Đánh giá thực trạng việc quản lý hoạt độnggiáo dục giá trị sống,

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học cơ sở ngô quyền, thành phố hải phòng (Trang 68 - 87)

năng sống ở trƣờng THCS Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng

2.3.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống của BGH

Để đánh giá thực trạng việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống của BGH nhà trường tác giả đã tiến hành phỏng vấn 50 giáo viên kết quả thu được ở bảng 2.10

Bảng 2.10. Kết quả đánh giá của giáo viên về công tác quản lý của hiệu trƣởng về hoạt động giáo dục GTS,KNS

Nội dung

Đánh giá hiệu quả thực hiện (n=50)

Tốt Khá TB Chƣa tốt

69 1.Xây dựng kế hoạch tuần,

tháng, năm về hoạt động giáo dục GTS, KNS

0 0% 10 20% 25 50% 15 30%

2.Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động GDGTS, KNS cho giáo viên

0 0% 7 14% 25 50% 18 36%

3.Xây dựng kế hoạch quản lý nội dung, chương trình phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục GTS, KNS

0 0% 9 18% 23 46% 18 36%

4.Xây dựng kế hoạch quản lý các giờ sinh hoạt lớp, giờ chào cờ đầu tuần, hoạt động tự chọn, HĐGDNGLL

0 0% `10 20% 25 50% 15 30%

5.Xây dựng kế hoạch phối hợp các lực lượng trong nhà trường

0 0% 14 28% 28 56% 8 16%

6.Xây dựng kế hoạch phối hợp các lực lượng ngoài nhà trường

0 0% 5 10% 25 50% 20 40%

7.Xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí, đầu tư CSVC cần thiết cho hoạt động GDGTS, KNS

0 0% 5 10% 30 60% 15 30%

8.Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục GTS, KNS

70

Kết quả điều tra ở bảng 2.10 cho thấy, việc quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động GS GTS, KNS chưa thực sự được BGH nhà trường quan tâm, hầu hết các nội dung điều tra đều được CBQL nhà trường không đánh giá ở mức độ tốt, đa số ở mức độ bình thường và chưa tốt, kế hoạch hoạt động giáo dục GTS, KNS chủ yếu là lồng ghép vào kế hoạch khác của nhà trường, như kế hoạch năm học, kế hoạch của ban chuyên môn, kế hoạch của các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mà chưa có kế hoạch chi tiết, cụ thể về nội dung, đối tượng, thời gian và kinh phí, lực lượng phối hợp thực hiện, hình thức kiểm tra đánh giá. Như vậy ngay từ đầu năm học BGH nhà trường chưa có kế hoạch cụ thể, chi tiết về hoạt động này, kế hoạch chuyên môn vẫn được BGH nhà trường chú trọng hơn. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả của hoạt động giáo dục GTS, KNS trong nhà trường chưa cao.

2.3.2. Thực trạng việc quản lý chỉ đạo các lực lƣợng giáo dục tham gia tổ chức hoạt động giáo dục GTS, KNS

Để tìm hiểu thực trạng việc quản lý chỉ đạo các lực lượng giáo dục tham gia tổ chức hoạt động giáo dục chúng tôi tiến hành phỏng vấn BGH nhà trường để BGH tự đánh giá về công tác quản lý hoạt động GTS, KNS và một số đồng chí giáo viên được đảm nhiệm hoạt động NGLL về công tác quản lý hoạt động GTS, KNS của BGH với từng nội dung cụ thể như sau:

2.3.2.1. Quản lý chỉ đạo GV bộ môn tích hợp hoạt động giáo dục GTS, KNS vào các bộ môn văn hóa

Trong những năm học gần đây, nhiều nhà trường THCS yêu cầu giáo viên giảng dạy bộ môn tích hợp nội dung giáo dục GTS, KNS vào bài dạy, tuy nhiên việc triển khai thực hiện còn nặng tính hình thức, chỉ phổ biến và phát động phong trào là chính, chưa có biện pháp yêu cầu giáo viên thực hiện, không có các tiêu chí kiểm tra đánh giá cụ thể. Vai trò của BGH hết sức mờ nhạt. Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn đồng chí Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn đối với

71

việc chỉ đạo các tổ nhóm chuyên môn thực hiện việc tích hợp hoạt động giáo dục GTS, KNS vào môn học. Nội dung cuộc phỏng vấn như sau:

Hỏi: Xin đồng chí cho biết BGH nhà trường đã tiến hành quản lý, chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện việc tích hợp nội dung giáo dục GTS, KNS vào môn học như thế nào?

Trả lời: Từ năm học 2008-2009 nhà trường đã triển khai thực hiện phong trào “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong đó có nội dung rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, nhưng chưa đề cập vấn đề giáo dục giá trị sống cũng chưa yêu cầu tổ, nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch cụ thể việc tích hợp giáo dục GTS, KNS vào môn học.

Hỏi: Xin đồng chí cho biết BGH nhà trường đã yêu cầu các tổ, nhóm chuyên môn thống kê các bài dạy có thể tích hợp giáo dục GTS, KNS và tiến hành những giờ dạy thử nghiệm để trao đổi và rút kinh nghiệm hay chưa?

Trả lời: Việc các tổ nhóm chuyên môn thống kê các bài dạy có thể tích hợp nội dung giáo dục GTS, KNS là chưa có, cũng chưa tổ chức được tiết dạy thử nghiệm có thích hợp giáo dục GTS, KNS để trao đổi và đúc rút kinh nghiệm.

Hỏi: Đồng chí đánh giá thế nào về công tác kiểm tra đánh giá của BGH nhà trường trong quản lý chỉ đạo việc tích hợp HĐGDGTS, KNS vào môn học?

Trả lời : Nhà trường chưa có những tiêu chí cụ thể để đánh giá việc tích hợp hoạt động giáo dục GTS, KNS vào môn học, mới chỉ kiểm tra việc thực hiện chương trình, đánh giá các tiết thao giảng cũng chỉ tập trung vào nội dung chuyên môn, chưa có các tiêu chí đánh giá giờ dạy tích hợp nội dung giáo dục GTS, KNS

Như vậy: BGH nhà trường quản lý chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn thực hiện tích hợp giáo dục GTS, KNS vào bài dạy chưa tốt, chưa có kế hoạch cụ thể, chưa bồi dưỡng nâng cao kỹ năng và nghiệp vụ tổ chức cho GV bộ môn, chưa sâu sát trong chỉ đạo thực hiện, chưa có tiêu chí kiểm tra đánh giá rõ ràng. Nhìn

72

chung toàn bộ nội dung giáo dục GTS, KNS mang tính tích hợp mới chỉ được BGH phát động phong trào, GV hành động tự phát là chính.

2.3.2.2. Quản lý chỉ đạo GVCN lớp tham gia hoạt động giáo dục GTS, KNS cho học sinh

Để đánh giá công tác quản lý chỉ đạo GVCN lớp tham gia hoạt động giáo dục GTS, KNS cho học sinh, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn với đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách Đoàn đội kết quả phỏng vấn như sau:

Hỏi: Đồng chí đánh giá thế nào về công tác quản lý của BGH nhà trường với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong hoạt động giáo dục GTS, KNS cho học sinh?

Trả lời: Nhà trường chưa yêu cầu GVCN lớp xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể cho hoạt động GD GTS, KNS, mới chỉ yêu cầu chúng tôi căn cứ vào đặc điểm tình hình lớp, xây dựng kế hoạch hoạt động cho lớp trong từng tuần, từng tháng, từng học kỳ và cả năm học, có tiến hành lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống, còn nội dung giáo dục giá trị sống chúng tôi chưa đề cập vào kế hoạch, việc có thực hiện hay không, hoặc hình thức tổ chức thực hiện như thế nào là tùy vào giáo viên chủ nhiệm, cũng không ai kiểm tra, cho nên GVCN đa số là thực hiện qua loa hoặc không thực hiện.

Hỏi: Nhà trường quản lý giờ sinh hoạt lớp như thế nào?

Trả lời: Nhà trường mới chỉ quản lý hành chính đủ 45’ sinh hoạt, không được ra sớm vào muộn, còn nội dung giờ sinh hoạt thì tùy vào GVCN, chủ yếu là kiểm điểm công tác lớp và các học sinh mắc khuyết điểm.

Có nhiều ý kiến trong cuộc họp giáo viên chủ nhiệm lớp cũng đồng ý với quan điểm của các đồng chí trên.

Như vậy: Việc quản lý chỉ đạo GVCN tham gia hoạt động giáo dục GTS, KNS, cũng chưa có kế hoạch cụ thể, chưa phát huy hiệu quả hoạt động thông qua giờ sinh hoạt lớp, việc kiểm tra đánh giá GVCN tham gia hoạt động còn bỏ

73

ngỏ, chủ yếu nội dung giáo dục vẫn tùy ý GV, chưa có biện pháp quản lý chỉ đạo để bắt buộc giáo viên phải tiến hành tổ chức HĐ.

2.3.2.3. Quản lý chỉ đạo BCH Đoàn trường tham gia hoạt động giáo dục GTS, KNS cho ĐVTN

Để đánh giá việc quản lý chỉ đạo của nhà trường với tổ chức Đoàn thanh niên tham gia giáo dục GTS, KNS cho ĐVTN chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn đồng chí Hiệu trưởng

Hỏi: Xin đ/c vui lòng cho biết Đoàn trường đã được CBQL nhà trường chỉ đạo xây dựng kế hoạch giáo dục GTS, KNS cho ĐVTN như thế nào?

Trả lời: Từ năm học 2008-2009 nhà trường phát động thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhà trường đã chỉ đạo Đoàn trường chủ động tổ chức nhiều hoạt động, để thu hút ĐVTN tham gia, thông qua đó tạo môi trường thực tiễn cho ĐVTN rèn kỹ năng sống và nội dung giáo dục KNS cũng được đoàn trường xây dựng kế hoạch lồng ghép với kế hoạch công tác Đoàn và phong trào Thanh niên hàng năm, nhưng nội dung giáo dục Giá trị sống cũng chưa được đưa vào kế hoạch hoạt động của Đoàn trường.

Hỏi: Xin đồng chí cho biết BCH Đoàn trường tổ chức hoạt động giáo dục GTS, KNS trong giờ chào cờ đầu tuần như thế nào?

Trả lời: Giờ chào cờ đầu tuần chủ yếu là BCH Đoàn trường tổng kết đánh giá thi đua xếp loại về mặt học tập và thực hiện nề nếp học đường của các chi đoàn, tuyên dương những chi đoàn thực hiện tốt, nhắc nhở, phê bình, kiểm điểm các chi đoàn, tuyên dương những chi đoàn thực hiện tốt, nhắc nhở, phê bình, kiểm điểm các chi đoàn thực hiện chưa tốt, phổ biến công việc của tuần tiếp theo, ít khi có điều kiện để tổ chức hoạt động giáo dục GTS, KNS

Hỏi: Cán bộ Đoàn trường được tham gia những lớp tập huấn và nâng cao trình độ, kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục GTS, KNS như thế nào?

74

Trả lời: Hằng năm chỉ duy nhất có đ/c Bí thư Đoàn trường được dự lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ công tác Đoàn trường do thành đoàn Hải Phòng tổ chức, tất cả cán bộ Đoàn trường đều chưa được tập huấn về kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục GTS, KNS cho đoàn viên thanh niên.

Hỏi: Nhà trường đã chỉ đạo BCH Đoàn trường xây dựng các tiêu chí đánh giá xếp loại các chi đoàn như thế nào?

Trả lời: Nhà trường đã chỉ đạo BCH Đoàn trường căn cứ vào các tiêu chí, như kết quả học tập được đánh giá trong sổ đầu bài hàng tuần, kết quả đánh giá của đội cờ đỏ nhà trường về việc thực hiện nề nếp học được hàng tuần để tổng hợp đánh giá thi đua, chưa xây dựng các tiêu chí cụ thể để đánh giá xếp loại các chi đoàn trong hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống

Như vậy: Qua trao đổi với đồng chí Hiệu trưởng chúng tôi nhận thấy, nhà trường cũng chưa phối hợp tốt với Đoàn thanh niên nhà trường xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể cho hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống mà chủ yếu chỉ lồng ghép vào kế hoạch công tác Đoàn trường hàng năm, chưa phát huy hiệu quả giáo dục trong các giờ chào cờ đầu tuần, còn nặng nề phổ biến và kiểm điểm, chưa có kế hoạch tập huấn đội ngũ cán bộ đoàn trước khi giao nhiệm vụ, chưa có các tiêu chí đánh giá hoạt động, vì vậy công tác quản lý chỉ đạo Đoàn thanh niên giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống của nhà trường chưa có hiệu quả.

2.3.2.4. Quản lý chỉ đạo GV tích hợp hoạt động giáo dục GTS, KNS cho h/s thông qua hoạt động GDNGLL

Đánh giá việc quản lý chỉ đạo giáo viên tích hợp hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống vào nội dung của hoạt động giáo dục NGLL, tác giả đã tiến hành phỏng vấn một số đồng chí được phân công đảm nhận hoạt động NGLL trong nhà trường, nội dung phỏng như sau

75

Hỏi: Xin đ/c vui lòng cho biết, BGH nhà trường đã chỉ đạo tích hợp những nội dung nào của hoạt động giáo dục GTS, KNS với các chủ đề của HĐGDNGLL

Đồng chí PTH: Nhà trường chưa có nội dung, chương trình cụ thể việc tích hợp các nội dung của hoạt động giáo dục GTS, KNS với các chủ đề của hoạt động giáo dục NGLL, việc tích hợp là tùy vào GV giảng dạy, GV nào mạnh về hoạt động nào thì tích hợp nội dung đó, nhưng trong các nội dung tích hợp cũng mới chỉ quan tâm đến việc rèn kỹ năng sống cho học sinh chứ chưa quan tâm đến việc giáo dục giá trị sống

Hỏi: Đồng chí đánh giá thế nào về hiệu quả của công tác quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống thông qua hoạt động GDNGLL?

Đồng chí NTS: BGH nhà trường mới chỉ quản lý mang tính hình thức, phân công GV tham gia hoạt động, soạn bài theo chủ đề của HĐGDNGLL và tiến hành theo lịch phân công. Chưa quan tâm đánh giá chất lượng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, chưa có các tiêu chí đánh giá cũng chưa dự giờ đánh giá chất lượng tổ chức hoạt động của GV, chính vì vậy hiệu quả quản lý hoạt động chưa cao.

Một số đồng chí khác cùng có câu trả lời trên.

Như vậy: Qua trao đổi với các đ/c GV tham gia hoạt động GDNGLL, nhà trường cũng chưa có thống nhất nội dung, chương trình cụ thể cần tích hợp với các chủ đề của hoạt động giáo dục NGLL, công tác theo dõi kiểm tra cũng chỉ mang tính hình thức, chưa sát sao, chưa xây dựng tiêu chí cụ thể, rõ ràng, vì vậy hiệu quả quản lý chưa cao.

2.3.2.5. Quản lý phối hợp các lực lượng giáo dục trong việc tổ chức hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh

Để tìm hiểu thực trạng quản lý phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong việc tổ chức hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng

76

sống cho học sinh, chúng tôi tiến hành phỏng vấn đồng chí Hiệu trưởng nhà trường.

Hỏi: Đồng chí cho biết trong những năm qua nhà trường đã tổ chức các chương trình phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tổ chức hoạt động giáo dục GTS, KNS cho học sinh như thế nào?

Trả lời: Việc tổ chức phối hợp với BCH Đoàn trường, GVCN lớp, với hội CMHS, với Hội khuyến học, với công đoàn nhà trường, với quận đoàn, công an quận, trung tâm sức khỏe sinh sản thành phố… đã được triển khai thực hiện đều đặn hàng năm, đặc biệt quan tâm đến giáo dục rèn kỹ năng sống cho các em, bằng nhiều biện pháp và thông qua nhiều hình thức, với những nội dung khá phong phú. Tuy nhiên, cũng như chưa có những giải pháp tích cực trong việc tổ chức giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho các em. Sự hiểu biết về giá trị sống, kỹ năng sống và giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống còn hạn chế ở cả cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội ở địa phương. Vì vậy công tác quản lý phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia giáo dục GTS, KNS cho học sinh cũng chưa hiệu quả.

Như vậy: Đồng chí Hiệu trưởng nhà trường cũng đánh giá việc quản lý phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tổ chức hoạt động giáo dục GTS, KNS cho học sinh vẫn được tiến hành thường xuyên nhưng chưa có những giải pháp tích cực để nâng cao hiệu quả của hoạt động này.

2.3.3. Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục GTS, KNS của BGH nhà trƣờng

Để đánh giá thực trạng công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống của BGH nhà trường, tác giả đã đưa ra nội dung của công tác kiểm tra đánh giá, để 20 CBQL nhà trường tự đánh giá kết quả thực hiện theo bốn mức độ, kết quả thu được ở bảng 2.11

77

Bảng 2.11. Kết quả đánh giá hiệu quả thực hiện công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục GTS, KNS của BGH nhà trƣờng

Nội dung

Đánh giá hiệu quả thực hiện (n=20)

Tốt Khá Trung

bình Chƣa tốt SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ

1. Xây dựng các tiêu chí kiểm tra

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học cơ sở ngô quyền, thành phố hải phòng (Trang 68 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)