III. Phân tích môi trường vĩ mô
1. Yếu tố kinh tế
1.1. Tốc độ phát triển kinh tế vùng
Kinh tế phát triển là điều kiện cần thiết để ngành viễn thông phát triển, đồng thời dựa vào sự biến đổi của ngành viễn thông để đánh giá tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh. Theo thống kê tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh qua các năm điều tăng phần lớn do
những người lãnh đạo tỉnh có những chính sách đúng đắn, kip thời tạo cho nền kinh tế tỉnh phát triển.
Ngày 8/2/2006 chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh Trương Ngọc Hân chủ trì cuộc hợp thường kỳ tháng 1 báo cáo một số tình hình kinh tế xã hội tháng 1. Vấn đề nổi bật trong tháng là sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá mạnh ước tính giá trị đạt được 202 tỷ đồng tăng 32,5% so với năm 2005, kim ngạch xuất khẩu đạt 13,802 triệu đôla tăng 151,31% so với cung kỳ năm trước.
Ngày 28/02/2006 uỷ ban nhân dân tỉnh đã ra chỉ thị số 05/2006/CTUBND về việc đẩy mạnh phong trào thi đua thực hiện thắng lợi phong trào phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006-2010. Nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh lần VII đã đề ra chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân trong giai đoạn 2006-2010 là 14,5% đây là mức tăng trưởng kinh tế cao nhất trong nhiệm kỳ qua, để thực hiện thắng lợi chỉ tiêu ủy ban nhân dân tỉnh phát động phong trào thi đua tập trung là: thủ trưởng các ngành các cấp căn cứ vào nhiệm vụ chỉ tiêu của quyết định phát động phong trào thi đua trong toàn ngành với sự phấn đấu quyết tâm cao, đề nghị các giám đốc, chủ nhiệm hợp tác xã trên địa bàn tham gia hưởng ứng tích cực phong trào thi đua của tỉnh thông qua việc đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển doanh nghiệp lấy mức tăng trưởng của tỉnh làm mức tăng trưởng của doanh nghiệp.
Các vùng, khu vực trong tỉnh đều phát huy lợi thế để phát triển, tạo nên sức mạnh của mình theo cơ cấu kinh tế mở, gắn với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Nhà nước tiếp tục thúc đẩy các vùng kinh tế trọng điểm đồng thời tạo điều kiện và đầu tư thích đáng cho vùng nhiều khó khăn. Thống nhất quy hoạch phát triển trong cả nước, giữa các vùng tỉnh, tạo sự liên kết về sản xuất, thương mại, đầu tư, giúp đỡ kỹ thuật và nguồn lực. Nâng cao trình độ dân trí và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của vùng và khu vực. Gắn chặt phát triển kinh tế xã hội với bảo vệ, cải thiện môi trường và quốc phòng an ninh.
Các khu vực đô thị cần phát huy vai trò của trung tâm hành chính, kinh tế văn hoá trên từng vùng và địa phương, đi nhanh trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ, đi đầu trong việc phát triển kinh tế, tri thức, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, xây dựng đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh.
Các khu vực nông thôn phát triển sinh thái đa dạng trên nền cây lúa, cây rau quả, chăn nuôi, thuỷ sản và ứng dụng phổ biến các tiến bộ khoa học, kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, chế biến bảo quản, tiêu thụ sản phẩm, hoàn thành điện khí hoá và thực hiện cơ giới hóa ở những khâu cần thiết. Nâng cao nhanh thu nhập trên một đơn vị diện tích nông nghiệp, chuyển nhiều lao động sang khu vực công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề, mạng lưới công nghiệp, chế biến nông lâm, thuỷ sản. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp, dịch vụ, hoàn chỉnh mạng lưới đường bộ, mạng lưới giao thông thủy, mạng thông tin liên lạc.
Với sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đông Tháp, Đảng và nhân dân cùng nhau vượt qua khó khăn thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế tạo niềm tin cho nhân dân. Tốc độ phát triển của nền kinh tế tỉnh Đồng Tháp hiện nay bình quân là 9,93%/năm vượt chỉ tiêu của nghị quyết (8,5%/năm) điều này cho thấy cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành, có bước chuyển dịch theo hướng tốt đáng kể. Trong giai đoạn 2006-2010 tỉnh xác định chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế là 14,5%/năm đây là chỉ tiêu mà tỉnh có thể đạt được. Với sự phát triển kinh tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công ty phát triển, vì kinh tế phát triển, doanh nghiệp phát triển sẽ luôn đi đôi với nhu cầu thông tin liên lạc phát triển.