Tờ bẩm của Phan Khải Đức hiện giữ tại Cung Trung Đáng, hòm số 2778, bao số 163, số hiệu 39032, ngày mồng một tháng 8 năm Càn Long 53 Tờ bẩm này bên phải có gắn xi đóng dấu vàng, ghi rõ là “kèm

Một phần của tài liệu NGUYÊN NHÂN THANH TRIỀU ĐỘNG BINH (Trang 38 - 39)

V/ PHẢN ỨNG CỦA ĐẠI VIỆT

71tờ bẩm của Phan Khải Đức hiện giữ tại Cung Trung Đáng, hòm số 2778, bao số 163, số hiệu 39032, ngày mồng một tháng 8 năm Càn Long 53 Tờ bẩm này bên phải có gắn xi đóng dấu vàng, ghi rõ là “kèm

ngày mồng một tháng 8 năm Càn Long 53. Tờ bẩm này bên phải có gắn xi đóng dấu vàng, ghi rõ là “kèm theo nguyên văn của trấn thủ Lạng Sơn nước An Nam để cho hoàng đế ngự lãm, tra xét quả đúng là di quan nhưng không có đóng dấu, vì chưng con dấu cũ do vua Lê nước nam cấp cho đã bị họ Nguyễn thu mất rồi, nay chỉ có nguỵ ấn nên không dám dùng”. Trang Cát Phát sđd tr. 355-6

Trộm nghĩ việc như hiện nay, dân nước tôi đã khổ vì loạn lạc, lại thiếu người chăn dắt, nếu như thiên triều động binh ắt sẽ giỏ cơm bầu nước, chỉ tiếc sao không đến cho mau mau, huống chi tôn đài đã theo lệnh của đại hoàng đế, lòng yêu phiên vương, khôi phục cho nghiệp bá của dòng họ Lê, truyền hịch khắp nơi ắt dù cây cỏ cũng thành binh lính, chỗ hiểm trở nào mà không tiêu diệt, chỗ kiên cố nào mà không tan vỡ, huống chi là một thằng mọi đen ở đất Tây Sơn?

Những kẻ sĩ có chí, thấy cơ hội này nghĩ có thể giải quyết được việc của nước An Nam chẳng mấy chốc mà xong, cho nên đã xin hạ chức nghinh đón quốc vương, chuẩn bị binh giáp trong trấn, ắt quốc vương vì việc này mà phục quốc, binh Tây Sơn nghe tiếng mà rút lui, bản chức không mất tiếng trung với họ Lê, không mất tiếng nghĩa với họ Nguyễn, thật quả là ơn đức không khác gì cha mẹ của tôn đài. Kính bẩm.

Càn Long năm thứ 53, ngày mồng một tháng 8.

Họ Phan đinh ninh rằng lòng người vẫn còn lưu luyến chúa cũ, quân Thanh nếu tiến qua dân chúng ắt sẽ “giỏ cơm bầu nước” (đan thực hồ tương) chạy ra nghinh đón. Khi đó Tôn Sĩ Nghị đang ở tại Long Châu, Phan Khải Đức xin với viên quan nhà Thanh giữ ải để được qua yết kiến quan tổng đốc. Ngày mồng 6 tháng 8 năm đó, họ Phan cùng ba đầu mục và 6 người tuỳ tòng đi qua ải Nam Quan. Khi Tôn Sĩ Nghị cho vào gặp cũng sợ không biết có thực sự là đúng không, e ngại thông ngôn dịch sai nên cầm tờ bẩm lật qua lật lại tra vấn, họ Phan tâu rằng “vốn dĩ là dân nhà Lê lầm đường theo họ Nguyễn,

nay được đọc tờ hịch của thiên triều, vừa hối hận vừa hổ thẹn nên tình nguyện đón chủ cũ để chuộc tội” 72.

Ngoài ra, các đầu mục xã Hoa Sơn, châu Thất Tuyền là Nguyễn Trọng Khoa (阮仲科) và Nguyễn Trọng Đặng (阮仲鄧)cả thảy năm người cũng kéo đến Nam Quan tình nguyện kéo dân quân 700 người đi theo quân Thanh để đánh Nguyễn Huệ.73 Tin quân Thanh sắp sửa sang đánh nước ta khiến các khu vực biên giới chấn động, không ít châu huyện tự nguyện xin đầu phục quân Tàu.

Nghe tin quân Thanh sẽ động binh trợ giúp, Lê Duy Kỳ vội vàng dâng biểu tự nguyện làm nội ứng cho địch. Tuy nhiên vì sự liên lạc không chu đáo, tờ biểu của Lê Duy Kỳ gửi ngày 24 tháng 8 chưa tới tay Tôn Sĩ Nghị nên Thanh triều chưa biết Lê Duy Kỳ còn sống hay đã chết, hiện đang ở đâu nên không thể tính toán ra sao cho thoả đáng. Trong khi đó, đám tòng vong nhà Lê cũng nóng ruột muốn Lê Duy Kỳ ra mặt để việc cầu viện nhà Thanh được danh chính ngôn thuận. Khi được đưa về phủ Nam Ninh, sáu người trong nhóm, đứng đầu là Nguyễn Huy Túc lập tức tình nguyện theo đường núi về nước kiếm Lê Duy Kỳ, trước là thông báo tin tức gia quyến đang bình an sống bên

Một phần của tài liệu NGUYÊN NHÂN THANH TRIỀU ĐỘNG BINH (Trang 38 - 39)