Quân Cơ Xứ, nguyệt triệp bao, hòm 2778, bao 163, số 39026 Tờ trình của Lê Duy Kỳ đề ngày 15 tháng 9 năm Càn Long 53 (1788) Trang Cát Phát: sđd tr 352 Lá thư này dùng nhiều điển tích lắt léo,

Một phần của tài liệu NGUYÊN NHÂN THANH TRIỀU ĐỘNG BINH (Trang 48 - 49)

V/ PHẢN ỨNG CỦA ĐẠI VIỆT

83 Quân Cơ Xứ, nguyệt triệp bao, hòm 2778, bao 163, số 39026 Tờ trình của Lê Duy Kỳ đề ngày 15 tháng 9 năm Càn Long 53 (1788) Trang Cát Phát: sđd tr 352 Lá thư này dùng nhiều điển tích lắt léo,

tháng 9 năm Càn Long 53 (1788) Trang Cát Phát: sđd tr. 352. Lá thư này dùng nhiều điển tích lắt léo, giọng văn giống như văn chương trong Bắc Hành Tùng Ký nên có thể do Lê Quýnh thay vua Lê soạn ra. Chúng tôi không hiểu hết nên chỉ dịch theo ý.

Qua lá thư này, chúng ta có thể phần nào hình dung được tâm sự của vua tôi nhà Lê lúc đó. Bọn Lê Quýnh ở Trung Hoa ắt cũng đã nhiều lần nghe quan lại nhà Thanh phô trương thanh thế, lúc nào cũng coi các tiểu quốc như rơm rác, không khỏi nói quá lên một phần. Di thần nhà Lê nghe được càng chắc mẩm phen này sẽ lấy lại nước nên khi gặp Lê Duy Kỳ ắt cũng có đôi điều huênh hoang, khoác lác. Chính vì thế, trong bài biểu gửi Tôn Sĩ Nghị, vua Lê không những hạ mình khiêm tốn, lại cũng đề cao quân Thanh, dùng những chữ như “sổ thập vạn tì hưu” (vài chục vạn quân hùm hổ), “tịnh tập

sưu lô” (tập trung chiến thuyền), “vận kỷ lộ ức vạn thiên chi ngân mễ” (vận chuyển mấy

đường ức vạn nghìn bạc tiền, gạo thóc) ... Lẽ dĩ nhiên những con số đó không phải thật, nhưng có thể trong thâm tâm vua tôi Lê Duy Kỳ cũng tin tưởng vào sức mạnh của quân Thanh, kỳ vọng vào họ rất nhiều và không khỏi bẽ bàng khi đối diện với sự thật sau này.

Hi vọng càng lớn, thất vọng càng sâu, hai thái cực đó chúng ta sẽ xét tới và hiểu được tại sao về sau khi lưu lạc nơi xứ người, hầu hết đám cựu thần nhà Lê đã không còn chí hướng khôi phục mà chấp nhận thay áo, gọt đầu ở lại Trung Hoa. Chúng ta còn thấy những con số đó ở nhiều biểu văn khác, của chính quan lại nhà Thanh cũng như của quan binh Đại Việt, và nhiều tác giả đã vin vào đó để thổi phồng lực lượng đoàn quân ngoại nhập. Tuy nhiên, khi xét lại tương quan lực lượng và đánh giá một cách khách quan, chúng ta có thể kết luận rằng những ước lượng đó không chính xác.

Khi chuyển lên ngoài tờ biểu của Lê Duy Kỳ, chính tay Lê Quýnh lại cũng viết thêm một tấu thư khác, nguyên văn dịch ra như sau: 84

Nước An Nam từ khi lập quốc đến nay chỉ có họ Lê là được nước một cách chính đáng, ân huệ ban bố đến lòng dân, lễ nghĩa cũng kết nối được chí sĩ phu. Giữa đường họ Mạc tiếm vị mất hơn 60 năm, vậy mà lòng người hướng về triều đại cũ vẫn không đổi. Rồi trung hưng hơn hai trăm năm, có họ Trịnh phụ chính, đời đời nắm quyền, vua nước tôi tuy là chủ của hạ quốc nhưng phương nam có họ Nguyễn phụ chính, riêng một cõi, bắc có Trịnh phụ chính, giữ binh quyền cho tới ngày nay.

Cả Trịnh lẫn Nguyễn đều bị Nguyễn Nhạc đánh đuổi, khi đó lòng người ai cũng coi họ là cái bệnh của nước nên không kháng cự. Đến khi lòng dạ Nguyễn Nhạc lộ ra, càng lúc càng thêm càn rỡ. Chỉ trước đây mấy năm, Nguyễn tặc tự đặt niên hiệu Thái Đức. Nay lại thêm tội cướp nước phạm thượng, dân chúng khắp nơi nổi lên chống lại, đủ biết họ Lê ân trạch thấm nhuần, không gọi mà đồng lòng, biết điều nhân thì dân hướng về, Nguyễn tặc tuy mạnh, cũng không thể ép người ta phải theo.

Một phần của tài liệu NGUYÊN NHÂN THANH TRIỀU ĐỘNG BINH (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)