Chủ thể của quyền ngăncấm

Một phần của tài liệu quyền ngăn cấm sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo pháp luật việt nam (Trang 37)

5. Kết cấu đề tài

2.1.1 Chủ thể của quyền ngăncấm

2.1.1.1 Chủ sở hữu của đối tượng sở hữu công nghiệp

Chủ thể có quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng SHCN thuộc quyền của mình (chủ thể quyền SHCN) là những người có đủ điều kiện và được cấp Văn bằng bảo hộ đối với đối tượng SHCN đó. Chủ sở hữu trong Bộ luật dân sự rất đa dạng tương ứng với các hình thức sở hữu được quy định trong Điều 172 Bộ luật dân

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi Trang 38 SVTH: Phan Thị Ngọc Hiểu

sự 200524. Theo đó, Điều 164 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “chủ sở hữu là cá

nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản”. Theo quy định trên, thì những chủ thể nào có đầy đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt thì sẽ trở thành chủ sở hữu. Chủ sở hữu là người có tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình, do đó khi xem xét một tài sản nào đó có phải là tài sản thuộc sở hữu của chủ sở hữu hay không phải

dựa trên các căn cứ xác lập quyền sở hữu do pháp luật quy định25. Luật SHTT và các

thông tư quy định một chủ sở hữu muốn xác lập quyền sở hữu của mình phải đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ, khi đó mới gọi là chủ sở hữu của các đối tượng SHCN ấy. Chủ sở hữu đối tượng SHCNđược quy định trong Luật SHTTcụ thể với từng đối tượng26:

 Chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng SHCN tương ứng.

 Chủ sở hữu tên thương mại là tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên thương

mại đó trong hoạt động kinh doanh.

 Chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp

Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc có nhãn hiệu nổi tiếng.

 Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh

một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong khi thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Tuy nhiên, có những trường hợp ngoại lệ không phải chủ thể nào cũng có thể sở hữu một loại tài sản nhất định cũng như không phải cứ đăng ký là sẽ được công nhận là chủ sở hữu. Chỉ dẫn địa lý là một ngoại lệ vì chủ sở hữu của đối tượng này không phải là một cá nhân hay một tập thể mà chủ sở hữu của chỉ dẫn địa lý là Nhà

24

Trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, các hình thức sở hữu bao gồm sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu chung, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, sở hữu của tổ chức chính trị xã hội – nghề nghệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

25Điểm 1, Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 được sửa đổi, bổ sung bằng Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010)

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi Trang 39 SVTH: Phan Thị Ngọc Hiểu

nước27

hoặc Nhà nước sẽ thực hiện quyền sở hữu của mình bằng việc trao quyền quản lý cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý. Theo đó, một cá nhân hay tập thể có quyền ngăn cấm người thứ ba sử dụng đối tượng SHCN của mình (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế mạch bố trí tích hợp bán dẫn, chỉ dẫn địa lý) thì cá nhân, tập thể đó phải

đăng kí bảo hộ ở Cục SHTT28

. Một cá nhân hay tập thể muốn được xem là chủ thể của các đối tượng SHCN thì phải trải qua các trình tự thủ tục nhất định và được quy định cụ thể trong Luật SHTT và các Nghị định thông tư có liên quan.

Như đã phân tích thì một người muốn được xác lập là chủ thể của quyền đó thì phải đáp ứng các điều kiện nhất định. Các đối tượng SHCN sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp hay chỉ dẫn địa lý muốn được công nhận là chủ thể của các đối tượng trên thì chỉ có cách duy nhất là phải đăng kí cấp Văn bằng bảo hộ, Bằng độc quyền, nhưng mỗi một đối tượng có một phương pháp cấp Văn bằng cụ thể, rõ ràng.

Chủ thể đăng ký SHCN có thể là tổ chức, cá nhân nộp đơn đăng ký sáng chế, thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý. Khi Văn bằng bảo hộ sáng chế của các đối tượng SHCN này của chủ thể được ghi nhận là Văn bằng bảo hộ tức là đồng nghĩa với việc thừa nhận sự xác lập quyền của chủ thể đó đối với các đối tượng SHCN trên. Chủ thể phải đáp ứng được các đều kiện nhất định khi

đăng ký chủ sở hữu29. Theo Điều 86 Luật SHTT 2005 SĐBS 2009 thì chủ thể, tác

giả tạo ra các đối tượng SHCN đó bằng công sức và chi phí của mình, riêng đối với quy định về quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí nếu được tạo ra dưới sự sáng tạo của con người nhưng kinh phí thì được hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước thì thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Sẽ phát sinh thêm trường hợp có nhiều người cùng một tổ chức hoặc những cá nhân khác nhau cùng tạo ra hoặc cùng nhau đầu tư để tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí. Khi đó để được xác lập chủ thể của các đối tượng này thì những cá nhân, tổ chức đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký này chỉ được thực hiện nếu như được sự đồng ý của tất cả các cá nhân còn lại đồng ý. Quyền chủ

27Điều 88 Luật sở hữu trí tuệ 2005 SĐBS 2009

28Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30 tháng 7 năm 2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 17/2009/TT-BKHCN ngày 18/6/2009 và Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi Trang 40 SVTH: Phan Thị Ngọc Hiểu

thể này là một quyền tài sản nên nó có thể được chuyển giao quyền đăng ký cho một tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng văn bản và có thể để thừa kế cho những người sau này mặc dù đã nộp đơn đăng kí. Khi nộp đơn đăng kí xác lập chủ thể của quyền SHCN ngoài các điều luật trong Luật SHTT ra người nộp đơn còn phải tuân theo các nguyên tắc về trình tự thủ tục nộp đơn trong Nghị định về SHCN30.

2.1.1.2 Người được chuyển giao quyền chủ sở hữu

Quyền SHCN là quyền tài sản và có thể chuyển giao theo quy định của pháp luật về quyền chuyển giao tài sản. Khi quyền SHCN được chuyển giao, thì các quyền về sở hữu cũng mặt nhiên được chuyển giao. Khi đó người được chuyển giao quyền SHCN có thể sử dụng quyền SHCN theo quy định của pháp luật về chuyển giao quyền, và đặc biệt người được chuyển giao quyền SHCN cũng có thể ngăn cấm người khác sử dụng quyền sở hữu của mình tương tự như chủ sở hữu thực sự của đối tượng SHCN đó.

Chuyển nhượng quyền SHCN là việc mà chủ sở hữu quyền của đối tượng SHCN chuyển giao quyền sở hữu của mình cho một tổ chức hay một cá nhân nào đó. Việc chuyển giao quyền SHCN được pháp luật công nhận khi nó được thực hiện dưới hình thức hợp đồng văn bản gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền SHCN và được thực hiện theo quy định tại Điều 138 Luật SHTT 2005 SĐBS 2009. Thực ra thì việc chủ sở hữu sử dụng và chuyển giao quyền sử dụng cho người khác là hình thức sử dụng khác nhau nằm trong độc quyền sử dụng đối tượng SHCN nó mang một nghĩa chủ động của quyền đó. Khi chủ sở hữu được công nhận quyền độc quyền thì chủ sở hữu đó có quyền tuyệt đối với đối tượng thuộc sở hữu của mình bằng việc chủ động chuyển giao quyền của mình cho người khác sử dụng. Khi chủ sở hữu thực hiện quyền yêu cầu các Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền sở hữu của mình khi quyền đó bị xâm phạm đều đó cũng thuộc phạm trù của độc quyền sử dụng nhưng nó được mang nghĩa chủ động. Khi chuyển giao quyền SHCN người được chuyển giao sẽ phải chỉ thực hiện những hành vi nằm trong quyền sở hữu của chủ sở hữu đã trao cho người được giao quyền và được ghi rõ trong hợp đồng chuyển giao quyền SHCN. Người được chuyển giao quyền SHCN có quyền ngăn cấm người

30Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 được sửa đổi, bổ sung bằng Thông tư số 13/2010/TT- BKHCN ngày 30/7/2010)

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi Trang 41 SVTH: Phan Thị Ngọc Hiểu

khác sử dụng đối tượng sở hữu mà mình đang được chuyển giao, và cũng có thể áp dụng các nguyên tắc ngăn cấm quyền ngăn cấm xảy ra tương tự như quyền của chủ sở hữu. Khi chuyển giao quyền sở hữu đối tượng SHCN thì một số quyền của người được chuyển giao sẽ bị chủ sở hữu tức người chuyển giao quyền hạn chế. Nhưng riêng đối với quyền ngăn cấm thì quyền của chủ sở hữu được chuyển giao quyền sở hữu đối tượng SHCN không bị hạn chế, vì quyền ngăn cấm là để bảo vệ quyền sở hữu được thực thi tốt hơn.

Không phải đối tượng SHCN nào chủ sở hữu cũng có quyền chuyển giao quyền đó cho người khác. Luật quy định cụ thể, các quyền đối với các đối tượng SHCN không được chuyển giao và đó cũng chính là hạn chế của quyền chuyển nhượng. Đối với đối tượng SHCN là chỉ dẫn địa lý sẽ không được chuyển nhượng, đều này cũng dể hiểu bởi quyền sở hữu chỉ dẫn địa lý thuộc về Nhà nước. Đối tượng tên thương mại nó là một đối tượng dùng để phân biệt nên đối tượng SHCN này chỉ được chuyển giao khi chủ sở hữu chuyển giao toàn bộ các cơ sở kinh doanh và các hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó. Quyền chuyển giao đối tượng SHCN nhãn hiệu chỉ được chuyển giao quyền đó cho tổ chức cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng kí nhãn hiệu đó.

Tóm lại người có quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng SHCN của mình là người được Nhà nước công nhận là chủ sở hữu đối tượng SHCN và các cá nhân tổ chức được trao quyền sử dụng hoặc quyền quản lý đối với chỉ dẫn địa lý thì có quyền ngăn cấm người khác thực hiện những hành vi xâm hại đến quyền sở hữu của mình31.

2.1.2 Chủ thể bị ngăn cấm

Chủ sở hữu đối tượng SHCN là người được Nhà nước công nhận quyền sở hữu và trao cho chủ sở hữu quyền tự bảo vệ tài sản của mình, trao cho chủ sở hữu quyền ngăn cấm người khác nếu người đó sử dụng trái phép đối tượng SHCN mà mình đang sở hữu. Các đối tượng SHCN được sử dụng rộng rãi và có những ứng dụng linh hoạt trong công nghiệp, việc sử dụng các đối tượng này rất nhiều. Chủ thể vi phạm có thể là chủ thể trước hoặc là chủ thể sau, chủ thể trước tức là người mà đã sử dụng đối tượng SHCN đó trước khi chủ sở hữu đăng kí bảo hộ đối tượng đó. Nói

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi Trang 42 SVTH: Phan Thị Ngọc Hiểu

như vậy không phải ai sử dụng các đối tượng SHCN trước khi được đăng kí độc quyền đều là vi phạm hết mà được áp dụng theo quy định của pháp luật. Chủ thể sau là người thực hiện những hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu của các đối tượng SHCN khi các đối tượng đó đã được xác lập quyền sở hữu. Chủ thể bị ngăn cấm ở đây chỉ những người sử dụng các đối tượng SHCN không đúng với quy định của pháp luật, không đúng với quyền sử dụng của mình vì mình đang sử dụng đối tượng thuộc về quyền sở hữu của người khác.

2.2 NỘI DUNG CỦA QUYỀN NGĂN CẤM SỬ DỤNG ĐỐI TƯỢNG SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HỮU CÔNG NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Quyền ngăn cấm là quyền quan trọng nhất trong tất cả các quyền quy định về đối tượng SHCN trong SHTT. Quyền ngăn cấm thể hiện sự bảo vệ tuyệt đối với những thành quả sáng tạo của con người, những thành quả mà không phải ai cũng có thể sở hữu được, vì nó được tạo ra từ những sáng kiến, những tri thức trong mỗi con người. Ngăn cấm giống như việc một người cần xây nhà (tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp) đưa ra ý tưởng được Nhà nước cung cấp cho gạch, vữa (được cấp Văn bằng bảo hộ) để xây và xây nên một bức tường ngăn cách (quyền ngăn cấm sử dụng) để bảo vệ tài sản bên trong của họ. Quyền ngăn cấm sử dụng đối tượng SHCN được quy định cụ thể trong Luật SHTT và các văn bản pháp luật liên quan.

2.2.1 Cơ sở pháp lý các điều luật quy định về quyền ngăn cấm

Quyền ngăn cấm đối tượng SHCN là một quyền quan trọng nhưng nó vẫn chưa được phổ biến rộng rãi vì một số nguyên nhân khách quan. Để tìm thấy các điều luật liên quan đến quyền ngăn cấm dường như rất ít nhưng mà bên trong nó ẩn chứa một uy quyền rất mạnh. Quyền ngăn cấm sử dụng đối tượng SHCN được công nhận và quy định chính thức trong Luật SHTT, các Điều luật liên quan đến quyền ngăn cấm được quan tâm nhất là Điều 125 trong Luật Sở hữu trí tuệ 2005 SĐBS 2009, tiếp đó là các đều luật liên quan gồm Điều 128, 126, 134, 145, 146. Điều 198 Luật SHTT 2005 SĐBS 2009 về quyền tự bảo vệ tuy không quy định trực tiếp về quyền ngăn cấm nhưng có ảnh hưởng rất lớn khi xác định hành vi ngăn cấm, bởi quyền tự bảo vệ và quyền ngăn cấm có mối liên quan mật thiết với nhau. Không chỉ các điều trong Luật SHTT mà quyền ngăn cấm còn thể hiện trong các văn bản thông tư, Nghị định liên quan đến SHTT.

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi Trang 43 SVTH: Phan Thị Ngọc Hiểu

2.2.2 Nội dung chính của quyền ngăn cấm sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

2.2.2.1 Những hành vi ngăn cấm trong sáng chế

Ngăn cấm hành vi vi phạm quyền

Quyền SHCN đối với sáng chế được chứng minh dựa trên cơ sở cấp Văn bằng bảo hộ, Bằng độc quyền sáng chế. Chủ sở hữu phải được cấp Văn bằng bảo hộ thì mới có thể xin cấp bằng độc quyền sáng chế, nếu vì lí do nào đó mà không được cấp một trong hai bằng đó thì chủ sở hữu sẽ không thực hiện được quyền ngăn cấm của mình, và không được sự bảo vệ từ pháp luật. Ở Việt Nam hiện nay thì có thể đăng kí bảo hộ sáng chế theo quy định của pháp luật trong nước dựa theo quy định Luật SHTT và các Nghị định có liên quan, hoặc có thể đăng kí theo quy định của Hiệp ước PCP – Hiệp ước hợp tác quốc tế về bằng sáng chế năm 1970.

Khi chủ thể xác lập được quyền đối với sáng chế của mình, thì người đó có quyền quyết định đối với đối tượng sở hữu của mình và thực hiện quyền ngăn cấm đối với quyền sở hữu đó. Theo nguyên tắc bất kì người thứ ba nào có hành vi sử dụng sáng chế mà không được sự cho phép của chủ sở hữu đều bị coi là hành vi xâm phạm và chủ sở hữu sáng chế có quyền ngăn cấm hành vi đó. Quyền ngăn cấm này

Một phần của tài liệu quyền ngăn cấm sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo pháp luật việt nam (Trang 37)