Nghĩa đen vin vào vảy (con rồng), tựa vào cánh (con phượng), tức là phò tá một bậc minh chủ (còn viết là phàn long phụ phượng)

Một phần của tài liệu NGUYÊN NHÂN THANH TRIỀU ĐỘNG BINH (Trang 46 - 47)

V/ PHẢN ỨNG CỦA ĐẠI VIỆT

81 nghĩa đen vin vào vảy (con rồng), tựa vào cánh (con phượng), tức là phò tá một bậc minh chủ (còn viết là phàn long phụ phượng)

nước trình lên, để cho việc nước sớm êm, khỏi gây hấn nơi biên cảnh, có phải là lập được công lớn cho nước nhà hay chăng? Cớ sao các ông lại nỡ nhẹ lời, khom mình hướng về phương bắc, không biết suy nghĩ ra thế nào? Hay là các ông cho rằng quan binh của ta không địch nổi binh lực đại quốc nên lo cái kế sách vẹn toàn chăng? Có biết đâu chuyện thắng phụ của binh gia là do cái lý thẳng hay cong chứ đâu phải là do quân nhiều hay ít.

Nước ta tuy nhỏ nhưng vẫn dựa vào lẽ trời, từ xưa cũng có lúc hưng lúc phế, cũng là sự thường. Ngày nay vương nghiệp đang lên, ấy cũng là thuận lòng trời vậy. Nội địa tuy có tinh binh trăm vạn nhưng cũng không qua khỏi cái lẽ phế hưng, nếu như muốn xâm lấn nước ta thì lấy cái danh nghĩa gì? Các ông há chẳng thấy vương thượng chúng ta anh võ như thế nào, binh tinh tướng dũng như thế nào, khi mới khởi nghĩa chỉ lưa thưa một nhóm, thế mà Chiêm Thành, Xiêm La đều thua xiểng liểng, huống hồ hôm nay đã có toàn cõi nước Việt ta, đất rộng dân đông, gấp trăm lần khi trước, nhưng cũng đã sai sứ trình lên một niềm cung thuận. Nước lớn có chinh phạt chi binh thì nước nhỏ cũng có kế sách chống đỡ, các ông việc gì mà phải lo?

Còn như Lê Duy Kỳ phạm tội đào vong, chắc đã chết nơi rừng sâu nước độc nào rồi, nếu có sống mà trở về thì cũng có khả năng giữ được nước hay chăng? Lẽ hưng vong đến đàn bà trẻ con cũng biết, các ông không lẽ không nhận ra được hay sao? Nếu như còn nghĩ đến ơn xưa thì hãy mau quay đầu lại, đem gián văn của ta trước đây trình lên để liệt vị đại nhân chiếu cố, cho người trần tình nơi cửa khuyết, mong được thiên triều hiểu cho nguyên nhân, ắt sẽ bàn thảo xử trí, hai đằng trong ngoài đều ấm êm, chẳng phải đẹp hay sao? Còn như thay lòng đổi dạ, nhất định không chịu quay về, thì cái nợ bội bạc kia, không còn đường nào mà chạy được nữa, cái tội bỏ đi, quan hệ không nhỏ, các ông hãy suy nghĩ cho kỹ, đừng để phải hối hận về sau.

Nay hiểu dụ.

Thái Đức năm thứ 11, ngày mười một tháng chín.

Trong khi đó, ngày mồng 4 tháng 8 Lê Quýnh thì cùng với Lê (Duy) Đản (黎亶), Trần Danh Án (陳名案) đến Khâm Châu đi theo đường thuỷ trở về, mồng 8 tháng 9 đến đến Hải Dương đi tìm Lê Duy Kỳ. Khi đó Lê Duy Kỳ lẩn trốn trong dân chúng mỗi lúc ở một nơi, khi Lê Quýnh đến Tứ Kỳ (四岐) thì hai bên gặp nhau.

Ngày 15 tháng 9 năm đó, Lê Quýnh mang lá thư của Lê Duy Kỳ từ Tứ Kỳ lên đường trở lại Trung Hoa.82 Mặc dù trước đây không lâu (ngày 24 tháng 8), Lê Duy Kỳ đã gửi

Một phần của tài liệu NGUYÊN NHÂN THANH TRIỀU ĐỘNG BINH (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)