Thời hạn thực hiện quyền ngăncấm

Một phần của tài liệu quyền ngăn cấm sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo pháp luật việt nam (Trang 28)

5. Kết cấu đề tài

1.2.4 Thời hạn thực hiện quyền ngăncấm

Quyền ngăn cấm là quyền gắn liền với quyền của chủ sở hữu, thời hạn của quyền ngăn cấm gắn liền với thời hạn của chủ sở hữu. Chủ sở hữu là quyền được

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi Trang 29 SVTH: Phan Thị Ngọc Hiểu

xác lập dựa trên yêu cầu của chủ thể có quyền và lợi ích liên quan và nó đi kèm theo

thời hạn16 của Văn bằng bảo hộ của các đối tượng sở hữu đó. Văn bằng bảo hộ có

hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam và được áp dụng đối với từng đối tượng cụ thể như sau17:

+ Đối với bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn.

+ Đối với bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.

+ Đối với bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.

+ Các đối tượng SHCN trên thì ngày hết hạn được quy định cụ thể là ngày nào và được ấn định sẵn. Nhưng đối với đối tượng thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến một trong những điều kiện sau đây thì sẽ mặt nhiên chấm dứt:

 Kết thúc 10 năm kể từ ngày chủ sở hữu nộp đơn đăng kí;

 Kết thúc 10 năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc

người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;

 Kết thúc 15 năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí đó;

 Chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận

đăng ký.

Mỗi đối tượng của SHCN được quy định cụ thể về ngày hết hiệu lực tuy nhiên khi đó các chủ sở hữu có quyền đăng kí gia hạn để tiếp tục được sử dụng quyền sở hữu của mình. Quy định về gia hạn và các vấn đề liên quan được quy định cụ thể

trong Luật SHTT18. Khi đang sử dụng quyền về SHCN đối với các đối tượng SHCN

thuộc quyền của mình mà chủ sở hữu không thực hiện đúng theo các quy định đó thì quyền sử dụng đó sẽ bị chấm dứt, đó là một chế tài đối với quyền sử dụng của chủ sở hữu. Khi quyền sử dụng hết thời hạn, bị buộc chấm dứt thì cũng đồng nghĩa với việc quyền ngăn cấm cũng sẽ chấm dứt cùng với quyền đó vì có độc quyền mới có quyền ngăn cấm.

16 Điều 7 Luật sở hữu trí tuệ 2005 SĐBS 2009

17

Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi Trang 30 SVTH: Phan Thị Ngọc Hiểu

Tóm lại quyền ngăn cấm không tự nhiên sinh ra và nó cũng không mặc nhiên mất đi, quyền ngăn cấm gắn liền với sự độc quyền của các đối tượng SHCN. Quyền ngăn cấm của các đối tượng SHCN được thiết lập dựa trên các Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu và Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.

1.3 LUẬT PHÁP VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN NGĂN CẤM

1.3.1 Pháp luật Việt nam về quyền ngăn cấm 1.3.1.1 Giai đoạn trước năm 2005

Việt Nam là một trong những nước tham gia Công ước từ rất sớm. Cụ thể ngày 08/03/1949 Việt Nam chính thức Paris về bảo hộ SHCN; Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa. Với sự kiện này buộc chúng ta phải sửa đổi một số quy định về SHCN cho phù hợp với thế giới, phù hợp với những điểm đổi mới khi tham gia công ước. Ngày 02/07/1976 sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam đã tham gia công ước Stockholm về thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) và chính thức trở thành thành viên của tổ chức này kể từ đó.

Mặc dù trong giai đoạn này, nền kinh tế nước ta vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn về mọi mặt, song cùng với sự chăm lo phát triển kinh tế xã hội Nhà nước ta còn quan tâm đến các giá trị kinh tế - xã hội. Nhà nước đã ra sức kêu gọi sự sáng tạo, nghiên cứu khoa học để nền kinh tế nước ta ngày càng được nâng cao hơn. Cố gắng là như thế nhưng dường như sự phát triển chưa được mạnh mẽ, nó mới có thể dừng lại ở việc khuyến khích về tinh thần mà chưa chú trọng đến lợi ích về vật chất cho người nghiên cứu và quan trọng hơn là vẫn chưa đưa ra biện pháp bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho các chủ thể sáng tạo – quyền ngăn cấm vẫn chưa được xác lập.

Khởi đầu cho SHCN là Nghị định số 31/CP về sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất và sáng chế ngày 23/1/1981, Hội đồng Chính phủ đã ban hành. Đây được coi là văn bản pháp luật đầu tiên của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam về SHCN, vấn đề chính cụ thể trong Nghị định là nói về quyền bảo hộ quyền sở hữu đối với sáng chế. Pháp luật về SHCN là một trong những hệ thống pháp luật được đề cao nhất. Lần đầu tiên quyền về SHCN được quy định trong Bộ

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi Trang 31 SVTH: Phan Thị Ngọc Hiểu

Luật Dân sự năm 199519 đã đánh dấu một bước ngoặc vô cùng quan trọng. Việc ban

hành Bộ Luật dân sự năm 1995, có những quy định về quyền SHCN đã làm cho pháp luật về SHCN chuyển sang giai đoạn mới – giai đoạn từng bước hội nhập với khu vực và thế giới. Đến đây quyền ngăncấm của chủ sở hữu đối với người thứ ba đã được xác lập. Trong Bộ luật quy định rõ quyền của chủ sở hữu đối tượng SHCN là độc quyền sử dụng đối tượng SHCN, như đã giới thiệu ở phần trước độc quyền chính là tiền đề của sự ngăn cấm đến đây thì quyền của chủ sở hữu đã được bảo vệ. Sự bảo vệ của pháp luật về SHTT đã được đặt lên một vị trí cần chú ý nhất, khi đó mọi người đã thấy được sự quan trọng của việc bảo vệ các đối tượng SHCN đó. Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996 lần đầu tiên đã nhắc đến quy định về quyền ngăn cấm, tuy Nghị định vẫn chưa nói cụ thể nhưng đây là một bước ngoặc lớn để bảo vệ quyền của chủ sở hữu. Trong Nghị định này không nói rõ quyền ngăn cấm của chủ sở hữu được quy định ra sao, mà quyền ngăn cấm chỉ được nhắc đến như một công cụ để hỗ trợ quyền bảo hộ. Khi phát hiện có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình thì chủ sở có quyền yêu cầu người xâm phạm phải đình chỉ việc sử dụng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Chủ sở hữu có quyền yêu cầu cơ quan xử lý những hành vi đối với bất kỳ người thứ ba nào không thuộc các trường hợp quy định tại Nghị định này đã thực hiện việc sử dụng đối tượng SHCN của mình. Đối với những đối tượng SHCN đã được người khác sử dụng trước khi chủ sở hữu đi đăng kí yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ thì sau khi chủ sở hữu đăng kí cấp Văn bằng thì người thứ ba vẫn có quyền tiếp tục sử dụng các đối tượng SHCN đó với điều kiện không được mở rộng thêm phạm vi, khối lượng sử dụng so với trước đó. Nếu vi phạm kể từ đây

thì chủ sở hữu có quyền yêu cầu buộc phải dừng lại và bồi thường thiệt hại20. Trong

Luật dân sự 1995 Điều 803 quy định:

Trong thời hạn văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực, mọi cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác đều có thể sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp mà không phải xin phép, không phải trả thù lao cho chủ sở hữu, nếu:

1. Việc sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đó không nhằm mục đích kinh doanh;

19

Chương II, Phần VI, với 26 đều khoản quy định về quyền SHCN 20Điều 36 Nghị định 63/CP quy định về Sở hữu công nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi Trang 32 SVTH: Phan Thị Ngọc Hiểu

2. Lưu thông và sử dụng các sản phẩm đó do chủ sở hữu, người có quyền sử dụng trước, người được chuyển giao quyền sử dụng đưa ra thị trường;

3. Sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp trên các phương tiện vận tải của nước ngoài đang quá cảnh hoặc tạm thời ở trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà việc sử dụng chỉ nhằm mục đích duy trì hoạt động của các phương tiện đó”.

Nhìn chung thời kỳ trước năm 2005 quyền về SHCN giống như cây ươm mầm từng bước từng bước được phát triển, nội dung cơ bản quy định về các quyền SHCN là sự bảo hộ các quyền đó. Dường như chúng ta chưa hề bắt gặp một quy định cụ thể nào về quyền ngăn cấm trong các Nghị định, pháp lệnh đó. Quyền ngăn cấm được sử dụng như một công cụ đính kèm kèm theo các văn bản bảo hộ nó quy định chung

chung và quyền ngăn cấm ấy nó cũng không được đề cao, trong một thông tư21 về

việc quản lý nhãn hiệu hàng hóa có quy định rằng đơn vị hay cá nhân được cấp bằng độc quyền phải tự bảo vệ kịp thời phát hiện những vi phạm rồi đề nghị lên tòa án kinh tế xét xử và buộc bồi thường thiệt hại.

1.3.1.2 Giai đoạn sau 2005

Sự kiện liên quan đến quyền SHCN là việc ra đời của Bộ luật dân sự 2005, Bộ luật quy định về quyền SHCN một cách khái quát hơn. Trong Bộ luật dân sự 2005 quyền ngăn cấm được đề cập nhiều hơn tuy rằng quyền ngăn cấm không được quy định riêng một Điều nhất định mà nó được quy định chung về nội dung của quyền SHCN, nhưng cũng phần nào đó phản ánh sự quan trọng của quyền này. Quyền ngăn cấm được quy định chung quyền tài sản của chủ sở hữu cho phép chủ sở hữu có quyền cấm người khác sử dụng đối tượng thuộc quyền sở hữu của mình. Chủ sở hữu đối với bí mật kinh doanh có quyền cho phép hoặc cấm người khác tiếp cận, sử dụng, tiết lộ bí mật kinh doanh. Chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền cấm người khác sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn, cấm người khác sử

dụng tên thương mại gây nhầm lẫn với hoạt động kinh doanh của mình22. Đây được

coi là giai đoạn bật nhất của các quyền về SHCN. Cùng với sự ra đời của Bộ luật dân sự là sự ra đời của Luật SHTT năm 2005, không còn là những Nghị định, những thông tư, pháp lệnh đơn giản nữa mà quyền về SHCN đã được quy định cụ thể trong Luật SHTT. Một lần nữa pháp luật về SHTT cũng như pháp luật về quyền SHCN đã

21

Số: 04/CT-KHKT chỉ thị của bộ công nghiệp về việc chấn chỉnh nhãn hiệu hàng hóa ngày 09/06/1995

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi Trang 33 SVTH: Phan Thị Ngọc Hiểu

được nâng cao hơn được hoàn thiện về hình thức lẫn nội dung khi Luật SHTT được SĐBS 2009 một hệ thống pháp luật dần hoàn thiện gần tương thích với pháp luật quốc tế và pháp luật với các nước khác trên thế giới. Và đến đây khi đã phát triển thì các quyền về ngăn cấm mới thực sự được quan tâm được chú ý đến. Hiểu được tầm quan trọng về sự ngăn cấm trong luật SHTT đã đưa ra điều luật cụ thể quy định chi tiết về quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng SHCN. Trong Luật SHTT 2005 SĐBS 2009 quyền ngăn cấm được quy định cụ thể trong Điều 125, quy định cụ thể những quyền mà người thứ ba có thể sử dụng được đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được bảo hộ. Theo đó một chủ thể khi được xác lập quyền đối với đối tượng của mình thì có những quyền hạn nhất định cấm người khác không được sử dụng, chuyển giao quyền đó khi không được sự cho phép của minh. Một sự khẳng định rất quan trọng đối với các đối tượng SHCN.

1.3.2 Các quy định của điều ước quốc tế liên quan đến quyền ngăncấm 1.3.2.1 Hiệp định TRIPS 1.3.2.1 Hiệp định TRIPS

Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền SHTT (viết tắt là Hiệp định TRIPS), được kí kết ngày 15 tháng 4 năm 1994 và có hiệu lực ngày 1 tháng 1 năm 2000. TRIPS là một hiệp định đa phương, nằm trong hệ thống các hiệp định của Tổ Chức Thương mại Thế giới bao gồm phần mở đầu với 6 phần và 73 điều.

Về vấn đề ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu trong hiệp định TRIPS quy định chủ sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký có độc quyền ngăn cấm những người khác không được sự đồng ý của mình sử dụng trong hoạt động kinh doanh các dấu hiệu trùng hoặc tương tự cho hàng hóa hoặc dịch vụ trùng hoặc tương tự với những hàng hóa hoặc dịch vụ được đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng như vậy có nguy cơ gây nhầm lẫn. Việc sử dụng cùng một dấu hiệu cho cùng một loại hàng hoá hoặc dịch vụ phải bị coi là có nguy cơ gây nhầm lẫn. Các quyền nêu trên sẽ không làm tổn hại đến bất kỳ quyền nào tồn tại trước, cũng không cản trở các thành viên cấp các quyền trên cơ sở sử dụng.

Chỉ dẫn địa lý trong hiệp định thương mại của quyền SHTT quy định các bên cần có những biện pháp ngăn chặn việc sử dụng phương tiện để gọi tên hoặc giới thiệu gây nhầm lẫn.

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi Trang 34 SVTH: Phan Thị Ngọc Hiểu

Trong khi đó về quyền chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ phải có quyền ngăn cấm những người không được phép của mình sản xuất, bán hoặc nhập khẩu những sản phẩm mang hoặc thể hiện một kiểu dáng là bản sao, hoặc về cơ bản là một bản sao, của kiểu dáng được bảo hộ đó, nếu các hành vi nói trên được thực hiện nhầm mục đích thương mại.

Ngoài ra các thành viên còn có thể quy định một số ngoại lệ nhất định đối với việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp với điều kiện là các ngoại lệ đó không mâu thuẩn với việc khai thác bình thường các kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ và không làm tổn hại một cách bất hợp lý tới lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ, và lợi ích hợp pháp của bên thứ ba.

Thiết kế bố trí quy định về quyền ngăn cấm không một thành viên nào được coi là bất hợp pháp việc thực hiện bất kỳ hành vi nào nêu tại Điều đó đối với mạch tích hợp chứa thiết kế bố trí bị sao chép bất hợp pháp hoặc bất kỳ sản phẩm nào chứa mạch tích hợp như vậy, nếu tại thời điểm tiếp nhận mạch tích hợp hoặc sản phẩm chứa mạch tích hợp đó người thực hiện hoặc khiến người khác thực hiện những hành vi nói trên không biết hoặc không có căn cứ hợp lý để biết rằng trong đó chứa thiết kế bố trí bị sao chép bất hợp pháp. Các thành viên phải quy định rằng kể từ thời điểm có đủ thông tin rằng thiết kế bố trí đó bị sao chép bất hợp pháp, người đó có thể thực hiện bất kỳ hành vi nào nói trên đối với hàng hoá đã tiếp nhận hoặc đã đặt trước thời điểm đó, nhưng phải trả cho người nắm quyền một khoản tiền tương đương với khoản tiền bản quyền thoả đáng như là thanh toán theo một li-xăng tự nguyện đối với thiết kế bố trí đó.

1.3.2.2 Công ước PARIS về bảo hộ sở hữu công nghiệp

Công ước PARIS về bảo hộ SHCN được kí kết ngày 20.3.1883 tại Paris, để có được một công ước hoàn chỉnh như hiện tại công ước này đã phải trải qua rất nhiều

Một phần của tài liệu quyền ngăn cấm sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo pháp luật việt nam (Trang 28)