Các quy định của Điều ước quốc tế liên quan đến quyền ngăncấm

Một phần của tài liệu quyền ngăn cấm sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo pháp luật việt nam (Trang 33)

5. Kết cấu đề tài

1.3 Những quy định của phápluật Việt Nam và phápluật quốc tế có liên

1.3.2 Các quy định của Điều ước quốc tế liên quan đến quyền ngăncấm

1.3.2.1 Hiệp định TRIPS

Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền SHTT (viết tắt là Hiệp định TRIPS), được kí kết ngày 15 tháng 4 năm 1994 và có hiệu lực ngày 1 tháng 1 năm 2000. TRIPS là một hiệp định đa phương, nằm trong hệ thống các hiệp định của Tổ Chức Thương mại Thế giới bao gồm phần mở đầu với 6 phần và 73 điều.

Về vấn đề ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu trong hiệp định TRIPS quy định chủ sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký có độc quyền ngăn cấm những người khác không được sự đồng ý của mình sử dụng trong hoạt động kinh doanh các dấu hiệu trùng hoặc tương tự cho hàng hóa hoặc dịch vụ trùng hoặc tương tự với những hàng hóa hoặc dịch vụ được đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng như vậy có nguy cơ gây nhầm lẫn. Việc sử dụng cùng một dấu hiệu cho cùng một loại hàng hoá hoặc dịch vụ phải bị coi là có nguy cơ gây nhầm lẫn. Các quyền nêu trên sẽ không làm tổn hại đến bất kỳ quyền nào tồn tại trước, cũng không cản trở các thành viên cấp các quyền trên cơ sở sử dụng.

Chỉ dẫn địa lý trong hiệp định thương mại của quyền SHTT quy định các bên cần có những biện pháp ngăn chặn việc sử dụng phương tiện để gọi tên hoặc giới thiệu gây nhầm lẫn.

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi Trang 34 SVTH: Phan Thị Ngọc Hiểu

Trong khi đó về quyền chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ phải có quyền ngăn cấm những người không được phép của mình sản xuất, bán hoặc nhập khẩu những sản phẩm mang hoặc thể hiện một kiểu dáng là bản sao, hoặc về cơ bản là một bản sao, của kiểu dáng được bảo hộ đó, nếu các hành vi nói trên được thực hiện nhầm mục đích thương mại.

Ngoài ra các thành viên còn có thể quy định một số ngoại lệ nhất định đối với việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp với điều kiện là các ngoại lệ đó không mâu thuẩn với việc khai thác bình thường các kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ và không làm tổn hại một cách bất hợp lý tới lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ, và lợi ích hợp pháp của bên thứ ba.

Thiết kế bố trí quy định về quyền ngăn cấm không một thành viên nào được coi là bất hợp pháp việc thực hiện bất kỳ hành vi nào nêu tại Điều đó đối với mạch tích hợp chứa thiết kế bố trí bị sao chép bất hợp pháp hoặc bất kỳ sản phẩm nào chứa mạch tích hợp như vậy, nếu tại thời điểm tiếp nhận mạch tích hợp hoặc sản phẩm chứa mạch tích hợp đó người thực hiện hoặc khiến người khác thực hiện những hành vi nói trên không biết hoặc không có căn cứ hợp lý để biết rằng trong đó chứa thiết kế bố trí bị sao chép bất hợp pháp. Các thành viên phải quy định rằng kể từ thời điểm có đủ thông tin rằng thiết kế bố trí đó bị sao chép bất hợp pháp, người đó có thể thực hiện bất kỳ hành vi nào nói trên đối với hàng hoá đã tiếp nhận hoặc đã đặt trước thời điểm đó, nhưng phải trả cho người nắm quyền một khoản tiền tương đương với khoản tiền bản quyền thoả đáng như là thanh toán theo một li-xăng tự nguyện đối với thiết kế bố trí đó.

1.3.2.2 Công ước PARIS về bảo hộ sở hữu công nghiệp

Công ước PARIS về bảo hộ SHCN được kí kết ngày 20.3.1883 tại Paris, để có được một công ước hoàn chỉnh như hiện tại công ước này đã phải trải qua rất nhiều lần sửa đổi tại nhiều nước như Washington ngày 2.6.1911, tại LaHay ngày 6.11.1925, tại London ngày 2.6.1934, tại Lisbon ngày 31.10.1958 và Stockholm ngày 14.7.1967 cuối cùng được tổng sửa đổingày 28.9.1979. Việt Nam là một thành viên chính thức của Công ước từ năm 1949, tính đến nay đã có trong 162 nước thành viên của công ước này.

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi Trang 35 SVTH: Phan Thị Ngọc Hiểu

+ Nguyên tắc đối xử quốc gia + Quyền ưu tiên

+ Một số nguyên tắc chung đối với hệ thống bảo hộ quyền SHCN mà các nước thành viên phải tuân thủ

+ Các quy định về hành chính phục vụ cho việc thi hành Công ước.

Nguyên tắc “đãi ngộ như công dân” là một trong những nguyên tắc cơ bản mà Công ước này áp dụng trong việc điều chỉnh các quan hệ về bảo hộ quyền SHCN. Theo đó, khi tham gia Công ước công dân của bất kỳ thành viên nào của công ước cũng điều được hưởng sự bảo hộ quyền SHCN giống như công dân của nước sở tại. Ngay cả những công dân của quốc gia không phải là thành viên của công ước Paris hay là những doanh nghiệp thực sự quan trọng ở đó, thì cũng nhận được sự bảo hộ của công ước theo nguyên tắc này.

1.4 Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU QUYỀN NGĂN CẤM SỬ DỤNG ĐỐI TƯỢNG SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐỐI TƯỢNG SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Bảo hộ quyền SHCN là cách để thúc đẩy các hoạt động sáng tạo cũng như thu hút đầu tư cả trong nước và nước ngoài một cách tốt nhất.

Nói chung, quyền SHTT là các quyền xuất phát từ các sáng tạo trí tuệ của con người (như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp…). Để có được các thành quả sáng tạo trí tuệ này, thường phải đầu tư trí tuệ, công sức, tài chính, và trong nhiều trường hợp khoản đầu tư này là rất lớn23. Vì lẽ công bằng, chủ đầu tư của các thành quả này cần phải được bồi đắp chi phí đầu tư, từ đó có động lực cho hoạt động sáng tạo và đó chính là chức năng của hệ thống bảo hộ quyền SHCN. Nhà nước sẽ dành cho chủ sở hữu một khoảng thời gian nhất định để độc quyền khai thác và ngăn cấm người khác khai thác thành quả sáng tạo của mình nhằm thu hồi vốn đầu tư và thu lợi một cách hợp lý.

Một chế độ bảo hộ quyền SHCN có hiệu quả sẽ thúc đẩy đầu tư trong nước cũng như đầu tư nước ngoài, đặc biệt thu hút các công nghệ mới, tiên tiến phục vụ cho phát triển kinh tế đất nước. Chỉ có xây dựng và thực thi một chế độ bảo hộ có

23

ví dụ như thông thường để có thể đưa ra thị trường một loại thuốc chữa bệnh mới, cần phải tiêu tốn khoảng 100 triệu đôla Mỹ

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi Trang 36 SVTH: Phan Thị Ngọc Hiểu

hiệu quả quyền SHCN thì các nhà đầu tư nước ngoài mới tin tưởng các thành quả đầu tư của họ sẽ không bị đánh cắp ở Việt Nam và từ đó họ mới có thể sẵn sàng chuyển giao cho các doanh nghiệp Việt Nam hoặc trực tiếp đầu tư vào các doanh nghiệp do họ sở hữu ở Việt Nam.

Bảo hộ quyền SHTT nhằm tạo dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh. Sẽ không công bằng nếu một người bỏ vốn đầu tư để nghiên cứu tạo ra các sản phẩm mới cũng như đầu tư cho quảng cáo, khuyến mại để người tiêu dùng biết và mua sản phẩm trong khi một người khác không phải tốn kém vẫn bán được hàng do nhái sản phẩm của người khác. Đây chính là chức năng tạo dựng và bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh của cơ chế bảo hộ quyền SHTT nói chung và quyền SHCN nói riêng. Bằng cơ chế bảo hộ độc quyền, pháp luật SHTT chống lại mọi hành vi sử dụng các dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đang được bảo hộ cũng như những hành vi bộc lộ, sử dụng trái phép thông tin bí mật được bảo hộ. Từ đó tạo dựng và bảo vệ được môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.

Trải qua một quá trình phát triển, qua từng đợt cải cách thì SHTT đã có được một vị trí vững chắc, và được sự quan tâm của nhiều người trong nước cũng như nước ngoài một cách phổ biến hơn. Quyền về SHCN được coi trọng hơn, được quy định chặt chẽ hơn. Nước ta từ một nước nông nghiệp chuyển sang nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ thì không thể bỏ qua vấn đề SHTT được. Góp phần thành công trong sự nghiệp chuyển đổi đó là quyền độc quyền trong SHTT nói chung và trong SHCN nói riêng. Cùng với việc nước ta tham gia các công ước, các hiệp định quốc tế về SHTT đã giúp rất nhiều cho sự phát triển của SHTT. Đưa SHTT nước ta lên một bước cao hơn, khuyến khích thúc đẩy quá trình sáng tạo của các tài năng Việt ngày càng cao, những chế định để bảo vệ quyền sở hữu đề cao sự quan tâm của Nhà nước về lĩnh vực trí tuệ hơn mở ra một con đường mới cho nền công nghiệp hiện đại. Bên cạnh những lợi ích, những khuyến khích đó thì SHTT gặp cũng không ích khó khăn về sự cạnh tranh, việc bảo vệ những quyền lợi của những người sáng tạo ra các giá trị SHCN. Để thực hiện có hiệu quả việc bảo vệ người sáng tạo Nhà nước đã trao cho các chủ sở hữu quyền độc quyền để từ đó có thể phát huy cao hơn về tính nghiêm khắc và để bảo vệ thật chặt chẽ quyền về SHTT nói chung và quyền SHCN nói riêng.

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi Trang 37 SVTH: Phan Thị Ngọc Hiểu

CHƯƠNG 2

CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ QUYỀN NGĂN CẤM SỬ DỤNG ĐỐI TƯỢNG SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

Trong chương 2 này, những quy định của pháp luật về quyền ngăn cấm sử dụng đối tượng SHCN sẽ được người viết đề cập đến một cách khái quát nhất như chủ thể có quyền ngăn cấm, những hành vi nào bị ngăn cấm và hành vi nào không bị ngăn cấm. Mặc khác, những hành vi bị ngăn cấm thường gặp và cách thức xử lý, cũng như trách nhiệm của chủ sở hữu đối tượng SHCN cần phải làm những gì để ngăn cấm được những hành vi xâm phạm đó.

2.1 CHỦ THỂ CÓ QUYỀN NGĂN CẤM SỬ DỤNG ĐỐI TƯỢNG SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Quyền ngăn cấm sử dụng đối tượng SHCN là một trong những quyền quan trọng của đối tượng SHCN. Quyền ngăn cấm nói lên được sự công bằng, sự phân chia rạch ròi trong sự đóng góp của mỗi cá nhân tổ chức trong lĩnh vực SHTT. Để có được những thành quả về đối tượng SHCN (sáng chế, kiểu dáng, thiết kế mạch bố trí….), con người phải đầu tư trí tuệ, công sức tài chính và đôi khi còn có sự góp phần của những tài năng hi hữu trong mỗi con người. Đáp lại công sức đó khi chủ sở hữu các đối tượng SHCN thỏa mãn các điều kiện được luật quy định thì sẽ được Nhà nước bảo hộ, bảo vệ những thành công những sự sáng tạo mà con người đã dày công tạo ra. Nhưng cũng không ít trường hợp phát sinh tranh chấp, mâu thuẩn xảy ra xung quanh vấn đề về đối tượng SHCN. Từ đó quyền ngăn cấm sử dụng đối tượng SHCN được đề cao hơn phản ánh sự độc quyền nhằm tìm lại sự công bằng cho những người đã bỏ ra công sức tâm quyết để tạo ra đối tượng SHCN nhưng lại bị kẻ khác sử dụng một cách bất hợp pháp.

2.1.1 Chủ thể của quyền ngăn cấm

2.1.1.1 Chủ sở hữu của đối tượng sở hữu công nghiệp

Chủ thể có quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng SHCN thuộc quyền của mình (chủ thể quyền SHCN) là những người có đủ điều kiện và được cấp Văn bằng bảo hộ đối với đối tượng SHCN đó. Chủ sở hữu trong Bộ luật dân sự rất đa dạng tương ứng với các hình thức sở hữu được quy định trong Điều 172 Bộ luật dân

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi Trang 38 SVTH: Phan Thị Ngọc Hiểu

sự 200524. Theo đó, Điều 164 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “chủ sở hữu là cá

nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản”. Theo quy định trên, thì những chủ thể nào có đầy đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt thì sẽ trở thành chủ sở hữu. Chủ sở hữu là người có tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình, do đó khi xem xét một tài sản nào đó có phải là tài sản thuộc sở hữu của chủ sở hữu hay không phải

dựa trên các căn cứ xác lập quyền sở hữu do pháp luật quy định25. Luật SHTT và các

thông tư quy định một chủ sở hữu muốn xác lập quyền sở hữu của mình phải đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ, khi đó mới gọi là chủ sở hữu của các đối tượng SHCN ấy. Chủ sở hữu đối tượng SHCNđược quy định trong Luật SHTTcụ thể với từng đối tượng26:

 Chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng SHCN tương ứng.

 Chủ sở hữu tên thương mại là tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên thương

mại đó trong hoạt động kinh doanh.

 Chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp

Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc có nhãn hiệu nổi tiếng.

 Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh

một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong khi thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Tuy nhiên, có những trường hợp ngoại lệ không phải chủ thể nào cũng có thể sở hữu một loại tài sản nhất định cũng như không phải cứ đăng ký là sẽ được công nhận là chủ sở hữu. Chỉ dẫn địa lý là một ngoại lệ vì chủ sở hữu của đối tượng này không phải là một cá nhân hay một tập thể mà chủ sở hữu của chỉ dẫn địa lý là Nhà

24

Trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, các hình thức sở hữu bao gồm sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu chung, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, sở hữu của tổ chức chính trị xã hội – nghề nghệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

25Điểm 1, Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 được sửa đổi, bổ sung bằng Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010)

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi Trang 39 SVTH: Phan Thị Ngọc Hiểu

nước27

hoặc Nhà nước sẽ thực hiện quyền sở hữu của mình bằng việc trao quyền quản lý cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý. Theo đó, một cá nhân hay tập thể có quyền ngăn cấm người thứ ba sử dụng đối tượng SHCN của mình (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế mạch bố trí tích hợp bán dẫn, chỉ dẫn địa lý) thì cá nhân, tập thể đó phải

đăng kí bảo hộ ở Cục SHTT28

. Một cá nhân hay tập thể muốn được xem là chủ thể của các đối tượng SHCN thì phải trải qua các trình tự thủ tục nhất định và được quy định cụ thể trong Luật SHTT và các Nghị định thông tư có liên quan.

Như đã phân tích thì một người muốn được xác lập là chủ thể của quyền đó thì phải đáp ứng các điều kiện nhất định. Các đối tượng SHCN sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp hay chỉ dẫn địa lý muốn được công nhận là chủ thể của các đối tượng trên thì chỉ có cách duy nhất là phải đăng kí cấp Văn bằng bảo hộ, Bằng độc quyền, nhưng mỗi một đối tượng có một phương pháp cấp Văn bằng cụ thể, rõ ràng.

Chủ thể đăng ký SHCN có thể là tổ chức, cá nhân nộp đơn đăng ký sáng chế,

Một phần của tài liệu quyền ngăn cấm sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo pháp luật việt nam (Trang 33)