Kiểu dáng công nghiệp

Một phần của tài liệu quyền ngăn cấm sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo pháp luật việt nam (Trang 54 - 55)

5. Kết cấu đề tài

2.3.2 Kiểu dáng công nghiệp

Cũng tương tự như các nội dung quyền sáng chế, khi đề cập đến vấn đề ngoại lệ của ngăn cấm quyền sử dụng đối tượng SHCN đối với kiểu dáng công nghiệp cũng phải xác định về nội dung mà khi người thứ ba thực hiện những hành vi không được sự cho phép của chủ sở hữu nhưng không bị ngăn cấm. Theo đó các chủ thể được chuyển nhượng Văn bằng hoặc được chuyển giao quyền sử dụng cũng có thể được coi là chủ thể của chủ sở hữu đối tượng SHCN nếu chủ thể đó thực hiện hành vi sử dụng kiểu dáng công nghiệp không khác biệt về cơ bản với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ. Các trường hợp sau quy định trong Điều 125 Luật SHTT là những trường hợp ngoại lệ của quyền ngăn cấm sử dụng đối tượng SHCN:

+ Hành vi sử dụng kiểu dáng công nghiệp nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc mục đích đánh giá, phân tích nghiên cứu, giảng dạy thử nghiệm, sản xuất thử hoặc thu nhập thông tin để thực hiện thủ tục xin pháp sản xuất, nhập khẩu, lưu hành sản phẩm;

+ Hành vi lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài;

Khi sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được đưa ra thị trường (bởi chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép – thường là dưới hình thức được chuyển quyền sử dụng), chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp sẽ không được can thiệp đến sản phẩm đó nữa. Bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền thực hiện các hành vi thương mại đối với những sản phẩm cụ thể này.

+ Hành vi sử dụng kiểu dáng công nghiệp chỉ nhằm mục đích duy trì hoạt động của các phương tiện vận tải của nước ngoài đang quá cảnh hoặc tạm thời nằm trong lãnh thổ Việt nam;

+ Hành vi sử dụng kiểu dáng công nghiệp do người có quyền sử dụng trước hoặc thực hiện theo quy định tại Điều 134 của Luật SHTT.

Trường hợp trước ngày đơn đăng kí sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được công bố mà có người đã sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đồng nhất với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng ký nhưng được tạo ra một cách độc lập (tạm gọi là người có quyền sử dụng trước) thì sau khi Văn bằng bảo hộ được cấp, người đó có quyền tiếp tục sử

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi Trang 55 SVTH: Phan Thị Ngọc Hiểu

dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ. Việc thực hiện quyền của người sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp như thế thì chủ sở hữu đối tượng SHCN không có quyền ngăn cấm việc sử dụng đó.

Người có quyền sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không được phép chuyển giao quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển giao quyền đó kèm theo việc chuyển giao cơ sở sản xuất, kinh doanh nơi sử dụng hoặc chuẩn bị sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. Người có quyền sử dụng trước không được mở rộng phạm vi, khối lượng sử dụng nếu không được chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp cho phép.

Theo quy định của Điều 134 Luật SHTT, một người được coi là có quyền sử dụng trước kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp trước ngày đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp (của người khác) được công bố mà người đó đã sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng kiểu dáng công nghiệp đồng nhất với kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng ký nhưng được tạo ra một cách độc lập thì sau khi văn bản bảo hộ được cấp, người đó có quyền tiếp tục sử dụng kiểu dáng công nghiệp trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ. Việc thực quyền của người sử dụng trước kiểu dáng công nghiệp không bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp đó.

Một phần của tài liệu quyền ngăn cấm sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo pháp luật việt nam (Trang 54 - 55)