Tờ biểu trên đây tuy có thể nhiều phần không đúng sự thật nhưng có một điểm chúng ta có thể cải chính Trước đây, sử ta đều dựa theo Hoàng Lê Nhất Thống Chí mà chép rằng khi nghe tin Tôn Sĩ Nghị

Một phần của tài liệu NGUYÊN NHÂN THANH TRIỀU ĐỘNG BINH (Trang 52 - 54)

V/ PHẢN ỨNG CỦA ĐẠI VIỆT

87 Tờ biểu trên đây tuy có thể nhiều phần không đúng sự thật nhưng có một điểm chúng ta có thể cải chính Trước đây, sử ta đều dựa theo Hoàng Lê Nhất Thống Chí mà chép rằng khi nghe tin Tôn Sĩ Nghị

chính. Trước đây, sử ta đều dựa theo Hoàng Lê Nhất Thống Chí mà chép rằng khi nghe tin Tôn Sĩ Nghị kéo quân sang, Lê Duy Kỳ theo về đến Thăng Long, lúc đó mới trả ân báo oán, trong đó có việc chặt chân ba hoàng thúc vứt xuống giếng trong cung. Nhưng theo lá thư này, việc ba người chú Lê Duy Kỳ bị giết xảy ra từ khi mới lên nắm quyền trước khi lưu vong. Chúng ta cũng biết được tên của ba người hoàng thúc đó là Lê Duy Lữ, Lê Duy Lân, Lê Duy Hội. Theo Hoàng Lê Nhất Thống Chí thì những người viết lá thư này là Nguyễn Quí Nhạ, Trần Bá Lãm, Vũ Huy Tấn cũng bị hạ ngục khi Lê Duy Kỳ trở về, chiû có Nguyễn Bá Khoan được miễn vì dốt nát, già cả. Việc này phù hợp với những ghi nhận của một giáo sĩ trong Hội Truyền Giáo Ba Lê (Société des Missions Eùtrangère de Paris) là “Chiêu Thống đã phạm trọng tội gian dâm và loạn luân ghê tởm với em gái ông và sát nhân vì ông đã cho giết một cách dã man ba người chú ông và một người vợ của Cảnh Hưng, tổ phụ ông ...” (Đặng Phương Nghi: Vài Tài Liệu mới lạ về những cuộc Bắc Tiến của Nguyễn Huệ trích trong Một Nhóm Học Giả, Một Vài Sử Liệu về Bắc Bình Vương Nguyễn Hueä, tr. 187

- Chủ trương bành trướng và kiểm soát phiên thuộc trong chính sách đối ngoại của Trung Hoa, đặc biệt của Thanh triều. Chủ trương đó khi ẩn, khi hiện, khi mềm khi cứng nhưng khá nhất quán từ nhiều đời và đều có một số điểm chung nhận ra được khi so sánh việc tiến quân sang nước ta với những cuộc chiến khác ở Tây và Tây Nam nước Tàu,

- Tham vọng của vua Cao Tông muốn hoàn thành mười võ công để đạt danh hiệu Thập Toàn Lão Nhân, là một hoàng đế mà văn tài, võ nghiệp đều hiển hách.

- Ý đồ lưu danh thiên cổ của Tôn Sĩ Nghị, trong tâm sự một Hán nhân muốn để tiếng thơm lại muôn đời. Tâm sự đó khá gần với những người thuộc Hán tộc khác ngoi lên bằng khả năng quân sự ở cuối đời Thanh như Tăng Quốc Phiên, Tả Tông Đường, Lý Hồng Chương, Viên Thế Khải ...

Việc tông thất nhà Lê chạy sang Tàu phải coi là một cơ hội để nhà Thanh tiến hành kế hoạch của họ, không phải là nguyên nhân như nhiều sử gia ngộ nhận. Những chi tiết còn lưu lại không cho thấy việc “thái hậu gào khóc xin cứu viện” mà chính là Tôn Sĩ Nghị cố gắng tìm những sự kiện để hợp thức hoá việc động binh, tạo chính nghĩa cho hành động của mình. Tuy Lê Duy Kỳ sau này có hoan hỉ hợp tác với địch nhưng việc quân Thanh kéo sang khôi phục ngai vàng cho nhà Lê là điều ông không bao giờ dám mơ tưởng đến. Chính ông cũng không biết rằng mẹ, vợ và con đã chạy thoát được sang Trung Hoa và gia đình ông cũng không biết ông còn sống hay đã chết.

Tham vọng của Thanh đình tuy trước sau như một nhưng mỗi giai đoạn có những điều chỉnh cần thiết theo tình hình thực tế. Chúng ta sẽ có dịp nghiên cứu thêm về đường lối của họ khi đã bắt liên lạc được với Lê Duy Kỳ và tiến chiếm Thăng Long sau một vài đụng độ nhỏ. Nhà Thanh khi đó tiến lên một kế hoạch mới với tham vọng kiểm soát toàn bộ khu vực Đông Nam Á hay ít nhất cũng chiếm đóng toàn cõi nước ta. Chiến thắng chớp nhoáng của Nguyễn Huệ đã khiến vua Càn Long phải đảo ngược hướng đi, từ thù chuyển sang bạn và An Nam từ một tiểu quốc bị coi rẻ đã biến thành một phiên thuộc có vị trí hàng đầu trong những vệ tinh xoay chung quanh nhà Thanh.

Một phần của tài liệu NGUYÊN NHÂN THANH TRIỀU ĐỘNG BINH (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)