Ann Paludan, tr 203 (Macartney’s Embassy)

Một phần của tài liệu NGUYÊN NHÂN THANH TRIỀU ĐỘNG BINH (Trang 33 - 36)

IV/ TOAN TÍNH CỦA THANH ĐÌNH

63 Ann Paludan, tr 203 (Macartney’s Embassy)

Đây là một vinh dự đặc biệt cho một người gốc Hán tộc như họ Tôn. Tâm sự Tôn Sĩ Nghị cũng giống như tâm sự nhà nho nước ta là Nguyễn Công Trứ luôn luôn muốn “có

danh gì với núi sông”. Ở vào tuổi gần “cổ lai hi”, họ Tôn mong mỏi một công nghiệp

rực rỡ và biến loạn ở nước Nam chính là một cơ hội nghìn năm một thuở. Trương Bửu Lâm đã có nhận xét khá chí lý như sau:

Tôn Sĩ Nghị thiếu hẳn một chiến tích trong hoạn lộ. Ông ta chắc cũng tự so sánh mình với tổng đốc Mân Triết kế bên là Phúc Khang An, vốn cũng là một văn quan, nhưng nay nổi tiếng về võ nghiệp. Đến khi cuộc chinh phạt Đài Loan năm 1787 thì Tôn Sĩ Nghị lại càng bồn chồn. Thành thử trong nhiệm vụ tổng đốc Lưỡng Quảng, họ Tôn cũng chuẩn bị một chiến dịch quân sự, dù rằng chưa được lệnh làm việc đó. Ngờ đâu khi cuộc chiến bình định Đài Loan nổ ra, Phúc Khang An lại được chỉ định làm nguyên soái.64

Cuối năm 1788, ông đem quân sang đánh nước ta, vào thành Thăng Long được vua Càn Long đặc biệt thăng lên Mưu Dũng Công (謀勇公) ngay tại mặt trận. Thế nhưng chưa đầy một tháng đã bị đại bại chạy về nên bị cách chức, triệu về Bắc Kinh làm việc trong Quân Cơ Xứ rồi cuối năm ra làm tổng đốc Tứ Xuyên. Năm 1790 lại sang làm tổng đốc Lưỡng Giang (Giang Nam – Giang Tây). Sau đó Tôn lại cùng với Phúc Khang An đem quân sang đánh Miến Điện (1792), lập nhiều công trạng và nổi tiếng về tính toán quân nhu, tiếp liệu và được về làm một trong vài các thần của Quân Cơ Xứ. Từ 1795 đến 1796, ông lại trở về làm tổng đốc Tứ Xuyên, thời kỳ mà người Miêu đang nổi lên ở Quí Châu, Hồ Nam cùng một lúc với các giáo phái ở Tứ Xuyên, Hồ Bắc.

Cứ như sử chép, họ Tôn không phải là một nhà cai trị kém và những tài liệu còn ghi lại chứng tỏ cuộc chinh phạt An Nam được chuẩn bị khá chu đáo (xin xem thêm Việt Thanh chiến dịch). Việc thua trận một phần lỗi là ở chính vua Càn Long và cũng vì thế Tôn Sĩ Nghị chỉ bị trách phạt rất nhẹ, sau đó lại thăng tiến rất nhanh. Tôn Sĩ Nghị, Phúc Khang An và Minh Lượng là ba danh sĩ cuối đời Càn Long, tiểu sử chép chung trong một quyển. Ông chết tháng 5 năm 1796 sau khi dẹp xong loạn người Miêu và Bạch Liên Giáo. Tôn Sĩ Nghị là người nổi tiếng về văn tài, cùng với Kỷ Hiểu Lam (紀曉嵐) và Lục Tích Hùng (陸錫熊) là ba người được chỉ định trông coi biên tập bộ Tứ Khố Toàn Thư. Ông tính thích sưu tầm các loại đá lạ không kém gì Mễ Phế đời Tống.65

64 Truong Buu Lam: Intervention versus tribute in Sino-Vietnamese Relations, 1788-1790 (John K. Fairbank (ed.): The Chinese World Order Cambridge: Harvard University Press, 2nd printing 1970) tr. 168 Fairbank (ed.): The Chinese World Order Cambridge: Harvard University Press, 2nd printing 1970) tr. 168 65 Tài liệu về Tôn Sĩ Nghị trích trong các nguồn tham khảo sau đây: Cao Dương. Thanh Triều Đích Hoàng Đế, Q. II, (Đài Bắc Viễn Ảnh xb sự nghiệp công ty, 1989) tr. 639-40. Trung Quốc Danh Nhân Tự Điển (Tang Lệ Hòa chủ biên), (Đài Bắc: Đài Loan Thương Vụ Ấn Thư Quán, 1979) tr. 750, Arthur W. Hummel. Eminent Chinese of the Ch’ing Period 1644-1912 (Taipei: Ch’eng Wen Publishing Company 1970) tr. 680-2

Sự tương đồng trong tham vọng của vua Cao Tông muốn đủ 10 võ công oanh liệt và mong mỏi của Tôn Sĩ Nghị chính là nguyên nhân trực tiếp của lần động binh này.

C/ Từ một nhóm người tị nạn đến chiêu bài “hưng diệt kế tuyệt”

Tôn Sĩ Nghị nhận được chỉ dụ của vua Càn Long nên xem xét tình hình mọi việc đến ngày mồng 8 tháng 7 năm Càn Long thứ 53 (Mậu Thân 1788) tâu lên chính yếu dịch ra như sau: 66

Tra xét việc hai họ Lê Nguyễn thù hằn giết chóc lẫn nhau nguyên do đã từ lâu. Theo lời bọn Nguyễn Huy Túc thì Nguyễn Nhạc là một họ nhỏ đất Tây Sơn, không phải họ lớn phụ chính (tức chúa Nguyễn ở Đàng Trong) nhưng hai bên đánh lẫn nhau cũng đã nhiều năm. Nay đất An Nam (nói về Bắc Hà) một nửa thuộc về Nguyễn Nhạc còn tự tôn vẫn làm chủ một giải Sơn Nam, đất đó có thể giữ được, quân binh có thể chiến đấu, xem ra dòng nhà Lê chưa đến nỗi tuyệt, tước mà bản triều phong cho vẫn còn.

Còn như đất đai khi rộng khi hẹp, quốc thế lúc thịnh lúc suy, ngoại phiên của thiên triều thật nhiều, thế không thể lấy thước tấc mà đo, không phải lúc nào cũng lấy binh mã lương tiền của nội địa mà bao biện cho được. Nếu Nguyễn Nhạc có bụng chiếm cả nước An Nam, không để cho tự tôn một tấc đất, một nước triều cống trong một trăm mấy chục năm qua, nay bỗng dưng bị diệt, thực có liên quan đến thể thống thiên triều, không thể không điều động quan binh phạt bạo thảo tội. (ở đây có lời châu phê của vua Càn Long: Trẫm phân vân chính là ở chỗ đó) Dụ chỉ của hoàng thượng thật công bằng ngay chính, thần chỉ biết tùy thời tùy việc mà tuân theo biện lý.

Xin để cho thần tìm hiểu dư luận cho kỹ lưỡng, hỏi cặn kẽ tình hình nước man di kia, nếu như Nguyễn Nhạc có bụng gây họa, muốn chiếm cả nước An Nam thì nội địa không thể chỉ vì họ Lê trợ thế dương uy, e rằng tự tôn khó có thể giữ được nước, càng lúc càng tan rã, lúc đó Nguyễn Nhạc có cả nước An Nam, khí cục đã thành, không thể không hao phí binh lực nội địa, đến lúc đó cũng đã muộn rồi, thành thử thần xin được điều bát binh lực các nơi chung quanh, huấn luyện thao phòng, nói rõ định ngày ra quân, chia đường tiến đánh.

Nói tóm lại, nhà Thanh khi đó cũng chưa nắm vững tình hình nước ta, nhất là không biết Lê Duy Kỳ đang ở đâu, còn sống hay đã chết. Chính vì thế, vua Càn Long tuy có ý động binh nhưng vẫn dè dặt. Vả lại chủ trương của họ vẫn là chờ đợi cho Lê Duy Kỳ và các nhóm cần vương nổi dậy, chia xẻ gánh nặng cho quân Thanh đồng thời khiến cho thực lực nước Nam suy yếu ngõ hầu chiếm đóng dễ dàng hơn. Riêng Tôn Sĩ Nghị, một

66 Trang Cát Phát, sđd tr. 349, Cung Trung Đáng, hòm số 2727, bao 219, số hiệu 54476, tấu triệp của Tôn Sĩ Nghị đề ngày mồng 8 tháng 7, Càn Long thứ 53 (1788); Quân Cơ Xứ, nguyệt triệp bao, hòm số 2778, Sĩ Nghị đề ngày mồng 8 tháng 7, Càn Long thứ 53 (1788); Quân Cơ Xứ, nguyệt triệp bao, hòm số 2778, bao 162, số hiệu 38895, bản sao tấu triệp của Tôn Sĩ Nghị ngày mồng 8 tháng 7 năm CL 53.

mặt ông ta ra vẻ kẻ cả nói theo ý vua Càn Long, một mặt xin lập tức xua binh sang đánh nước ta.

Một phần của tài liệu NGUYÊN NHÂN THANH TRIỀU ĐỘNG BINH (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)