Chen-Ya Tien, Chinese Military Theory, Ancient and Modern tr 70-1 (bản dịch Nguyễn Duy Chính)

Một phần của tài liệu NGUYÊN NHÂN THANH TRIỀU ĐỘNG BINH (Trang 30 - 31)

IV/ TOAN TÍNH CỦA THANH ĐÌNH

51Chen-Ya Tien, Chinese Military Theory, Ancient and Modern tr 70-1 (bản dịch Nguyễn Duy Chính)

Nông dân vùng lụt một cổ hai tròng, trong khi nhà tan người mất lại còn phải gánh vác việc hộ đê. 52

Các sử gia cho rằng giai đoạn này tuy văn minh Hoa Hạ lên đến cực điểm nhưng cũng là thời kỳ khởi đầu của suy tàn, vì triều đình dồn hết tiền bạc tài vật vào những chi tiêu xa xỉ của cung đình.

Buổi tiệc khánh thọ hoàng đế (emperor’s birthday) kéo dài vài thời kỳ, mỗi giai đoạn 10 ngày và tiêu một khoản tiền lớn. Chẳng hạn, những cảnh trí nhân tạo dựng lên dọc theo con đường từ Viên Minh Viên đến Tử Cấm Thành để chúc mừng vua Càn Long 80 tuổi tiêu tốn hơn 1,100,000 lượng bạc.53

Khi vua Ung Chính băng hà, trong kho nhà Thanh còn 24 triệu lượng bạc. Những năm phú túc của giai đoạn đầu đời Càn Long khiến cho đến 1786 quốc khố có đến 50 triệu lượng. Nhà vua cho xây Viên Minh Viên, một khu nghỉ mát tráng lệ vào bậc nhất ở phía tây Bắc Kinh. Giai đoạn đó văn chương, mỹ thuật cũng lên đến cực điểm và những sứ thần Tây Phương khi đến Bắc Kinh đã phải trầm trồ về hàng trăm công trình huy hoàng của nhà Thanh. Thêm vào đó, mặc dầu dân tình đói kém vua Càn Long vẫn dùng đến 200 triệu lượng bạc vào kinh phí binh bị cho những cuộc “chinh phạt”, khiến quốc khố trở nên trống rỗng.54 Tới cuối đời Càn Long, dân số Trung Hoa tăng vọt khiến học giả Hồng Lượng Cát (Hung Liang-chi 1746-1809) -- mà sau này được mệnh danh là “Chinese Malthus” -- đã phải báo động về mức độ tiêu thụ và xa xỉ của thế hệ ông sẽ gây họa cho con cháu.55 Năm 1790 là năm vua Càn Long ăn mừng Bát Tuần khánh thọ, cũng là năm cung điện mùa hè thứ 72 của ông hoàn tất.

Đến thời đó, quan lại và tướng lãnh càng ngày càng sa đọa, tiêu rất nhiều mà kết quả chẳng bao nhiêu. Cả một triều đình xa xỉ, thối nát từ trên xuống dưới một phần cũng bởi chính viên Tể Tướng được sủng ái là Hòa Khôn56 (Ho Shen 和珅 1750-1799) là kẻ nhũng lạm nhiều hơn cả. Hoà Khôn vốn chỉ là một tên lính thuộc Hồng Kỳ binh gác cửa cung điện. Một hôm, vua Càn Long ngự giá trông thấy dáng dấp bảnh bao của gã, lập tức cảm thấy yêu mến và đem lòng sủng ái. Khi đó vua Càn Long đã 65 tuổi, còn Hoà Khôn chỉ mới 25.57 Hoà Khôn được cất nhắc lên những chức vụ cao và chẳng mấy chốc đã lên tới Phó Đô Thống, rồi Thị Lang, đến năm 1786 lên đến Đại Học Sĩ.58

Một phần của tài liệu NGUYÊN NHÂN THANH TRIỀU ĐỘNG BINH (Trang 30 - 31)