KDVSTGCM – Chính Biên, quyển XLVII (47)

Một phần của tài liệu NGUYÊN NHÂN THANH TRIỀU ĐỘNG BINH (Trang 26 - 27)

IV/ TOAN TÍNH CỦA THANH ĐÌNH

46 KDVSTGCM – Chính Biên, quyển XLVII (47)

như thời nhà Hồ, quân Minh đưa Trần Thiêm Bình về nước. Chính vì thế, việc đầu tiên Tôn Sĩ Nghị phải làm là tìm ra tung tích vua Lê cho được danh chính ngôn thuận trước khi có thể xin vua Càn Long chấp thuận cho động binh.

B/ Thanh triều hăm dọa động binh

Nguyễn Huệ cũng hay biết tin này nên sai quan trấn thủ Văn Uyên (文淵) là Hoàng Đình Cầu (黃廷球) và Nguyễn Đình Liễn (阮廷璉) đem lễ vật lên tiến cống, trên từ biểu ký tên là Nguyễn Quang Bình (阮光平)47. Tuy chưa biết rõ tình hình ra sao nhưng Tôn Sĩ Nghị cũng hư trương thanh thế để dò xem phản ứng của quân Tây Sơn thế nào. Ngày mồng 1 tháng 7 năm Càn Long thứ 53 (1788), Tôn Sĩ Nghị đích thân đến trấn Nam Quan ra lệnh cho hộ tân thái hiệp Vương Đàn (王檀) đứng trên cửa quan, lớn tiếng đọc bản hịch kết tội đại lược dịch ra như sau:

Hỡi Nguyễn Nhạc kia, ngươi có dạ soán nghịch, quan tổng đốc nghe được nên đã đích thân đến đây, đang tâu lên đại hoàng đế để điều động mười vạn quan binh các tỉnh Vân Quí Xuyên Quảng Phúc Kiến chia ra các đường sang tiễu trừ. Nếu Nguyễn Nhạc ngươi biết hối tội mà nghinh đón chủ cũ về thì được bảo toàn tính mạng, chớ có mong đem cống vật mà mua chuộc thiên triều.

Đại hoàng đế ta hành sự còn hơn cả ba đời đế vương thuở trước, muốn cho vạn đời sau ngưỡng mộ, lẽ nào lại đi nghe lời lật lọng đổi thay của nghịch thần các ngươi để làm loạn phép vua. Còn bọn di mục các ngươi vốn dĩ là quan họ Lê, nay trở mặt đi thờ kẻ thù, thay chúng đến cửa quan cầu khẩn, quả thực không biết liêm sỉ là gì, đáng lẽ bản chức tâu lên đem các ngươi ra chính pháp, có điều thương các ngươi chức quan nhỏ bé, chẳng đáng trừng trị, mau mau quay về hiểu dụ Nguyễn Nhạc, hoạ phúc chỉ trong chớp mắt, kỳ hạn nay đã đến rồi.48

Vương Đàn đọc xong liền ném hịch văn qua bên ngoài tường để cho quân Tây Sơn nhặt được. Lê Duy Kỳ vốn dĩ có ba anh em cùng cha khác mẹ, người lớn nhất là tự tôn Lê Duy Kỳ, người kế tiếp là Điền Quận Công Lê Duy Lứu (佃郡公黎維鎦), sau nữa là Lạn Quận Công Lê Duy Chỉ (蘭郡公黎維祗)49. Trong khi Lê Duy Kỳ còn đang lẩn trốn, nay chỗ này, mai chỗ khác thì hai người em khởi binh chống lại nhà Tây Sơn. Lê Duy Lứu nổi lên ở Tuyên Quang, Hưng Hoá, Lê Duy Chỉ nổi lên ở Thái Nguyên, Kinh

Một phần của tài liệu NGUYÊN NHÂN THANH TRIỀU ĐỘNG BINH (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)