Quyền ngăncấm thuộc quyền của chủ sở hữu của đối tượng sở hữu

Một phần của tài liệu quyền ngăn cấm sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo pháp luật việt nam (Trang 26)

5. Kết cấu đề tài

1.2.2.2 Quyền ngăncấm thuộc quyền của chủ sở hữu của đối tượng sở hữu

Như chúng ta đã biết, một người nếu sở hữu một tài sản nhất định thì người đó phải có quyền bảo vệ tài sản đó bảo vệ sự xâm phạm từ bên ngoài đối với tài sản mà mình sở hữu. Trong Luật SHTT cũng vậy, một thành quả lao động được tạo ra từ tư duy của con người được ứng dụng vào khoa học công nghiệp sẽ được bảo hộ được bao bộc bởi sự quản lý của Nhà nước. Nói như vậy không phải Nhà nước là người phải bảo vệ cho các tài sản của SHTT mà khi đó Nhà nước trao quyền đó cho chủ sở hữu người đã tạo ra tài sản đó bằng cách cấp Văn bằng bảo hộ cho chủ sở hữu khi chủ sở hữu đáp ứng đủ các yêu cầu về chủ thể. Khi đó, chủ sở hữu có đầy đủ các quyền hạn đối với tài sản trí tuệ của mình và cũng chỉ có chủ sở hữu mới có quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng được sở hữu của mình. Chủ sở hữu có quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng SHCN đồng nghĩa với việc chủ sở hữu có quyền cho phép người khác quyền được và không được làm đối với đối

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi Trang 27 SVTH: Phan Thị Ngọc Hiểu

tượng thuộc quyền sở hữu của mình. Sẽ không công bằng nếu một kết quả của lao động trí tuệ được tạo ra của một người trong khi họ bỏ ra rất nhiều công sức rất nhiều quyết tâm và một người không hề bỏ ra sự lao động nào mà vẫn có thể sử dụng được những quyền đó.

1.2.2.3 Quyền ngăn cấm thuộc quyền của người được chuyển giao quyền sở hữu

Ngoài chủ sở hữu của đối tượng trong SHCN được trao quyền ngăn cấm thì quyền ngăn cấm được được gắn liền với quyền chuyển giao đối tượng công nghệp đó. Tức là khi chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng theo đúng quy định pháp luật thì quyền ngăn cấm cũng sẽ mặc nhiên được chuyển kèm theo. Chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN là việc chủ sở hữu đối tượng SHCN cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng SHCN thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.

Việc chuyển quyền sử dụng cũng phải thực hiện bởi hình thức hợp đồng bằng văn bản gọi là hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN. Bên được chuyển giao quyền sử dụng phải tuân thủ các nguyên tắc mà chủ sở hữu đặc ra không được thực hiện bất cứ việc giao dịch nào với bên thứ ba mà chưa có sự đồng ý của chủ sở hữu. Bên được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền có nghĩa vụ phải sử dụng sáng chế như chủ sở hữu sáng chế13.

1.2.3 Ngoại lệ của quyền ngăn cấm

Chủ sở hữu có quyền ngăn cấm người khác và có thể chuyển giao quyền ngăn cấm đó cho người khác sử dụng dưới sự quản lý của mình. Nhưng không phải cứ là chủ sử hữu thì cái gì cũng cấm được và không phải cứ là chủ sở hữu thì quyền nào cũng có thể chuyển giao được. Tùy từng mục đích sử dụng mà chủ sở hữu có những quyền ngăn cấm cụ thể, tùy vào từng đối tượng sở hữu mà chủ sở hữu có quyết định chuyển giao quyền hay không. Đó chính là một ngoại trừ của quyền ngăn cấm trong Luật SHTT. Đồng ý là chủ thể khi được Nhà nước trao quyền sử dụng thì chủ sở hữu có quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng thuộc sử đối tượng thuộc quyền sở hữu của mình, nhưng trong những trường hợp như: khi việc sử dụng nhằm

mục đích nghiên cứu giảng dạy, thử nghiệm sản xuất, thu thập thông tin14… Đối với

quyền ngăn cấm của chủ sở hữu là vậy, khi đó quyền chuyển giao cũng có những ngoại lệ không kém. Không phải đối tượng sở hữu nào thuộc quyền sở hữu của chủ

13

Điều 142,143 Luật sở hữu trí tuệ 2005 SĐBS 2009

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi Trang 28 SVTH: Phan Thị Ngọc Hiểu

thể để được chuyên giao mà chỉ có một số quyền hạn nhất định mới được chuyển giao. Những ngoại lệ đó được quy định như sau:

Thứ nhất, không được chuyển giao quyền đối với đối tượng SHCN là chỉ dẫn địa lý và tên thương mại. Chỉ dẫn địa lý là một trong các đối tượng SHCNnó thuộc sự quản lý của chủ sở hữu nhất định nhưng chủ sở hữu ở đây lại là các cơ quan Nhà nước. Do đó nó không được chuyển giao quyền và nó cũng không xác lập quyền sở hữu cho bất kì ai. Đối với tên thương mại là tên gọi dùng để phân biệt giữa những chủ thể kinh doanh trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Cũng chính những đặc điểm riêng biệt trên mà chỉ dẫn địa lý và tên thương mại không được chuyển giao quyền.

Thứ hai, không được chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó. Một nhãn hiệu có thể do một cá nhân hay một tổ chức cùng nhau thực hiện trong trường hợp này chỉ áp dụng cho tình huống nhãn hiệu tập thể, vì khi đó một tập thể cùng nhau tạo ra một nhãn hiệu và đi đăng kí bảo hộ. Khi xảy ra tình trạng chuyển giao quyền thì chỉ có thể chuyển giao cho những người còn lại trong tập thể đó. Một tập thể cùng nhau tạo ra một nhãn hiệu khi đăng kí bảo hộ nhãn hiệu sẽ được đăng ký theo quy định của nhãn hiệu tập thể trong đó có nêu tên các thành viên được công nhận là nhãn hiệu tập thể. Khi đó, chỉ có những người còn lại được nêu tên trong đơn đăng ký mới có quyền nhận sự chuyển giao đó.

Thứ ba, bên được chuyển giao quyền sử dụng không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép. Khi chuyển giao quyền sử dụng thì chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu cho người được chuyển quyền còn những quyền khác nếu người được chuyển giao quyền muốn sử dụng quyền mà khác quyền mà chủ sở hữu quy định thì người được chuyển giao phải thông qua ý kiến của chủ sở hữu nếu được chủ sở hữu cho phép người được chuyển giao quyền mới được làm. Đó cũng là một trong những hạn chế của người

được chuyển giao quyền sử dụng15

.

1.2.4 Thời hạn thực hiện quyền ngăn cấm

Quyền ngăn cấm là quyền gắn liền với quyền của chủ sở hữu, thời hạn của quyền ngăn cấm gắn liền với thời hạn của chủ sở hữu. Chủ sở hữu là quyền được

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi Trang 29 SVTH: Phan Thị Ngọc Hiểu

xác lập dựa trên yêu cầu của chủ thể có quyền và lợi ích liên quan và nó đi kèm theo

thời hạn16 của Văn bằng bảo hộ của các đối tượng sở hữu đó. Văn bằng bảo hộ có

hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam và được áp dụng đối với từng đối tượng cụ thể như sau17:

+ Đối với bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn.

+ Đối với bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.

+ Đối với bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.

+ Các đối tượng SHCN trên thì ngày hết hạn được quy định cụ thể là ngày nào và được ấn định sẵn. Nhưng đối với đối tượng thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến một trong những điều kiện sau đây thì sẽ mặt nhiên chấm dứt:

 Kết thúc 10 năm kể từ ngày chủ sở hữu nộp đơn đăng kí;

 Kết thúc 10 năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc

người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;

 Kết thúc 15 năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí đó;

 Chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận

đăng ký.

Mỗi đối tượng của SHCN được quy định cụ thể về ngày hết hiệu lực tuy nhiên khi đó các chủ sở hữu có quyền đăng kí gia hạn để tiếp tục được sử dụng quyền sở hữu của mình. Quy định về gia hạn và các vấn đề liên quan được quy định cụ thể

trong Luật SHTT18. Khi đang sử dụng quyền về SHCN đối với các đối tượng SHCN

thuộc quyền của mình mà chủ sở hữu không thực hiện đúng theo các quy định đó thì quyền sử dụng đó sẽ bị chấm dứt, đó là một chế tài đối với quyền sử dụng của chủ sở hữu. Khi quyền sử dụng hết thời hạn, bị buộc chấm dứt thì cũng đồng nghĩa với việc quyền ngăn cấm cũng sẽ chấm dứt cùng với quyền đó vì có độc quyền mới có quyền ngăn cấm.

16 Điều 7 Luật sở hữu trí tuệ 2005 SĐBS 2009

17

Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi Trang 30 SVTH: Phan Thị Ngọc Hiểu

Tóm lại quyền ngăn cấm không tự nhiên sinh ra và nó cũng không mặc nhiên mất đi, quyền ngăn cấm gắn liền với sự độc quyền của các đối tượng SHCN. Quyền ngăn cấm của các đối tượng SHCN được thiết lập dựa trên các Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu và Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.

1.3 LUẬT PHÁP VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN NGĂN CẤM

1.3.1 Pháp luật Việt nam về quyền ngăn cấm 1.3.1.1 Giai đoạn trước năm 2005

Việt Nam là một trong những nước tham gia Công ước từ rất sớm. Cụ thể ngày 08/03/1949 Việt Nam chính thức Paris về bảo hộ SHCN; Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa. Với sự kiện này buộc chúng ta phải sửa đổi một số quy định về SHCN cho phù hợp với thế giới, phù hợp với những điểm đổi mới khi tham gia công ước. Ngày 02/07/1976 sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam đã tham gia công ước Stockholm về thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) và chính thức trở thành thành viên của tổ chức này kể từ đó.

Mặc dù trong giai đoạn này, nền kinh tế nước ta vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn về mọi mặt, song cùng với sự chăm lo phát triển kinh tế xã hội Nhà nước ta còn quan tâm đến các giá trị kinh tế - xã hội. Nhà nước đã ra sức kêu gọi sự sáng tạo, nghiên cứu khoa học để nền kinh tế nước ta ngày càng được nâng cao hơn. Cố gắng là như thế nhưng dường như sự phát triển chưa được mạnh mẽ, nó mới có thể dừng lại ở việc khuyến khích về tinh thần mà chưa chú trọng đến lợi ích về vật chất cho người nghiên cứu và quan trọng hơn là vẫn chưa đưa ra biện pháp bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho các chủ thể sáng tạo – quyền ngăn cấm vẫn chưa được xác lập.

Khởi đầu cho SHCN là Nghị định số 31/CP về sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất và sáng chế ngày 23/1/1981, Hội đồng Chính phủ đã ban hành. Đây được coi là văn bản pháp luật đầu tiên của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam về SHCN, vấn đề chính cụ thể trong Nghị định là nói về quyền bảo hộ quyền sở hữu đối với sáng chế. Pháp luật về SHCN là một trong những hệ thống pháp luật được đề cao nhất. Lần đầu tiên quyền về SHCN được quy định trong Bộ

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi Trang 31 SVTH: Phan Thị Ngọc Hiểu

Luật Dân sự năm 199519 đã đánh dấu một bước ngoặc vô cùng quan trọng. Việc ban

hành Bộ Luật dân sự năm 1995, có những quy định về quyền SHCN đã làm cho pháp luật về SHCN chuyển sang giai đoạn mới – giai đoạn từng bước hội nhập với khu vực và thế giới. Đến đây quyền ngăncấm của chủ sở hữu đối với người thứ ba đã được xác lập. Trong Bộ luật quy định rõ quyền của chủ sở hữu đối tượng SHCN là độc quyền sử dụng đối tượng SHCN, như đã giới thiệu ở phần trước độc quyền chính là tiền đề của sự ngăn cấm đến đây thì quyền của chủ sở hữu đã được bảo vệ. Sự bảo vệ của pháp luật về SHTT đã được đặt lên một vị trí cần chú ý nhất, khi đó mọi người đã thấy được sự quan trọng của việc bảo vệ các đối tượng SHCN đó. Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996 lần đầu tiên đã nhắc đến quy định về quyền ngăn cấm, tuy Nghị định vẫn chưa nói cụ thể nhưng đây là một bước ngoặc lớn để bảo vệ quyền của chủ sở hữu. Trong Nghị định này không nói rõ quyền ngăn cấm của chủ sở hữu được quy định ra sao, mà quyền ngăn cấm chỉ được nhắc đến như một công cụ để hỗ trợ quyền bảo hộ. Khi phát hiện có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình thì chủ sở có quyền yêu cầu người xâm phạm phải đình chỉ việc sử dụng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Chủ sở hữu có quyền yêu cầu cơ quan xử lý những hành vi đối với bất kỳ người thứ ba nào không thuộc các trường hợp quy định tại Nghị định này đã thực hiện việc sử dụng đối tượng SHCN của mình. Đối với những đối tượng SHCN đã được người khác sử dụng trước khi chủ sở hữu đi đăng kí yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ thì sau khi chủ sở hữu đăng kí cấp Văn bằng thì người thứ ba vẫn có quyền tiếp tục sử dụng các đối tượng SHCN đó với điều kiện không được mở rộng thêm phạm vi, khối lượng sử dụng so với trước đó. Nếu vi phạm kể từ đây

thì chủ sở hữu có quyền yêu cầu buộc phải dừng lại và bồi thường thiệt hại20. Trong

Luật dân sự 1995 Điều 803 quy định:

Trong thời hạn văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực, mọi cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác đều có thể sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp mà không phải xin phép, không phải trả thù lao cho chủ sở hữu, nếu:

1. Việc sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đó không nhằm mục đích kinh doanh;

19

Chương II, Phần VI, với 26 đều khoản quy định về quyền SHCN 20Điều 36 Nghị định 63/CP quy định về Sở hữu công nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi Trang 32 SVTH: Phan Thị Ngọc Hiểu

2. Lưu thông và sử dụng các sản phẩm đó do chủ sở hữu, người có quyền sử dụng trước, người được chuyển giao quyền sử dụng đưa ra thị trường;

3. Sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp trên các phương tiện vận tải của nước ngoài đang quá cảnh hoặc tạm thời ở trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà việc sử dụng chỉ nhằm mục đích duy trì hoạt động của các phương tiện đó”.

Nhìn chung thời kỳ trước năm 2005 quyền về SHCN giống như cây ươm mầm từng bước từng bước được phát triển, nội dung cơ bản quy định về các quyền SHCN là sự bảo hộ các quyền đó. Dường như chúng ta chưa hề bắt gặp một quy định cụ thể nào về quyền ngăn cấm trong các Nghị định, pháp lệnh đó. Quyền ngăn cấm được sử dụng như một công cụ đính kèm kèm theo các văn bản bảo hộ nó quy định chung

chung và quyền ngăn cấm ấy nó cũng không được đề cao, trong một thông tư21 về

việc quản lý nhãn hiệu hàng hóa có quy định rằng đơn vị hay cá nhân được cấp bằng độc quyền phải tự bảo vệ kịp thời phát hiện những vi phạm rồi đề nghị lên tòa án kinh tế xét xử và buộc bồi thường thiệt hại.

Một phần của tài liệu quyền ngăn cấm sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo pháp luật việt nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)