III. Phân tích môi trường vĩ mô
1. Yếu tố kinh tế
3.1. Tốc độ tăng dân số của vùng
Sự gia tăng dân số ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty. Tuy sức ảnh hưởng không lớn nhưng cũng chứng tỏ về tiềm năng khách hàng của công ty vì sản phẩm dịch vụ của công ty là phục vụ cho tất cả người dân. Theo số liệu thống kê thì tốc độ tăng dân số của vùng Đồng Tháp năm 2005 là 1,19% thấp hơn năm 2000 là 2,4% vì tốc độ tăng dân số năm 2000 đạt 1,43%. Nhưng cũng thấp hơn tốc độ tăng dân số cả nước giai đoạn 2000-2010 là 1,5% với tốc độ tăng như vây nước ta là một trong những nước có tốc độ tăng dân số cao trên thế giới. Sự tăng dân số sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp, mù chữ, tệ nạn xã hội. Nhưng với chủ trương và đường lối của đảng, tỉnh đã thực hiện phong trào xoá mù chữ, mở các trung tâm đào tạo và xúc tiến việc làm từ năm 2000 có 6,7% lao động qua đào tạo thì đến năm 2005 có 20,7% lao đông qua đào tạo tăng 14%. Tuy con số này chưa cao bằng các khu vực lân cận, nhưng cũng đã phần nào thể hiện đường lối đúng đắn của đảng ta xu hướng lao động qua đào tạo ở Đồng Tháp ngày càng tăng và hàng năm tỉnh đã giải quyết khoảng 30.000 lao động. Từ đó người
dân nhận thức được nhu cầu tất yếu của cuộc sống, khi người lao động có tay nghề thì sản phẩm của họ làm ra sẽ có chất lượng hơn và khả năng cạnh tranh mạnh hơn từ đó thu nhập người lao động tăng lên tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế vùng phát triển.