Thói quen tiêu dùng

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty Điện Báo Điện Thoại Đồng Tháp năm 2011 (Trang 52 - 55)

III. Phân tích môi trường vĩ mô

1. Yếu tố kinh tế

3.2. Thói quen tiêu dùng

Văn hoá và thói quen tiêu dùng cũng là yếu tố rất quan trọng đến việc lựa chọn sử dụng sản phẩm dịch vụ bưu chính viễn thông. Có tác động rất lớn đến phát triển nhu cầu dịch vụ đặc biệt là các dịch vụ viễn thông truyền thống điện thoại cố định đã trở nên thông dụng trong cuộc sống của người dân. Mật độ dân số sử dụng điện thoại cố định của tỉnh qua các năm tăng. Từ đó, công ty có cơ hội tăng doanh thu, sản lượng lắp máy điện thoại.

Bảng 9: MẬT ĐỘ ĐTCĐ CỦA TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2003-2006 Năm Dân số (1000 người) Lượng ĐTCĐ hiện có (máy) Lượng ĐTCĐ khai thác trong năm (máy)

Mật độ ĐT/100 người 2003 2004 2005 2006 1.567,4 1.592,2 1.652,8 1.661,1 70.807 85.443 103.795 127.180 12.540 14.636 18.352 23.385 4,52 5,34 6,28 7,65 (Nguồn: Báo Đồng Tháp ) Khi mới thành lập lượng điện thoại sử dụng chưa phổ biến chỉ đạt vài trăm máy sau vài năm hoạt đông thì sản lượng tăng dần mỗi năm khai thác khoản 2 ngàn máy. Cuộc sống thay đổi cùng với tốc độ phát triển kinh tế đến năm 1999 thì lượng máy điện thoại cố định hàng năm khai thác của công ty đạt hơn 8 ngàn máy mỗi năm với mật độ điện thoại cố định khoản 1,5 máy/100 người và bây giờ cạnh tranh đã từng bước xuất hiện thì hoạt động quảng cáo của công ty cung bắt đầu làm cho sản lượng điện thoại khai thác của công ty tăng đáng kể. Thực tế nhu cầu bưu chính viễn thông của tỉnh cũng tăng cao nhưng lượng khách hàng như hộ gia đình chưa được quan tâm nhiều.

Theo thống kê của báo bưu điện tổng số thuê bao điện thoại của Việt Nam hiện nay hơn 13 triệu máy đạt mật độ gần 15 máy/100 dân trong đó 50% là thuê bao di động. Từ đó cho thấy Đồng Tháp đã đạt chỉ tiêu mật độ điện thoại cố định trong năm 2006 là

7,65 máy/ 100 dân, với sự tăng trưởng kinh tế thị trường viễn thông đang có xu hướng tăng nhanh và sẽ nâng mật độ sử dụng điện thoại cao hơn nữa.

4.Yếu tố công nghệ

Yếu tố công nghệ trong thời đại ngày nay có tính chất quyết định sự thành bại cuộc sống của doanh nghiệp. Từ 2 thập niên trở lại đây ngành bưu chính viễn thông trên thế giới đã tận dụng những thành tựu của công nghệ mới, hiện đại như: tổng đài điện tử kỷ thuật số, truyền dữ liệu trên cáp quang, truyền sóng qua vệ tinh… đặc biệt đối với tiến bộ trong sản xuất các chip vi mạch điện tử đã xuất hiện có khả năng xử lý rất nhanh một khối lượng thông tin lớn. Xu hướng phát triển công nghệ và dịch vụ viễn thông hiện nay là:

Nhu cầu về dịch vụ truyền số liệu ngày càng tăng và đang ngày càng phổ biến sẽ thay thế các dịch vụ tốc độ thấp trước đây.

Xu hướng phát triển nhanh chóng các dịch vụ Internet đang làm thay đổi cơ cấu thị trường dịch vụ viễn thông.

Dịch vụ gia tăng giá trị đang phát triển mạnh mẽ đáp ứng được nhu cầu khác nhau của xã hội.

Với công nghệ mới, ngành và công ty có đủ khả năng giúp cho con người thông tin liên lạc mọi lúc, mọi nơi và nhà cung cấp dịch vụ thông tin có thể đáp ứng mọi nhu cầu thông tin liên lạc của khách hàng.

Tuy nhiên, cách mạng khoa học công nghệ ngày càng phát triển nhảy vọt, thúc đẩy sự hình thành nền kinh tế tri thức và biến đổi sâu sắc các lĩnh vực liên quan đến đời sống kinh tế, xã hội… đòi hỏi các quốc gia cũng như công ty phải điều chỉnh các chiến lược, kế hoạch để thích ứng trước nguy cơ bị tụt hậu xa hơn về công nghệ vì tuổi thọ công nghệ ngày càng bị rút ngắn.

Ngành bưu chính viễn thông là ngành có cơ cấu hạ tầng kỹ thuật đòi hỏi phải luôn đổi mới công nghệ để không bị tụt hậu so với trình độ thế giới. Do đó, khoa học kỹ thuật tạo cơ hội cho công ty đầu tư trang bị công nghệ viễn thông hiện đại đáp ứng nhu cầu về thông tin liên lạc của khách hàng. Tuy nhiên, Việt Nam là nước đang phát triển có nguy cơ lệ thuộc vào công nghệ tiến bộ vào nhà cung cấp.

5.Yếu tố tự nhiên

Theo điều kiện tự nhiên của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long thì thời tiết có 2 mùa mưa nắng rõ rệt, theo kết quả điều tra thống kê doanh thu thì vào mùa mưa nhu cầu sử dụng dịch vụ của công ty giảm, và cũng sẽ làm trì trệ cho việc kéo dây cho điện thoại cố định và khí hậu mưa ẩm như vậy sẽ làm cho sự truyền dẫn ở các trạm viễn thông yếu đi và chất lượng dịch vụ sẽ không tốt bằng dịch vụ vào mùa nắng. Vào mùa nắng sóng ở các trạm phát sóng mạnh và rất rõ từ đó khách hàng cũng thích sử dụng dịch vụ hơn và cũng dễ dàng cho việc cung cấp dịch vụ

6.Yếu tố quốc tế

Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế bao trùm chi phối toàn bộ sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia và quan hệ quốc tế. Xu thế này bắt nguồn từ quy luật và phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế. Đối với Việt Nam vấn đề đặt ra không phải có hội nhập hay không mà là làm thế nào để hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, đảm bảo được lợi ích của dân tộc, nâng cao sự cạnh tranh của nền kinh tế, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển nền kinh tế xã hội trong quá trình hội nhập.

Là một trong số những thị trường đầu tư hấp dẫn, ngành viễn thông Việt Nam đang là đích nhắm tới của nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Mục tiêu mà ngành viễn thông Việt Nam đề ra khi mở cửa thị trường là thu hút được các đối tác nước ngoài vào đầu tư trong tất cả các lĩnh vực. Thị trường viễn thông hội nhập, Doanh Nghiệp (DN) viễn thông Việt Nam có thêm cơ hội tiếp cận các công nghệ tiên tiến và được thử sức trên đấu trường quốc tế, một sân chơi rộng và bình đẳng hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các DN cũng phải chịu thêm sức ép cạnh tranh khá lớn không chỉ giữa các DN viễn thông Việt Nam mà hơn nữa là với các tập đoàn viễn thông lớn trên thế giới. Việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ thúc đẩy thị trường viễn thông phát triển theo hướng có lợi cho cả DN và khách hàng. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức lớn cho các nhà cung cấp dịch vụ, đòi hỏi họ phải có sự chuẩn bị kỹ trước khi tiến hành hội nhập. Để cạnh tranh với các DN nước ngoài, DN Việt Nam cần khẳng định vị thế của mình bằng việc tích lũy vốn, nắm được công nghệ hiện đại, kinh nghiệm khai thác, chất lượng dịch vụ tốt và đặc biệt là phải có khách hàng. Để có thể giành được vị thế trong cạnh tranh, các DN viễn thông cần nhanh chóng nắm bắt các nội dung cơ bản của các hiệp định

thương mại quốc tế, đặc biệt là Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, đồng thời thu thập đầy đủ các thông tin về thị trường liên quan. Chuẩn bị tốt tiềm lực để có thể thích ứng được nhu cầu đầu tư vào thị trường Việt Nam của hàng loạt các công ty nước ngoài.

Khi hội nhập WTO, doanh nghiệp viễn thông Việt Nam có thêm cơ hội tiếp cận các công nghệ tiên tiến, các kinh nghiệm quản lý kinh doanh trên thế giới và được thử sức trên đấu trường quốc tế, một sân chơi rộng bình đẳng hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp cũng phải chịu thêm sức ép cạnh tranh khá lớn không chỉ giữa các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam mà còn với các tập đoàn viễn thông lớn trên thế giới. Khi đó, không chỉ phải cạnh tranh về thị trường công nghệ và khách hàng mà cả giá cước, nguồn nhân lực... đặc biệt là các chiêu thức kinh doanh - vấn đề hiệu quả đem lại và những vấn đề về cơ cấu tổ chức, bộ máy. Nếu trước đây, tại thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài mới chỉ tham gia đầu tư dưới hình thức hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực khai thác các dịch vụ viễn thông thì khi Việt Nam đã gia nhập WTO, theo thoả thuận với Mỹ và các quốc gia khác, các doanh nghiệp nước ngoài có thể tham gia điều hành liên doanh viễn thông nhưng với điều kiện tỉ lệ góp vốn theo lộ trình thỏa thuận. Đây là một điều rất mới trong lĩnh vực khai thác viễn thông của Việt Nam. Việc Việt Nam tham gia WTO sẽ tạo ra nhiều thuận lợi và khó khăn, đặt ra nhiều cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp, cũng như với ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Khi đó, thị trường viễn thông Việt Nam phát triển theo hướng có lợi cho cả doanh nghiệp và khách hàng. Tuy nhiên, thách thức lớn đặt ra cho các doanh nghiệp viễn thông là phải có sự chuẩn bị kỹ trước khi tiến hành hội nhập.

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty Điện Báo Điện Thoại Đồng Tháp năm 2011 (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w