Nội dung của quyền ngăncấm sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

Một phần của tài liệu quyền ngăn cấm sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo pháp luật việt nam (Trang 42)

5. Kết cấu đề tài

2.2 Nội dung của quyền ngăncấm sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

Quyền ngăn cấm là quyền quan trọng nhất trong tất cả các quyền quy định về đối tượng SHCN trong SHTT. Quyền ngăn cấm thể hiện sự bảo vệ tuyệt đối với những thành quả sáng tạo của con người, những thành quả mà không phải ai cũng có thể sở hữu được, vì nó được tạo ra từ những sáng kiến, những tri thức trong mỗi con người. Ngăn cấm giống như việc một người cần xây nhà (tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp) đưa ra ý tưởng được Nhà nước cung cấp cho gạch, vữa (được cấp Văn bằng bảo hộ) để xây và xây nên một bức tường ngăn cách (quyền ngăn cấm sử dụng) để bảo vệ tài sản bên trong của họ. Quyền ngăn cấm sử dụng đối tượng SHCN được quy định cụ thể trong Luật SHTT và các văn bản pháp luật liên quan.

2.2.1 Cơ sở pháp lý các điều luật quy định về quyền ngăn cấm

Quyền ngăn cấm đối tượng SHCN là một quyền quan trọng nhưng nó vẫn chưa được phổ biến rộng rãi vì một số nguyên nhân khách quan. Để tìm thấy các điều luật liên quan đến quyền ngăn cấm dường như rất ít nhưng mà bên trong nó ẩn chứa một uy quyền rất mạnh. Quyền ngăn cấm sử dụng đối tượng SHCN được công nhận và quy định chính thức trong Luật SHTT, các Điều luật liên quan đến quyền ngăn cấm được quan tâm nhất là Điều 125 trong Luật Sở hữu trí tuệ 2005 SĐBS 2009, tiếp đó là các đều luật liên quan gồm Điều 128, 126, 134, 145, 146. Điều 198 Luật SHTT 2005 SĐBS 2009 về quyền tự bảo vệ tuy không quy định trực tiếp về quyền ngăn cấm nhưng có ảnh hưởng rất lớn khi xác định hành vi ngăn cấm, bởi quyền tự bảo vệ và quyền ngăn cấm có mối liên quan mật thiết với nhau. Không chỉ các điều trong Luật SHTT mà quyền ngăn cấm còn thể hiện trong các văn bản thông tư, Nghị định liên quan đến SHTT.

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi Trang 43 SVTH: Phan Thị Ngọc Hiểu

2.2.2 Nội dung chính của quyền ngăn cấm sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

2.2.2.1 Những hành vi ngăn cấm trong sáng chế

Ngăn cấm hành vi vi phạm quyền

Quyền SHCN đối với sáng chế được chứng minh dựa trên cơ sở cấp Văn bằng bảo hộ, Bằng độc quyền sáng chế. Chủ sở hữu phải được cấp Văn bằng bảo hộ thì mới có thể xin cấp bằng độc quyền sáng chế, nếu vì lí do nào đó mà không được cấp một trong hai bằng đó thì chủ sở hữu sẽ không thực hiện được quyền ngăn cấm của mình, và không được sự bảo vệ từ pháp luật. Ở Việt Nam hiện nay thì có thể đăng kí bảo hộ sáng chế theo quy định của pháp luật trong nước dựa theo quy định Luật SHTT và các Nghị định có liên quan, hoặc có thể đăng kí theo quy định của Hiệp ước PCP – Hiệp ước hợp tác quốc tế về bằng sáng chế năm 1970.

Khi chủ thể xác lập được quyền đối với sáng chế của mình, thì người đó có quyền quyết định đối với đối tượng sở hữu của mình và thực hiện quyền ngăn cấm đối với quyền sở hữu đó. Theo nguyên tắc bất kì người thứ ba nào có hành vi sử dụng sáng chế mà không được sự cho phép của chủ sở hữu đều bị coi là hành vi xâm phạm và chủ sở hữu sáng chế có quyền ngăn cấm hành vi đó. Quyền ngăn cấm này cho phép chủ sở hữu có quyền ngăn cấm người khác trước tiên là để bảo vệ lợi ích cho bản thân của mình sau đó là bảo vệ lợi ích cho những tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng.

Quyền ngăn cấm được thực hiện một cách triệt để nhất nhằm đảm bảo lợi ích tuyệt đối quyền cho chủ sở hữu và các chủ thể có liên quan. Quyền đối với sáng chế chỉ có hiệu lực từ ngày cấp Văn bằng bảo hộ. Do vậy, chỉ những hành vi nào được thực hiện sau khi Văn bằng bảo hộ được cấp thì mới bị coi là xâm phạm quyền đối với sáng chế, trừ một trường hợp duy nhất được coi là hành vi xâm phạm quyền tạm thời chủ sở hữu có thể xảy ra trước khi văn bằng bảo hộ được cấp32.

Theo Điều 131 Luật SHTT, trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế biết rằng sáng chế đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại và người đó không có quyền sử dụng trước thì người nộp đơn có quyền thông báo bằng văn bản cho người sử dụng về việc mình đã nộp đơn đăng ký, trong đó chỉ rõ ngày nộp

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi Trang 44 SVTH: Phan Thị Ngọc Hiểu

đơn và ngày công bố đơn trên Công báo SHCN để người đó chấm dứt việc sử dụng hoặc tiếp tục sử dụng. Trong trường hợp đã được thông báo như vậy mà người được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng sáng chế thì khi Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích được cấp, chủ sở hữu sáng chế có quyền yêu cầu người đã sử dụng sáng chế phải trả một khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng sáng chế đó trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng.Trong trường hợp sử dụng sáng chế như trên mà không trả tiền đền bù sau khi có yêu cầu của chủ sở hữu thì bị coi là hành vi xâm phạm sáng chế vi phạm quy định Khoản 2 Điều 126 Luật SHTT. Chủ sở hữu có quyền ngăn cấm người đó tiếp tục sử dụng và yêu cầu cơ quan Nhà nước để được bồi thường thoả đáng.

Ngăn cấm hành vi có yếu tố xâm phạm quyền

Chủ sở hữu sáng chế có quyền ngăn cấm người khác nếu như chủ sở hữu xét thấy người đó có hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu sáng chế của mình. Các yếu

tố xâm phạm đó có thể thuộc một trong các dạng sau33:

 Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) sản phẩm trùng hoặc tương đương với sản phẩm hoặc bộ phận (phần) của sản phẩm thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế;

 Quy trình trùng hoặc tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng

chế;

 Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) của sản phẩm được sản xuất theo quy trình trùng hoặc tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế.

Chủ sở hữu khi phát hiện ra những hành vi xâm phạm này thì có thể dựa trên Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích để yêu cầu các cá nhân, cơ quan chấm dứt ngay hành vi xâm phạm đó. Một hành vi vi phạm thì không nhất thiết phải vi phạm hết toàn bộ một sáng chế mà hành vi đó chỉ vi phạm một phần hay một bộ phận nào trong sáng chế đó thì chủ sở hữu cũng có thể dùng quyền ngăn cấm của mình để ngăn cấm không cho hành vi đó xâm phạm đến sáng chế của mình.

Ví dụ về hành vi xâm phạm một phần của quy trình sáng chế thuộc phạm vi

bảo hộ sáng chế. Ngày 09/05/2005, sản phẩm “bạt chắn nắng mưa tự cuốn” của

33Điều 8 Nghị định 119/2010 NĐ – CP, SĐBS một số điều của Nghị định 105/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ.

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi Trang 45 SVTH: Phan Thị Ngọc Hiểu

công ty Thành Đồng đã được cấp bằng sáng chế số 5633, như vậy sản phẩm này đã được bảo hộ dưới danh nghĩa là sáng chế và chủ sở hữu của sáng chế này tức là công ty Thành Đồng có quyền ngăn cấm người khác sử dụng trái phép sáng chế này. Sau khi sản phẩm này ra đời thì được sự ưa chuộng của rất nhiều người và tiếp đó là sự xuất hiện của nhiều sản phẩm tương tự nhưng không phải do Công ty Thành Đồng này đưa ra thị trường. Qua tìm hiểu thì đó là các sản phẩm của Cơ sở NT có trụ sở cùng địa phương với Công ty Thành Đồng. Sau khi xem xét bạt chắn nắng mưa tự cuốn có thể thấy tất cả các dấu hiệu cấu thành sản phẩm do Cơ sở NT sản xuất đều trùng hoặc tương đương với các dấu hiệu tương ứng, cấu thành cơ cấu của Sáng chế số 5633. Về hình dáng bên ngoài, loại "bạt chắn nắng mưa tự cuốn" do Cơ sở NT sản xuất có kiểu dáng về cơ bản là bản sao, giống với sản phẩm cùng loại của Công ty Thành Đồng. Đây là hiện tượng xâm phạm quyền SHCN của chủ thể quyền. Sau khi phát hiện tình trạng trên, Công ty Thành Đồng đã dùng quyền ngăn cấm yêu cầu công ty bên kia không được thực hiện hành vi tạo ra sản phẩm như vậy được đông thời yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền của Cơ sở NT34.

Để khẳng định sự đồng nhất hoặc (trùng) giữa những sản phẩm xâm phạm với các sản phẩm được bảo hộ, hoặc giữa quy trình xâm phạm với quy trình được bảo hộ, cần phải so sánh tất cả các đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm hoặc của quy trình đó với sản phẩm hoặc quy trình được bảo hộ và chỉ trong trường hợp tất cả các đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm hoặc quy trình xâm phạm đều xuất hiện trong tập hợp các đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm hoặc quy trình được bảo hộ thì mới có kết luận như trên. Khi tiến hành việc so sánh cần căn cứ vào bản mô tả sáng chế và yêu cầu bảo hộ sáng chế và một quyền rất quan trọng là Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, trong đó đã xác định được các đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm hoặc quy trình được bảo hộ. Trong trường hợp chủ sở hữu dùng quyền độc quyền của mình đối với trường hợp này thì chủ sở hữu phải cân nhắc phải xem xét cho kĩ các hành vi xâm phạm, vì đây là những hành vi rất khó xét tính vi phạm của nó. Trong Luật SHTT 2005 SĐBS 2009 ở khoản 4 Điều 203 có quy định về hình thức xác định, qua đó các chủ sở hữu chỉ cần dùng quyền độc quyền của mình để ngăn cấm người khác còn về xác định hành vi thì được quy định cho người thứ ba.

34 Thanhhoaonline.com.vn

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi Trang 46 SVTH: Phan Thị Ngọc Hiểu

Ngăn cấm những hành vi vi phạm sáng chế xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam

Quyền SHTT nói chung và quyền đối với đối tượng SHCN là sáng chế nói riêng mang tính chất lãnh thổ. Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích do Cục sở hữu trí tuệ cấp và nó chỉ có hiệu lực trên lãnh thổ Việt Nam.Do đó, một hành vi chỉ bị coi là xâm phạm quyền đối với sáng chế và hành vi đó bị ngăn cấm bởi chủ sở hữu nếu hành vi đó xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam.

2.2.2.2 Quyền ngăn cấm đối với kiểu dáng công nghiệp

Giống như quy định đối với sáng chế, bất kỳ người thứ ba nào có hành vi sử dụng kiểu dáng công nghiệp không khác biệt cơ bản với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu thì những hành vi đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp và điều bị ngăn cấm bởi chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp. Đối với kiểu dáng công nghiệp cũng xảy ra hành vi tương tự như đối với sáng chế ở trường hợp của sáng chế. Khi một người có quyền sử dụng trước kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp trước ngày đơn đăng kí kiểu dáng công nghiệp của chủ sở hữu được xác lập mà người đó đã thực hiện việc sử dụng hoặc chuẩn bị các công đoạn cần thiết để sử dụng kiểu dáng công nghiệp đồng nhất với kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng kí của chủ sở hữu, nhưng kiểu dáng công nghiệp này được tạo ra một cách độc lập. Thì sau khi Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp được cấp, người tạo ra kiểu dáng công nghiệp độc lập đó có quyền sử dụng tiếp sản phẩm đó với điều kiện là người đó phải sử dụng kiểu dáng công nghiệp trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng hoặc chuẩn bị sử dụng trước đó. Nếu việc sử dụng này làm khác với quy định này thì chủ sở hữu có quyền ngăn cấm những hành vi vi phạm đó, không cho những hành vi đó xâm phạm đến độc quyền về kiểu dáng công nghiệp của mình.

Yếu tố xâm phạm về kiểu dáng công nghiệp là toàn bộ sản phẩm hoặc một phần của sản phẩm mà hình dáng bên ngoài không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp được đăng kí độc quyền và có thể thuộc một trong các dạng sau đây:

+ Trên sản phẩm hoặc phần sản phẩm bị xem xét, kể cả trường hợp đã được cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, có tập hợp các đặc điểm tạo dáng hợp thành một tổng thể là bản sao hoặc về bản chất là bản sao (gần như không thể phân

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi Trang 47 SVTH: Phan Thị Ngọc Hiểu

biệt được sự khác biệt) của kiểu dáng công nghiệp của chủ sở hữu khác đã được bảo hộ mà không được sự đồng ý của người đó;

+ Trên sản phẩm hoặc phần sản phẩm bị xem xét có tập hợp các đặc điểm tạo dáng hợp thành một tổng thể là bản sao hoặc về bản chất là bản sao của kiểu dáng công nghiệp của ít nhất một sản phẩm trong bộ sản phẩm được bảo hộ của người khác.

Ví dụ minh họa về một số vụ xâm phạm kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ Kiểu dáng công nghiệp xâm phạm

Đây là hình ảnh xâm phạm quyền về kiểu dáng công nghiệp của hai nhãn hiệu về bột canh của VIFON và sản phẩm nước tăng lực của công ty Công ty Carabao Tawandang Co...Ltd (Thái Lan)

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi Trang 48 SVTH: Phan Thị Ngọc Hiểu

Để khẳng định một sản phẩm có yếu tố xâm phạm đối với kiểu dáng công nghiệp hay không, cần phải so sánh tất cả các đặc điểm tạo dáng (đường nét, hình khối, màu sắc) của sản phẩm, bộ phận sản phẩm với các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp được xác định tại Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp. Chỉ khi nào tất cả các đặc điểm của toàn bộ sản phẩm hoặc của một phần sản phẩm đều trùng với các đặc điểm tạo dáng nêu trong Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp thì mới khẳng định sản phẩm đó có yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp. Khi đó chủ sở hữu được cấp bằng độc quyền đối với kiểu dáng công nghiệp được quyền ngăn cấm những hành vi vi phạm đó để bảo vệ quyền lợi của mình.

Những hành vi xâm phạm đối với kiểu dáng công nghiệp này chủ sở hữu có quyền ngăn cấm người khác khi quyền ngăn cấm còn hiệu lực tức là các hành vi này phải xảy ra trong thời hạn bảo hộ và phải được xác định là xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam.

2.2.2.3 Ngăn cấm hành vi đối với nhãn hiệu

Về cơ bản khi xác định chủ sở hữu nhãn hiệu và quyền ngăn cấm sử dụng nhãn hiệu tương tự như đối với sáng chế và kiểu dáng công nghiệp. Tuy nhiên có một số điểm đặc trưng khác biệt về hành vi ngăn cấm người thứ ba sử dụng đối tượng SHCN là nhãn hiệu trên lãnh thổ Việt nam. Khi đề cập đến vấn đề đối tượng nhãn hiệu thì gắn liền với các yếu tố dùng để xác định các hành vi mà người thứ ba sử dụng sẽ bị chủ sở hữu đối tượng SHCN nhãn hiệu có quyền ngăn cấm. Các yếu tố đó bao gồm:

Thứ nhất, hành vi nhãn hiệu mà mình đang dò xét phải nằm trên lãnh thổ Việt Nam. Vì một nhãn hiệu được sinh ra nếu không nằm trên lãnh thổ Việt nam sẽ đặc ra hai trường hợp hoặc là có thể chịu sự quản chế của pháp luật Việt nam hoặc là không bị ảnh hưởng bởi pháp luật Việt nam. Khi hành vi đó không chịu sự quản lý của pháp luật Việt nam tức là sẽ có pháp luật của nước khác điều chỉnh hoặc là những Điều ước quốc tế sẽ điều chỉnh nó.

Một phần của tài liệu quyền ngăn cấm sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo pháp luật việt nam (Trang 42)