Theo tờ trình của Tôn Sĩ Nghị Trang Cát Phát sđd tr

Một phần của tài liệu NGUYÊN NHÂN THANH TRIỀU ĐỘNG BINH (Trang 39 - 40)

V/ PHẢN ỨNG CỦA ĐẠI VIỆT

72theo tờ trình của Tôn Sĩ Nghị Trang Cát Phát sđd tr

Trung Hoa cho nhà vua khỏi khắc khoải, mặt khác theo phò tá để tính chuyện khôi phục rồi sẽ đón thân nhân về.

Biên giới nước Tàu giáp với nước ta bao gồm địa phận của hai tỉnh Vân Nam, Quảng Tây chỗ nào cũng có quân Tây Sơn trấn giữ, đi một đường e có chuyện bất lợi, thành thử di thần nhà Lê không dám tập trung đi thành một đoàn. Sau khi tính toán, Nguyễn Huy Túc, Hoàng Ích Hiểu, Phạm Đình Quyền 3 người ở lại chăm sóc cho vương quyến còn Lê Quýnh, Nguyễn Quốc Đống, Nguyễn Đình Mai mỗi người đem theo vài người đầy tớ theo đường núi về nước. Lương thực, ngựa phu và vật dụng đều được quan nhà Thanh chu cấp. Tôn Vĩnh Thanh lại trích công khố phủ Nam Ninh 300 lượng bạc, chia cho mỗi người 100 lượng làm lộ phí. Mỗi người lại đem theo vài bảng hịch văn của nhà Thanh.

Cũng theo tài liệu nhà Thanh, Nguyễn Quốc Đống, Nguyễn Đình Mai đem theo 4 người đi theo đường Vân Nam, lúc đầu định đi sang Vân Nam rồi theo đường Mông Tự trở về nước nhưng đường này khó đi, lắm trạm kiểm soát lại thêm lam chướng nhiều. Thành thử sau đó đoàn người theo lời khuyên của Phú Cương chọn con đường theo lối Mã Bạch phủ Khai Hoá là đường lớn, con buôn qua lại nhiều, qua khỏi cửa ải sẽ đến Tuyên Quang tương đối gần hơn, khí hậu cũng dễ chịu. Sau đó Phú Cương truyền cho tri phủ Quảng Nam (bên Tàu, không phải bên ta) Tống Thành Tuy (宋成綏) đến vùng biên giới Điền Việt (tên tục của vùng Vân Nam là Điền 滇) hộ tống qua biên giới. Ngày mồng 10 tháng 8 năm Càn Long 53 (1788) bọn Nguyễn Đình Mai lên đường, có Tống Thành Tuy đi cùng. Đến ngày 27 tháng 8, cả bọn đến phủ Khai Hoá, Tôn Sĩ Nghị đặc phái đồng tri phủ Khai Hoá là Vạn Đình Thạch (萬廷石) và thủ bị Thường Cách (常格) chiếu liệu rồi ngày mồng 1 tháng 9 thì lại từ phủ Khai Hoá đi tiếp. Đến ngày mồng 3 cả bọn qua cửa Mã Bạch rồi tự tìm đường đi về Đô Long (都龍).74

Cũng theo tài liệu của nhà Thanh, vào tháng 9 năm Mậu Thân (1788), Lê Duy Kỳ sai Nguyễn Thời Kiệt (阮時傑) sang Tàu cầu cứu. Cứ theo lời khai của Nguyễn Thời Kiệt, Lê Duy Kỳ lúc đó đang ở phủ Thuận An, huyện Lương Tài, xã Xuân Lan lẩn tránh trong nhà dân, chỉ còn có ba người theo hầu, và vì bị lùng bắt quá gắt nên phải giả dạng thường dân khiến cho vua Càn Long đã chê ông ta là “bất tài” (vô năng chi nhân). Còn Lê Duy Chỉ khi chạy qua Ba Phùng (波篷) được đầu mục Lý Hoành Vượng (李宏旺) từ châu Qui Thuận đưa theo cửa Bình Mãnh qua Trung Hoa đến trấn Hữu Giang được tổng binh Thương Bảo (蒼保) và tri phủ Trấn An là Trần Ngọc Lân (陳玉麟) lo liệu. Tôn Sĩ Nghị khi đó vì chưa liên lạc được với Lê Duy Kỳ nên tâu lên vua Càn Long xin để cho Lê Duy Chỉ trông coi việc nước Nam nhưng vua Cao Tông bác đi lấy cớ là Lê Duy Kỳ mới thực là cháu đích tôn của vua Hiển Tông, nếu như để cho Lê Duy Chỉ đứng ra tạm thời nhiếp chính sợ rằng mai sau sẽ có xung đột giữa hai

Một phần của tài liệu NGUYÊN NHÂN THANH TRIỀU ĐỘNG BINH (Trang 39 - 40)