Châu á Địa bàn đầu t ngày càng quan trọng

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản từ năm 1990 và một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam - Nguyễn Thị Thanh Hà (Trang 34 - 36)

2. Chiến lợc đầu t trực tiếp ra nớc ngoài của Nhật Bản từ năm

3.2.2 Châu á Địa bàn đầu t ngày càng quan trọng

Châu á là một thị trờng dành đợc sự chú ý của các công ty Nhật Bản. Có thể thấy vào những năm 70 và 80, các công ty Nhật Bản phần lớn tập trung ở Bắc Mỹ và Châu Âu nhằm sản xuất phục vụ nhu cầu tại chỗ. Nhng từ cuối những năm 1980 đến nay, các công ty Nhật Bản đã điều chỉnh trong chính sách địa bàn đầu t, hớng tới tập trung vào khu vực Châu á, nhất là Đông á. Trớc khi cuộc khủng hoảng tài chính khu vực bùng nổ năm 1997, tỷ trọng của JDI đầu t vào Châu á đứng thứ hai sau khu vực Bắc Mỹ, vị trí này vốn trớc đây thuộc về Châu Âu.

Mặc dù dòng vốn vào thị trờng Châu á tăng, song mức tăng cũng rất khác nhau. Vào cuối thập kỷ 70 đầu thập kỷ 80, JDI vào Châu á tăng, chủ yếu là do tăng mức đầu t ở thị trờng ASEAN và NIEs. Thời gian từ 1986 đến 1989, FDI vào hai khu vực này tăng mạnh. Kể từ sau năm 90, JDI vào NIEs giảm do sự thay đổi lợi thế so sánh trong các ngành công nghiệp chế tạo cần nhiều lao động ở khu vực này. Sau đợt giảm vào năm 1993 (từ chỗ chiếm 9,4% tổng JDI xuống còn 6,7%), đầu t của Nhật Bản vào ASEAN tăng lên đạt 4 tỷ USD năm 1995, tơng đơng với 9,5% tổng JDI. Năm 1997, JDI vào ASEAN tăng 81,7% so với năm 1996. Trong khu vực Châu á, JDI vào thị trờng Trung Quốc có sự gia tăng vào nửa đầu những năm 90. Năm 1995, JDI vào Trung Quốc đã đạt con số kỷ lục là 4,473 tỷ USD chiếm 8,8% tổng JDI. Sự gia tăng này gắn liền với lợi thế chi phí thấp cũng nh quy mô thị trờng rộng lớn và phản ánh mối quan hệ Nhật - Trung Quốc ngày một cải thiện. Sau cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, đầu t trực tiếp của Nhật Bản vào Châu á giảm mạnh. Năm 1998, đầu t của Nhật Bản vào Châu á chỉ ngang bằng với mức JDI vào khu vực Mỹ Latinh, sang năm 1999, JDI lại tiếp tục rời khỏi thị trờng Châu á trong khi tổng JDI lại tăng đột biến trong năm này.

Sự gia tăng không ổn định dòng vốn JDI vào Châu á có nhiều lý do. Thời kỳ trớc cuộc khủng hoảng tài chính, khu vực Châu á, nhất là Đông á có tốc độ

tăng trởng kinh tế cao, ổn định. Sự tăng trởng này đã thúc đẩy sự gia tăng kim ngạch cũng nh cải thiện cơ cấu buôn bán và đầu t từ khu vực cần nhiều lao động sang khu vực cần nhiều vốn và công nghệ. Hơn nữa, sự trì trệ suy thoái kinh tế Nhật Bản trong những năm 90 đã thúc đẩy các ngành công nghiệp đầu t và mở rộng ra nớc ngoài, nhất là các nớc láng giềng Đông á nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng hàng hoá lâu bền và dịch vụ ở các nớc này. Bên cạnh việc gia tăng di chuyển vốn ngắn hạn thông qua đầu gián tiếp và các khoản cho vay của ngân hàng, JDI ở Đông á cũng đợc khuyến khích gia tăng nhằm góp phần hạn chế sự suy giảm trong buôn bán và thâm hụt tài khoản vãng lai. Ngoài ra, cũng còn nhiều yếu tố thúc đẩy đầu t của Nhật Bản vào Châu á nh việc đồng Yên tăng giá mạnh, lợi thế về vị trí địa lý, nguồn nhân lực dồi dào với chất lợng cao, chi phí giao thông thấp, chính trị tơng đối ổn định. Tuy nhiên cơn bão khủng hoảng tài chính tiền tệ đã cuốn đi những thành quả mà các nớc Đông á dày công vun đắp và điều này ảnh h- ởng trực tiếp đến việc tăng lợng vốn FDI đổ vào khu vực này nói chung và JDI nói riêng, làm cho lợng vốn đầu t vào khu vực này giảm mạnh vào sau năm 1997.

Đầu t của Nhật Bản vào khu vực Mỹ Latinh, Châu Phi, Châu Đại Dơng và vùng Trung Đông chiếm tỷ trọng không cao trong suốt cả thập kỷ 90. Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, JDI đã có xu hớng chuyển dịch tới khu vực này. Vì vậy, tổng mức đầu t vào khu vực Mỹ Latinh và vùng Caribê đạt ngang bằng với số vốn vào Châu á trong các năm 1998-1999.

Nh vậy, cơ cấu địa bàn đầu t trực tiếp của Nhật Bản ra nớc ngoài từ năm 1990 cho đến trớc cuộc khủng hoảng tài chính Châu á 1997 đã có sự thay đổi, một mặt vẫn chú trọng đến thị trờng truyền thống Mỹ và EU, đã cho thấy có sự dịch chuyển dòng vốn tập trung vào Châu á, nhất là Đông á. Mặc dù cuộc khủng hoảng đẫ tác động tiêu cực đến hoạt động JDI ở Châu á nhng các nhà kinh tế vẫn nhận định rằng trong tơng lai gần đây vẫn là một hớng u tiên. Mục đích của đầu t vào Châu á hiện nay trớc hết là nhằm mở rộng thị trờng, tận dụng chi phí thấp, tạo thêm khách hàng mới và xuất khẩu trở lại Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản từ năm 1990 và một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam - Nguyễn Thị Thanh Hà (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w