Đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty qua mô hình SWOT.

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp Marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm đồ gia dụng và Điện gia dụng nhãn hiệu Supor của công ty Cổ phần Nam Trung Hà (2) (Trang 47 - 51)

II. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY.

3.Đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty qua mô hình SWOT.

- Điểm mạnh:

+ Chất lượng sản phẩm: điều này đã được các chuyên gia của công ty khẳng định và người tiêu dùng công nhận.

+ Giá: được đánh giá là phù hợp trong đoạn thị trường mục tiêu mà công ty lựa chọn.

+ Mẫu mã, chủng loại: đa dạng và phong phú trên cả hai ngành hàng gia dụng và điện gia dụng.

+ Sự tương đồng về văn hoá: đây là một lợi thế rất lớn đối với các sản phẩm ngoại nhập. Bất kì một sản phẩm nào khi muốn xâm nhập thị thị trường đều không tránh khỏi công đoạn điều tra nghiên cứu nhu cầu khách hàng. Nhu cầu phù hợp là điều kiện cần thiết hàng đầu đảm bảo sự có mặt của sản phẩm trên thị trường. Trung Quốc với nền văn hoá lâu đời có ảnh hưởng lớn đến nhiều quốc gia, dân tộc thuộc Châu Á. Đặc biệt Việt Nam là nước láng giềng nhiều lần bị phong kiến phương bắc đô hộ nên không tránh khỏi bị ảnh hưởng bởi văn hoá Trung Hoa. Do vậy rất nhiều sản phẩm của Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam mà không cần có sự điều chỉnh mẫu mã, kích thước, tính năng, màu sắc... Đối với mặt hàng gia dụng cũng vậy, do có sự giống nhau cơ bản trong truyền thống gia đình, qui mô gia đình, văn hoá ẩm thực... nên Nam Trung Hà cũng như công ty mẹ là nhà sản xuất Supor (Trung Quốc) đã không mất nhiều chi phí trong nghiên cứu đặc tính người tiêu dùng.

Một ví dụ điển hình cho sự phù hợp này đó là hiện tại trên thị trường có nhiều sản phẩm chảo của nhiều nhà nhập khẩu có nguồn gốc từ Châu Âu như Đức, ý... nhưng không chú ý đến kiểu dáng sản phẩm. Đây chủ yếu là các chảo nông lòng chỉ để chiên là chủ yếu (rất khó rang hoặc xào). Nhưng đối vói người tiêu dùng Việt Nam chảo không chỉ có một chức năng như vậy. Nó phải đảm bảo có nhiều công dụng tiện lợi khác thậm chí còn để sử dụng để làm nồi lẩu. Như vậy sự khác biệt về văn hoá có thể đưa lại thất bại cho sản phẩm và ngược lại sự tương đông về văn hoá sẽ là điểm mạnh đáng kể để các công ty lợi dụng làm lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh.

+Một điểm mạnh khác mà công ty đã tạo dựng cho mình đó là uy tín đối với nhà phân phối. Với công ty, hệ thống siêu thị Metro là khách hàng chủ yếu với 80% doanh thu dạt được được thu từ nhà phân phối nay. Metro lại là nhà phân phối có sẵn uy tín trên thị trường. Bên cạnh đó kiểm định về chất lượng của Mêtro đối với các sản phẩm của Nam Trung Hà được chứng nhận và đánh gía cao. Do vậy Supor là một trong ít sản phẩm được Metro dùng trong chiến lược tiếp thị của mình. Điều nay đảm bảo cho các sản phẩm nhãn hiệu Supor của công ty không những có được uy tín với khách hàng mà còn đem lại cho công ty cơ hội tăng doanh thu.

- Điểm yếu:

+ Sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc: trong tâm trí người tiêu dùng Việt Nam những sản phẩm từ Trung Quốc đa số đều có chất lượng thấp.

+ Công ty không trực tiếp sản xuất mà chỉ là nhà phân phối do vậy sẽ khó chủ động trong việc đưa ra thị trường nhanh nhất những sản phẩm cải tiến phù hợp với đòi hỏi của người tiêu dùng.

+ Nguồn nhân lực: Nam Trung Hà có hơn 50 nhân viên nhưng những người có chuyên môn thực sự không nhiều, đặc biệt nhân lực là marketing. Những người phụ trách ở phòng kinh doanh chưa có sự chuyên nghiệp. Đôi khi một số người coi công ty như nơi cung cấp khinh nghiệm. Chế độ ưu đãi chưa thoả đáng là nguyên nhân gây nên hiện tượng “chảy máu chất xám” năm nào cũng xảy ra ở công ty.

+ Tình hình tài chính: sự cung ứng tài chính từ công ty mẹ còn nhiều hạn chế. Mặt khác do chấp nhận phương thức thanh toán chậm ở khách hàng đặc biệt là những khách hàng lớn nên việc quay vòng vốn để kinh đoanh đôi khi

còn rất chậm chưa có sự linh hoạt do đó đã để mất những cơ hội thị trường làm ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận. Ngoài ra việc hạn chế về tài chính đã kìm hãm nhiều hoạt động như nghiên cứu thị trường, xúc tiến bán, các chiến dịch quảng cáo, hay quan hệ công chúng... của công ty. Trong môi trường cạnh tranh ngày nay việc ít xuất hiện hay không làm cho người tiêu dùng biết đến mình chính là thất bại được báo trước cho doanh nghiệp.

- Cơ hội:

+ Thị trường hàng gia dụng và điện gia dụng tại Việt Nam được đánh giá rộng lớn và đầy tiềm năng, đặc biệt lớp người tiêu dùng kế cận những sản phẩm công ty phân phối tại thị trường nông thôn trong tương lai là rất lớn.

+ Chính sách khuyến khích của nhà nước: với chính sách mở cửa, nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh đặc biệt là những doanh nghiệp có sự đầu tư của nước ngoài. Việc Việt Nam sắp ra nhập WTO sẽ giúp cho công ty hạn chế được mức thuế nhập khẩu do đó sẽ tạo được mức giá sản phẩm phù hợp hơn với nhiều người tiêu dùng.

- Thách thức:

+ Có nhiều đối thủ mạnh sẵn có trên thị trường đặc biệt khi Việt Nam ra nhập WTO sẽ có thêm nhiều đối thủ khác mạnh hơn.

+ Thương hiệu Việt Nam sẽ vùng lên mạnh mẽ. đây là điều đã được dự đoán và đang dần trở thành hiện thực. Rất nhiều thương hiệu trong nước đã có chỗ đứng và tạo được niềm tin cho người tiêu dùng nội địa. Phương châm “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” đang dần có hiệu quả nhất định. Tuy nhiên không có nghĩa hàng ngoại bị tẩy chay. Nhưng đối mặt với thách thức này, các sản phẩm ngoại nhập như Supor phải vẽ cho mình đường đi nước bước thật chắc chắn tạo dựng niềm tin, đem lại cho người tiêu dùng Việt Nam những sản phẩm thật sự có chất lượng và phù hợp với nhu cầu của họ.

+ Hàng Trung Quốc nhập lậu tràn ngập thị trường: do sự kiểm soát của nhà nước chưa chặt chẽ nên các sản phẩm nhập lậu từ Trung Quốc rất nhiều, điều này sẽ làm mất uy tín của những sản phẩm chính ngạch. Ngoài ra do không mất thuế, những sản phẩm này có lợi thế về giá vì vậy sẽ gây rối loạn thị trường, hình thành cạnh tranh không lành mạnh.

Ta có thể tóm tắt mô hình SWOT thành bảng tổng hợp như sau: Bên trong Địa điểm Bên ngoài Tính chất

Thuận lợi Không thuận lợi Đ iểm mạnh(S) - Chất lượng tốt - Giá cả phù hợp - Sản phẩm đa dạng - Tương đồng về văn

hoá giữa Trung Quốc và Việt Nam - Uy tín với nhà phân phối - Đ iểm yếu(W)

- Xuất xứ từ Trung Quốc - Không trực tiếp sản

xuất

- Nhân lực chưa chuyên nghiệp - Nguồn tài chính hạn chế C ơ hội(O) - Thị trường rộng lớn - Chính sách khuyến khích của nhà nước Th ách thức(T) - Nhiều đối thủ mạnh - Hàng Việt Nam được

ưu tiên

- Hàng lậu chủ yếu từ Trung Quốc

Qua việc phân tích mô hình SWOT ở trên có thể nhận định công ty hiện đang có lợi thế rất lớn trong khả năng cạnh tranh. Để nâng cao khả năng cạnh tranh hơn nữa, phát huy những điểm mạnh, tận dụng những cơ hội, khắc phục những diểm yếu, hạn chế những nguy cơ sẽ là điều công ty phải thực hiện ngay từ lúc này.

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp Marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm đồ gia dụng và Điện gia dụng nhãn hiệu Supor của công ty Cổ phần Nam Trung Hà (2) (Trang 47 - 51)