CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.1.2 Cơ cấu theo nghề nghiệp
Biểu đồ có sự phân chia đối tượng mẫu nghiên cứu theo từng nhóm nghề nghiệp khác nhau như: CB – CNV, mua bán – kinh doanh, lao động, HS – SV và nhóm còn lại thuộc những nghề nghiệp khác. Biểu đồ thể hiện sự chênh lệch tỷ lệ đáp viên giữa các nhóm ngành nghề với nhau qua đó tạo ra sự so sánh những đánh giá và mức độ nhận thức về dịch vụ. Theo dữ liệu thu thập được phần lớn đáp viên thuộc nhóm học sinh – sinh viên và CB – CNV với tỷ lệ lần lượt là 41.7% và 33.3% trong tổng số mẫu, đây là nhóm người có trình độ và kiến thức cao trong xã hội, đa số họ có điều kiện để tiếp xúc với khoa học công nghệ hiện đại nên trình độ ứng dụng và khả năng thích ứng với sự phát triển của xã hội và nhiều loại hình dịch vụ giải trí là rất nhanh, vì vậy mà nhu cầu của họ cũng khá cao nếu biết cách khai thác tốt thì đây là những khách hàng đầy tiềm năng cho các nhà sản xuất cũng như doanh nghiệp trong đó có cả lĩnh vực truyền hình cáp. Bởi sau một ngày lao động mệt nhọc họ cần được thư giãn với những chương trình truyền hình hấp dẫn cho nên chất lượng của truyền hình cáp chính là yếu tố quyết định đến việc họ có phải là những khách hàng trung thành hay không với nhà cung cấp VCTV.Vì vậy ý kiến đánh giá của họ cũng mang tính khách quan và tương đối chuẩn xác trong nghiên cứu . Bên cạnh đó kết quả còn cho thấy sự quan tâm của xã hội dành cho dịch vụ giải trí này khá cao bởi ngoài những đối tượng là giới trẻ và những người trí thức trong xã hội. Ngoài ra còn có thể thu hút sự chú ý của nhóm người thuộc lĩnh vực mua bán kinh doanh và những ngành nghề khác vào loại hình dịch vụ tương đối mới mẻ này.
5.1.3 Cơ cấu theo nhóm tuổi
Mẫu nghiên cứu được chia theo 4 nhóm tuổi: từ 18 – 25, 26 – 35, 36 – 60 và trên 60 ứng với nhóm tuổi thanh thiếu niên, trưởng thành, trung niên và nhóm người già để đại diện tổng thể cho các đối tượng mẫu nghiên cứu. Biểu đồ thể hiện rõ tỷ lệ đáp viên tham gia trả lời phỏng vấn thuộc nhóm tuổi nào và tạo sự so sánh từ những đánh giá ở các nhóm tuổi với nhau cho các tiêu chí chất lượng đã đưa ra. Như đã phân tích số đáp viên thuộc nhóm HS –SV và CB –CNV chiếm đa số nên phần đông đại diện mẫu ở nhóm thanh thiếu niên và trung niên một số ít là người trưởng thành và không có sự tham gia của nhóm người già. Trong đó dẫn đầu là nhóm thanh thiếu niên ở lứa tuổi từ 18 – 25 chiếm xấp xĩ 50% trong tổng số mẫu, phần còn lại tập trung vào nhóm trưởng thành và trung niên ở độ tuổi từ 26 – 35 và 36 - 60 chiếm xấp xĩ 25% qua đó cho thấy nhu cầu cho dịch vụ giải trí phần lớn hướng vào giới trẻ và thanh thiếu niên, tuy nhiên cũng cần quan tâm đến những chương trình thu hút đối tượng là những người già bởi ngoài chương trình thời sự, tin tức thì hầu như không có chương trình nào dành riêng cho họ, vì vậy thái độ quan tâm đến loại hình dịch vụ truyền hình cáp còn chưa phổ biến ở những người cao tuổi.