Hoàn thiện về tổ chức

Một phần của tài liệu quyền ngăn cấm sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo pháp luật việt nam (Trang 70)

5. Kết cấu đề tài

3.3.2 Hoàn thiện về tổ chức

SHTT nói chung và SHCN nói riêng là lĩnh vực chuyên môn sâu, phức tạp, vì vậy, việc giải quyết tranh chấp về SHTT cần có Toà án chuyên trách thực hiện nhiệm vụ này. So với các biện pháp giải quyết tranh chấp khác, các hình thức xử phạt của Toà án đối với các hành vi xâm phạm quyền SHTT dường như mang tính nghiêm khắc hơn so với những hành vi khác. Nhiều nước trên thế giới đã có hệ thống Tòa án SHTT như Mỹ, Nhật, Thái Lan…Do sự phức tạp trong việc xâm phạm và sự cần thiết phải tăng cường bảo vệ quyền SHCN bằng biện pháp ngăn ngừa nên

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi Trang 71 SVTH: Phan Thị Ngọc Hiểu

đây là cơ sở để hình thành hệ thống Tòa án chuyên biệt về SHTT. Thực tế, việc thành lập Tòa chuyên biệt như Thái Lan, Đức... đã tỏ ra rất hiệu quả đối với sự phát triển thương mại và đầu tư quốc tế, trong những năm nửa cuối của thập niên 90, trong điều kiện nhiều lĩnh vực kinh doanh và tài chính gặp khó khăn nhưng Thái Lan đã quyết tâm thành lập Tòa án Trung ương về SHTT và Thương mại quốc tế (viết tắt là Tòa IP&IT).

Tại Việt Nam, trong tiến trình cải cách tư pháp, việc kiện toàn cơ cấu tổ chức của các TAND là tất yếu cần thiết và không phải là ngoại lệ. Mặc dù ở hầu hết các nước, các loại việc về quyền SHTT bao gồm các loại việc dân sự, hình sự và hành chính, nhưng một số nước như Cộng hòa Liên bang Đức, Thái Lan... đã thành lập Tòa án chuyên biệt xét xử các vụ xâm phạm về SHTT; một số nước lại có các Tòa chuyên xét xử các vụ xâm phạm về SHTT nằm trong Tòa án. Ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Anh và Xứ Uên chỉ có Tòa SHTT giải quyết các vụ án dân sự về SHTT mà không có Tòa chuyên trách để giải quyết các vụ án hình sự về SHTT, các vụ án hình sự về SHTT được giải quyết theo thủ tục thông thường. Các nước này đều có Tòa án về Văn bằng sáng chế, Tòa này có thẩm quyền đối với các vụ việc dân sự, phúc thẩm các quyết định của Văn phòng về Văn bằng sáng chế.

Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta nên khẩn trương nghiên cứu mô hình Tòa SHTT theo kinh nghiệm của một số nước để khi có đủ điều kiện đề nghị thành lập Tòa SHTT. Trước mắt, cần đào tạo nguồn nhân lực và chuẩn bị cơ sở lý luận cho việc thành lập các Tòa chuyên trách về SHTT tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí

Minh, sau đó triển khai ở các khu vực khác. Trong bài viết: “Đề xuất mô hình Toà

Sở hữu trí tuệ cho Việt Nam” của tác giả Dũng Hà đăng trên báo Diễn đàn doanh nghiệp thì theo kết quả thu được từ cuộc điều tra năm 2004 của Uỷ ban Luật SHTT thuộc Hiệp hội Luật sư quốc tế về Toà SHTT chuyên trách của các nước thì việc thành lập Toà chuyên trách về SHTT là cần thiết và thực tế đã chứng minh vai trò của nó trong việc nâng cao hiệu quả thực thi, thúc đẩy hệ thống SHTT quốc gia phát triển46. Tuy nhiên, mô hình Toà SHTT chuyên trách vận hành có hiệu quả tại một quốc gia nào đó không có nghĩa rằng nó sẽ vận hành tốt tại quốc gia khác. Tác giả bài báo đề xuất: để góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống SHTT Việt Nam, cần thiết phải xây dựng mô hình Toà SHTT phù hợp. Toà nên được đặt tại cấp tỉnh

46Dũng Hà (2008), Đề xuất mô hình Toà Sở hữu trí tuệ cho Việt Nam, http://www.dddn.com.vn, ngày 4/6/2008.

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi Trang 72 SVTH: Phan Thị Ngọc Hiểu

(ban đầu có thể đặt tại các tỉnh, thành phố lớn) với thẩm quyền xét xử các vụ án liên quan đến quyền SHTT, bao gồm cả hình sự, dân sự và hành chính. Bên cạnh các quy định chung về nguyên tắc xét xử, cần ban hành các quy định riêng về thủ tục xét xử các vụ án về SHTT, theo đó thủ tục xét xử cần được tiến hành một cách linh hoạt, đơn giản hoá, ngắn gọn, có thể học tập kinh nghiệm của một số nước như thẩm vấn nhân chứng qua điện thoại, không được hoãn phiên toà, xét xử bí mật…Mặt khác, để đảm bảo tính chuyên môn trong quá trình xét xử, cần xây dựng cơ chế phù hợp nhằm huy động sự tham gia của các chuyên gia, thẩm định viên vào quá trình xét xử của Toà án.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, hầu hết các hành vi xâm phạm quyền SHCN đều có thể xử lý bằng biện pháp hành chính. Điều này đã dẫn đến tình trạng “hành chính hoá” các quan hệ dân sự. Một số trường hợp xâm phạm quyền SHCN tuy thuộc lĩnh vực dân sự, lẽ ra cần phải được giải quyết theo thủ tục dân sự tại Toà án nhưng lại được xử lý bằng biện pháp hành chính với quan niệm “cho đơn giản và

đỡ tốn kém”47

. Vì vậy, trong thời gian nghiên cứu để thành lập Tòa án chuyên biệt về SHTT, chúng ta cần thiết phải có quy định để giao cho Tòa án để giải quyết một số tranh chấp thuộc đối tượng của SHCN như tranh chấp về sáng chế, bố trí thiết kế mạch tích hợp bán dẫn, tên thương mại, bí mật kinh doanh, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Đây là các đối tượng thể hiện rõ nét bản chất dân sự của chủ sở hữu và liên quan nhiều đến việc cung cấp chứng cứ để chứng minh do vậy, việc phân cấp cho Tòa án để xử lý bằng biện pháp dân sự các đối tượng trên mà không giao cho các cơ quan thực thi bằng biện pháp hành chính là cần thiết48.

3.4 Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật sở hữu công nghiệp

Đối với việc bảo vệ quyền SHCN để ngăn chặn những hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu thì công tác tuyên truyền là một yếu tố quan trọng, vì quyền ngăn cấm là do chủ sở hữu tự chủ động dùng quyền của mình để tự bảo vệ lợi ích của mình trước khi nhờ đến sự can thiệp của pháp luật. Để thực hiện được công tác tuyên truyền này cần thực hiện một số công việc sau: việc xây dựng các phiên tòa giả định để xét xử lưu động về các vụ án liên quan đến bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu công

47 Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tư pháp (2008), Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC-BVHTT&DL-BKHCN- BTP ngày 3/4 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại Toà án nhân dân, Hà Nội.

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi Trang 73 SVTH: Phan Thị Ngọc Hiểu

nghiệp nhằm truyền bá rộng rãi những quy định của pháp luật, tổ chức tổng kết thực tiển, rút kinh nghiệm cho những lần giải quyết tình huống của phiên tòa giả định. Thực hiện việc công bố các quyết định, bản án của Tòa án về SHCN. Việc công bố này sẽ tăng cường tính minh bạch và tác dụng mạnh mẽ hơn trong việc giúp Tòa án các cấp áp dụng thống nhất pháp luật trong công tác xét xử, nâng cao chất lượng của việc ra bản án, kinh nghiệm khai thác và đánh giá chứng cứ, đồng thời tuyên truyền cho người dân, các doanh nghiệp thấy được kết quả giải quyết một vụ án của Tòa án để phòng ngừa khả năng xâm phạm và hiểu được các quy định của pháp luật liên quan đến việc ngăn ngừa và bảo vệ quyền SHCN.

Để thực hiện được những việc đó đòi hỏi một sự đóng góp cũng như những nổ lực của các cơ quan, các cấp, các tổ chức xã hội, các cơ quan có thẩm quyền. Bên cạnh những nổ lực đó thì thiết nghĩ Chính phủ cũng nên xây dựng một chiến lược cụ thể về SHTT trong đó có vấn đề bảo vệ quyền SHCN.

Tóm lại, trí tuệ là một tài sản vô hình, do vậy khi nói đến quyền SHTT là phải nói đến quyền tài sản và phải có chế độ bảo vệ tài sản đó. Để bảo vệ được tài sản trí tuệ cần có sự phối hợp của nhiều khâu và Nhà nước phải tạo điều kiện thuận lợi để chủ thể được công nhận quyền tài sản đối với tài sản trí tuệ của mình nhưng trước tiên mình đã được Nhà nước trao cho độc quyền sử dụng và áp dụng vào quyền đó để ngăn cấm người khác khi người khác thực hiện hành vi xâm phạm đến quyền của mình. Trước khi nhờ đến sự can thiệp của Tòa án chủ sở hữu dùng quyền của mình để tự bảo vệ mình. Khi dùng sự độc quyền đối với tài sản của mình và dùng quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng thuộc sở hữu của mình mà không có hiệu quả khi ấy phải nhờ đến sự can thiệp của các cơ quan Nhà nước. Để thực hiện việc công nhận quyền sở hữu của mình cần trải qua các giai đoạn nộp đơn, xem xét đơn, cấp văn bằng độc quyền, cấp văn bằng bảo hộ, giải quyết khiếu nại, tranh chấp để bảo vệ quyền lợi của mình...Trong điều kiện toàn cầu hóa như hiện nay, những biến đổi cơ bản trong lĩnh vực SHCN của thế giới, của những nước phát triển sẽ có sự tác động mạnh mẽ đến Việt Nam, do vậy chúng ta cần nhận thức việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền SHCN là một việc hết sức cần thiết, qua đó phải có sự điều chỉnh pháp luật đối với lĩnh vực này theo quan điểm thực tiễn và phát triển.

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi Trang 74 SVTH: Phan Thị Ngọc Hiểu

KẾT LUẬN

Đứng trước nhu cầu phát triển hội nhập của nền kinh tế thế giới ngày một dâng cao đều đó đặc ra thách thức đối với nước ta là phải có cơ chế thúc đẩy hoạt động sáng tạo, tạo ra ưu thế để cạnh tranh lành mạnh dựa trên nền kinh tế tri thức. Đều đó bao gồm cả việc xây dựng và duy trì một hệ thông bảo vệ quyền SHTT đủ mạnh để đảm bảo được tính cạnh tranh toàn cầu trong xu hướng phát triển chung.

Việc ngăn chặn người khác xâm phạm quyền sở hữu của mình là quyền tự bảo vệ những tài sản của mình trước sự xâm phạm của người khác hạn chế được những chuyện đáng tiếc xảy ra. Đi cùng với việc công nhận về mặt pháp lý cho vấn đề độc quyền thì pháp luật SHTT còn ghi nhận cho chủ thể quyền ngăn cấm để chủ thể có thể dùng quyền này tự bảo vệ các tài sản trí tuệ do mình làm ra – đó như một ưu tiên trong việc trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản trí tuệ của chính mình. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề xâm phạm quyền SHCN ngày càng nhiều và diễn biến ngày càng phức tạp, đang là một vấn đề đáng lo ngại của Nhà nước và xã hội. Qua đó càng chứng minh việc nâng cao quyền ngăn cấm là đang rất cần thiết nhưng nó vẫn chưa đạt được một kết quả như mong muốn, những biện pháp tích cực trong việc ngăn cấm và tự bảo vệ quyền lợi của mình còn nhiều hạn chế chưa thực hiện được. Bên cạnh đó còn vướng nhiều bất cập trong vấn đề về ban hành, thực thi pháp luật về SHTT và vấn đề về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật SHTT chưa cao cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền ngăn cấm của chủ sở hữu trong pháp luật về SHTT nói chung và về SHCN nói riêng.

Tóm lại quyền ngăn cấm sử dụng đối tượng SHCN theo pháp luật Việt Nam xuất phát từ chủ thể quyền sở hữu luôn được pháp luật ưu tiên áp dụng để ngăn ngừa các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trong một chừng mực nhất định. Chính vì thế các chủ thể quyền SHCN nên nắm rỏ các vấn đề trong quyền ngăn cấm để thực hiện quyền một cách tốt nhất để có thể tự bảo vệ tài sản của mình, tạo nên tính an toàn cho các tài sản mà mình đang sở hữu.

Vấn đề đặt ra trước tiên là bản thân các chủ thể nắm giữ quyền SHTT phải có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc ngăn cấm người khác sở hữu một cách bất hợp pháp đối với quyền của mình. Từ đó xây dựng nên chiến lược tự bảo vệ phù hợp với quy định về quyền ngăn cấm của mình biết được những trường hợp nào được cấm trường hợp nào không được cấm và cấm như thế nào với hành vi ra

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi Trang 75 SVTH: Phan Thị Ngọc Hiểu

sao, hạn chế đến mức thấp nhất những vi phạm xảy ra trên tài sản trí tuệ của mình. Các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong việc hỗ trợ quá trình thực hiện quyền ngăn cấm cũng cần có những động thái tích cực hơn trong việc phối hợp thực hiện chức năng nhiệm vụ nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho các cán bộ thực thi để đạt được hiệu quả hoạt động trong công tác xử lý vi phạm quyền, kịp thời ngăn chặn những hành vi xấu và bảo vệ những quyền và lợi ích chính đáng của chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp trong luật SHTT Việt Nam.

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi Trang 76 SVTH: Phan Thị Ngọc Hiểu

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Văn bản pháp luật

Văn bản pháp luật quốc tế

1. Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1947 viết tắt là GATT 2. Công ước Paris năm 1883 về vấn đề Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

3. Hiệp ước hợp tác quốc tế về Bằng sáng chế năm 1970, được sửa đổi năm 1984 4. Nghị định thư liên quan đến thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá Thông qua tại Madrid ngày 27 tháng 6 năm 1989

5. Hiệp định TRIPS – Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ 1994

6. Tổ chức Thương mại Thế giới World Trade Organization 1994

Văn bản pháp luật quốc gia

1. Hiến pháp nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 2. Hiến pháp nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 3. Bộ luật dân sự năm 1995.

4. Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011. 5 . Bộ luật dân sự 2005.

6. Luật Cạnh tranh năm 2004.

7. Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung 2009.

8. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002, sửa đổi, bổ sung năm 2007 và 2008 (hết hiệu lực).

9. Nghị định số 31/CP ngày 23/01/1981 về sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất và sáng chế (hết hiệu lực).

10. Chỉ thị của bộ công nghiệp về việc chấn chỉnh nhãn hiệu hàng hóa ngày 09/06/1995 số 04/CT – KHKT (hết hiệu lực).

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi Trang 77 SVTH: Phan Thị Ngọc Hiểu

11. Nghị định 120/2005/NĐ – CP Quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh ngày 30/9/2005 (hết hiệu lực).

12. Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp (hết hiệu lực).

13. Nghị định 103/2006 NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp (hết hiệu lực một phần).

14. Nghị định 105/2006/NĐ – CP ngày 22 tháng 9 năm 2006, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về bảo vệ quyền SHTT và quản lí Nhà nước về SHTT (hết hiệu lực một phần).

15. Nghị định 106/2006/ NĐ – CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực SHCN.

16. Nghị định 128/2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008 (hết hiệu lực).

17. Nghị Định 122/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2010 sửa đổi bổ sung một số đều của Nghị Định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 của chính phủ

Một phần của tài liệu quyền ngăn cấm sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo pháp luật việt nam (Trang 70)