 29 39% 44 59% 2 3% 1 Biện pháp 4 29 38% 46 62% 0 0% 1 27 36% 43 58% 5 6% 4 Biện pháp 5 25 34% 43 57% 7 9% 6 25 33% 40 54% 10 13% 6 Biện pháp 28 37% 43 57% 5 6% 5 24 32% 43 57% 8 11% 5

103 6 80 82 84 86 88 90 92 94 96 98 100 Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Biện pháp 6 Tính cần thiết Tính khả thi

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ mức dộ cần thiết và tính khả thicủa các biện pháp đề xuất

Từ kết quả khảo sát ta có thể kết luận:

- Tất cả 6 biện pháp đều được đánh giá cao về tính cần thiết và tính khả thi. Trong đó, biện pháp 4 có tỷ lệ đánh giá về tính cần thiết cao nhất, biện pháp 3 có tỷ lệ đánh giá về tính khả thi cao nhất. Biện pháp 5 có tỷ lệ đánh giá về tính cần thiết thấp nhất cũng đạt 91%, biện pháp 5 có tỷ lệ đánh giá về tính khả thi thấp nhất cũng đạt 87%

- Chứng tỏ 6 biện pháp được đề xuất là phù hợp với thực tiễn công tác giáo dục và quản lý giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh hiện nay

Tỉ lệ %

104

- Trong các ý kiến của các đối tượng khảo nghiệm vẫn có những ý kiến cho rằng các biện pháp đưa ra là không cần thiết và không khả thi, cụ thể: đối với biện pháp 5 có tới 9% cho rằng không cần thiết và không khả thi, cụ thể: đối với biện pháp 5 có tới 9% cho rằng không cần thiết, 13% cho rằng không khả thi. Đây cũng là biểu hiện bình thường, vì trình độ xem xét vấn đề của các đối tượng là khác nhau, điều kiện, hoàn cảnh, cơ sở vật chất, phương tiện ở mỗi địa phương, mỗi cá nhân là khác nhau.

Xét tỷ lệ đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, ta thấy cả 6 biện pháp đều được đánh giá cao với tỷ lệ cao nhất là 100%, thấp nhất là 86%. Chứng tỏ các biện pháp được xây dựng trong đề tài đều đảm bảo tính khoa học, đúng đắn, phù hợp với thực tiễn trong quá trình quản lý giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh hiện nay.

Tiểu kết chƣơng 3

Với yêu cầu đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường hiện nay, việc tổ chức các hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh là vô cùng cần thiết. Để thực hiện tốt và phát huy hiệu quả của hoạt động này, BGH các trường THCS nói chung và trường THCS Ngô Quyền cần quan tâm đến các biện pháp mà đề tài đã nghiên cứu đề xuất. Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động hỗ trợ nhau, biện pháp này tạo cơ sở và tiền đề cho biện pháp kia, mỗi biện pháp đều có vai trò tác động khác nhau đến công tác quản lý hoạt động giáo dục GTS, KNS cho học sinh trong nhà trường, các biện pháp phải được thực hiện một cách đồng bộ để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục GTS, KNS cho học sinh nói riêng và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh nhà trường nói chung.

105

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống, quản lý giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh ở bậc học THCS nhằm hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học cơ sở ngô quyền, thành phố hải phòng (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)