Trang Cát Phát, sđd tr 353 (hòm số 2778, bao 163, số 39039) tờ trình của Lê Quýnh ngày 15 tháng 9 năm Càn Long 53 (1788)

Một phần của tài liệu NGUYÊN NHÂN THANH TRIỀU ĐỘNG BINH (Trang 49 - 51)

V/ PHẢN ỨNG CỦA ĐẠI VIỆT

84 Trang Cát Phát, sđd tr 353 (hòm số 2778, bao 163, số 39039) tờ trình của Lê Quýnh ngày 15 tháng 9 năm Càn Long 53 (1788)

Chỉ mong thiên triều thương nước nhỏ, ban bố cái đức cho kẻ khốn khó, đem binh trời ép vào biên cảnh, làm thế thanh viện cho hạ quốc, dân trong nước nghe tin, lập tức từ trong đánh ra, không cần phải nhọc đến binh thiên triều, cái đầu Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ ắt sẽ đến ngay.

Khi nghe tin Thanh triều sắp sửa đem quân sang đánh nước ta, Ngô Văn Sở liền cho người đem tờ bẩm của Lê Duy Cẩn - khi đó giữ vai trò giám quốc - gửi Tôn Sĩ Nghị đề ngày 22 tháng 10 năm Càn Long thứ 53 (1788) dịch ra như sau:85

Con ruột của tiền vương nước An Nam Lê Duy Đoan (tức vua Hiển Tông) là Lê Duy Cẩn cùng các người trong họ cúi đầu bẩm trước ánh sáng Lưỡng Quảng Tổng Đốc Bộ Đường đại nhân của thiên triều:

Ngày mồng 10 tháng 10 năm Càn Long thứ 53 (chúng tôi) nhận được hịch dụ về nguyên do việc thổ mục đất Quảng Nam Nguyễn Huệ trộm đất đuổi chủ, sự việc liên quan trọng đại, thiên binh (chỉ quân nhà Thanh) kéo sang ảnh hưởng đến sinh linh bản quốc không nhỏ nên đứa con hèn mọn của tiền vương là Duy Cẩn xin đem mọi việc tình hình trong nước, từ trước tới sau chính mắt trông thấy, chẳng lẽ ngậm miệng không nói, vậy xin trình lên:

Tổ tiên nhà Duy Cẩn trước nay nhiều đời thờ phụng thiên triều, tuy vẫn kính cẩn triều cống nhưng thực ra uy phúc không có, hơn hai trăm năm qua quyền hành ở trong tay họ Trịnh phụ chính. Đến khi cha của Duy Cẩn (tức vua Hiển Tông) tuổi già, người phụ chính trước là Trịnh Đống (tức Trịnh Tông) trông coi việc nước, tình hình rối ren, đất nước chia rẽ. Nguyễn Huệ ở biên thùy phía nam xa xôi, được một phương dân hòa, nhân tháng 6 năm Bính Ngọ (1786) kéo rốc quân ra tiến đến đô thành, giao chiến với họ Trịnh, Trịnh Đống chiến bại bỏ chạy rồi chết, Nguyễn Huệ liền đem binh dân hộ tịch trong nước giao lại cho thân phụ Duy Cẩn, một tháng sau trở về nam.

Cha của Duy Cẩn cắt đất Nghệ An để làm vật khao thưởng công lao, lại đem con gái gả cho. Chẳng bao lâu, thân phụ Duy Cẩn ngọa bệnh tạ thế, Nguyễn Huệ lại ủng lập tự tôn Duy Kỳ lên nối ngôi. Ngờ đâu Duy Kỳ lại âm mưu dụ dỗ phản thần của Nguyễn Huệ là Nguyễn (Hữu) Chỉnh, đem binh vào bảo vệ. Nguyễn Chỉnh tác oai tác phúc, trong triều ngoài nội đều oán hận, Duy Kỳ nghe lời xúc xiểm, làm chuyện tru lục, đem các chú Lê Duy Lữ, Lê Duy Lân, Lê Duy Hội ba người ném xuống giếng trong cung, Duy Cẩn và các thân tộc khác lo không tự bảo vệ được, (nên phải) chạy đến dựa vào Nguyễn Huệ cho được yên thân. Đến ngay cả các bầy tôi ở ngoài triều như võ lão tướng Hoàng Phùng Cơ, vì thù riêng mà giết văn lão thần Dương Trọng Tế, ai nấy cảm thấy nguy cơ, cũng vội vàng chạy đến với Nguyễn Huệ mong được sống.

85 Tờ bẩm của Lê Duy Cẩn ngày 22, tháng 10 năm Càn Long 53 lưu giữ tại Quân Cơ Xứ, Nguyệt Triệp Bao, hòm số 2778, bao số 163, số hiệu 39036 (Trang Cát Phát: sđd tr. 365-6) Bao, hòm số 2778, bao số 163, số hiệu 39036 (Trang Cát Phát: sđd tr. 365-6)

Duy Kỳ lại bội ước cắt đất, cùng với Nguyễn Chỉnh tập hợp binh chúng gây rối ở đất Nghệ An, thành thử Nguyễn Huệ phải sai gia tướng đem quân từ Thuận Hóa rong ruổi kéo vào kinh đô, phạt tội Nguyễn Chỉnh. Duy Kỳ bị Nguyễn Chỉnh ép phải xuất bôn, Nguyễn Chỉnh thua trận mà chết, Duy Kỳ lưu lạc, không biết ở đâu.

Tháng ba năm nay, Nguyễn Huệ tiến vào đô thành, chiêu an các quan lại đang tứ tán các nơi, hỏi người trong nước xem con cái vua trước có ai, các quan văn võ cùng người già cả viên mục mới xin Nguyễn Huệ ở lại trị nước không để họ nhà Duy Cẩn nữa86. Theá nhưng Nguyễn Huệ là người lễ phép khiêm tốn, thấy Duy Cẩn là máu huyết của tiền vương, trước đây khi huynh trưởng mất sớm (tức thái tử Duy Vĩ), đã từng được tiền vương lập làm thế tử, nên ủy nhiệm việc giám quốc, tế lễ, lại sợ thế lực yếu ớt, người trong nước không theo, nên để gia thần cầm quân ở lại trấn thủ, còn như binh dân của Duy Cẩn nhất thiết trả lại cả, rồi đưa quân trở về Thuận Hóa …

Sau đó chúng tôi đã từng đem tình hình trong nước sai quan ở biên giới tâu lên mọi việc, thế nhưng kẻ viên mục giữ ải cầm ấn trốn đi, quan thiên triều lại lờ mờ không rõ chuyện, thành ra quốc thư không đến được. Còn như việc mẹ và quyến thuộc của Lê Duy Kỳ đem khổ tình vong quốc khẩn cầu thượng hiến thương xót đưa về nước, dựa vào lòng vỗ về kẻ ở xa của đại hoàng đế xuống đến chúng tôi, thượng hiến tuân phụng thánh ý, không đành để cho giòng giõi nhà Duy Cẩn tôi bị tàn lụi, thương xót cả thần dân nên mong cho có đường khôi phục.

Trộm nghĩ Duy Kỳ không giữ nổi xã tắc, đi rồi không biết tung tích ra sao, còn Nguyễn Huệ quả không có ý chiếm đoạt, nay người ta bịa đặt ra rằng cướp nước, xin thượng hiến lấy danh nghĩa bá cáo cho mọi người, lại tâu lên đại hoàng đế để đem mấy chục vạn thủy lục quan binh các tỉnh, định thời hạn đem sang tiễu trừ, lại sức cho thần dân bản quốc các nơi chia nhau ứng phó, những kẻ bất mãn trong nước trong lòng khấp khởi, chỉ vì người trong họ nhà Duy Cẩn bỏ nước mong lấy lại, gây chuyện can qua nên tâu lên sự việc không rõ ràng khiến thiên triều vì lòng thành mà cực chẳng đã phải điều động đến binh đao.

Trộm nghĩ thân thuộc nhà Duy Cẩn có lẽ vì hung hăng quá mà đành lòng làm thế chứ bản quốc bốn năm năm nay đói khổ điêu tàn chưa hồi phục, một khi thiên binh nhập quốc, ngoài việc bầu nước giỏ cơm ra đón chắc không thể cung ứng nổi, nhân dân trẻ già lớn bé trốn tránh hết, thật không phải là điều thuận tiện cho thượng hiến tuyên bá lòng nhân ái của hoàng đế đến phương xa, ban bố huệ đức cho dân chúng, vậy xin tra xét rõ ràng việc Nguyễn Huệ nhập quốc rồi lại trở về,

Một phần của tài liệu NGUYÊN NHÂN THANH TRIỀU ĐỘNG BINH (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)