Cơ cấu lĩnh vực đầu t

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản từ năm 1990 và một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam - Nguyễn Thị Thanh Hà (Trang 68 - 69)

1988 đến nay

1.3Cơ cấu lĩnh vực đầu t

Thời gian đầu, các công ty của Nhật Bản cha mặn mà lắm với việc đầu t vào các ngành công nghiệp chế biến mà họ đã liên doanh mạnh mẽ với các nớc Đông và Đông Nam á trong hơn một thập kỷ qua bởi họ không muốn cạnh tranh với chính mình. Hơn nữa trong lúc Nhật Bản đang chậm triển khai ở Việt Nam thì các quốc gia láng giềng của Việt Nam đã nhanh chân xuất khẩu ồ ạt sang Việt Nam. Trong giai đoạn này các công ty Nhật Bản chủ yếu quan tâm đến các dự án về tài nguyên thiên nhiên và kinh doanh dịch vụ nh khai thác đầu khí, kinh doanh khách sạn du lịch. Tính đến hết năm 1994, JDI ở Việt Nam cao nhất là dầu khí chiếm 19,7% JDI, khách sạn du lịch 9,7%, dịch vụ 4,7%, công nghiệp 4,6%, và ng nghiệp 2%.

Từ năm 1995, các nhà đầu t Nhật Bản bắt đầu chú trọng nhiều hơn đến khu vực sản xuất vật chất, nhất là lĩnh vực công nghiệp. Tính đến ngày 31/12/1998, hoạt động đầu t tập trung chủ yếu vào nghành công nghiệp nặng với trên 1/3 số dự án và 50% tổng JDI ở Việt Nam. Kế tiếp là các ngành công nghiệp nhẹ với 51 dự án và vốn đầu t là 250 triệu USD, ngành giao thông vận tải, bu điện với 17 dự án 405 tiệu USD, xây dựng với tổng số vốn là 412 triệu USD.

Hầu hết các dự án đầu t của Nhật Bản vào Việt Nam đều có trình độ công nghệ cao, tập trung phần lớn vào các lĩnh vực công nghiệp mũi nhọn mà nớc ta còn

yếu và chú trọng phát triển. Các dự án trong lĩnh vực công nghiệp hiện chiếm 65,4% tổng số dự án và 81,5% tổng số vốn JDI đang hoạt động tính đến tháng 6/2002. Trong số đó, công nghiệp điện tử có 17 dự án với tổng số vốn đầu t 446 triệu USD công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng có 6 dự án với tổng số vốn đầu t 616 triệu USD. Riêng lĩnh vực lắp ráp và sản xuất ô tô, các công ty Nhật Bản tham gia đông đảo nhất với 7 dự án có tổng số vốn đầu t giai đoạn đầu là 384 triệu USD. Sản phẩm chủ yếu hiện nay của các doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam gồm các loại ô tô, xe máy, hàng điện tử và các mặt hàng cơ khí cao cấp đạt chất lợng tiêu chuẩn quốc tế. Lĩnh vực khách sạn du lịch và văn phòng chu thuê, chỉ có 20 dự án chiếm 10% tổng số vốn của Nhật Bản.

Các công ty Nhật Bản đã đầu t xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng ba khu công nghiệp lớn: Công ty Nomura đầu t xây dựng khu công nghiệp rộng 153 ha tại Hải Phòng với số vốn đầu t 163 triệu USD. Công ty Nisho Iwai đầu t 41 triệu USD xây dựng khu công nghiệp rộng 100 ha tại Đồng Nai. Công ty Sumitomo đầu t 53 triệu USD xây dựng khu công nghiệp Thăng Long rộng 128 ha. Một trong những khu công nghiệp đợc triển khai nhanh ở Việt Nam là khu công nghiệp Namura Hải Phòng, đến nay công ty liên doanh đã đầu t 151 triệu USD và cơ bản hoàn thành việc xây dựng khu công nghiệp. Khu công nghiệp này đã thu hút đợc 10 dự án đầu t của Nhật Bản với số vốn đăng ký 110 triệu USD.

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản từ năm 1990 và một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam - Nguyễn Thị Thanh Hà (Trang 68 - 69)