Cơ cấu tổ chức, trình độ quản lý

Một phần của tài liệu Lợi nhuận và các biện pháp nâng cao lợi nhuận trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (Trang 43 - 45)

II. Một số đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

4.Cơ cấu tổ chức, trình độ quản lý

Do những đặc điểm mang tính chất đặc thù nên cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của các nớc trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng khá linh hoạt, hệ thống tổ chức gọn nhẹ, công tác điều hành quản lý mang tính trực tiếp.

Thông thờng các doanh nghiệp vừa và nhỏ có số lợng nhân viên ít, các nhân viên này phải đảm nhận công việc theo kiểu đa năng. Phần lớn các chủ doanh nghiệp vừa phải đảm nhiệm vai trò quản trị (điều hành và chỉ huy nhân viên) lại vừa phải đảm nhiệm vai trò lãnh đạo kinh doanh (tìm kiếm và quyết định cơ hội đầu t). Do vậy, cơ cấu tổ chức đơn giản gọn nhẹ, có tính linh hoạt cao, dễ thay đổi phù hợp với điều kiện mới. Đây là một nhân tố tích cực ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam vì nhờ đó, chi phí gián tiếp thờng thấp, tạo lợi thế cạnh tranh về giá cho các sản phẩm cuối cùng. Hơn nữa, quan hệ giữa ngời lao động và ngời quản lý (quan hệ chủ – thợ) khá chặt chẽ và thờng không có tầng lớp lãnh đạo tách biệt nh trong các doanh nghiệp lớn.

Tuy nhiên, đa phần các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam hoạt động dựa trên tính chất gia đình nên thiếu một sơ đồ tổ chức rõ ràng

(quy định các chức danh, nhiệm vụ, quyền hạn, ), ch… a có một quy chế làm việc cụ thể (không phổ biến rộng rãi, thay đổi liên tục, ). …

Lỗi thờng gặp trong việc tổ chức là dễ dẫm chân lên nhau, hay sót việc do không có ngời chịu trách nhiệm về một công việc cụ thể. Nhìn chung giới quản lý trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam chính là những ngời chủ sở hữu doanh nghiệp. Đa số họ quản trị doanh nghiệp bằng kinh nghiệm và theo cách suy nghĩ, hiểu biết riêng. Theo các chuyên gia t vấn của Hội doanh nghiệp trẻ thành phố Hồ Chí Minh thì thực trạng quản lý ở doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay có 3 yếu điểm chính:

• Về hiệu quả công việc: ngời quản lý trong doanh nghiệp vừa và nhỏ thờng tham gia vào quá nhiều công việc, không tin cậy khi giao việc cho ngời khác nên thờng dẫn đến nhiều sai sót do công việc vụn vặt, cùng với nguồn nhân lực ít nên không có thời gian để sửa chữa những sai lầm

• Hiệu năng các nguồn lực: nguồn nhân lực đã ít lại không phát huy hết năng lực làm việc nên thờng không hoàn thành công việc đúng hạn do công việc quá nhiều, từ đó dẫn đến không tận dụng hết nguồn lực khách hàng

• Quan hệ nội bộ: không phân định nhiệm vụ rõ ràng, gặp ngời nào thì giao việc cho ngời ấy, không có ai chịu trách nhiệm về một vấn đề cụ thể và ổn định nên không thể đôn đốc họ hoàn thành sớm công việc, nảy sinh nhiều bất hoà, xung đột do nhiều ngời cùng giải quyết một công việc với cách giải quyết khác nhau… Do vậy, doanh nghiệp mất nhiều thời gian cho việc quản lý và giải quyết mâu thuẫn nội bộ.

Điều đó gây ra nhiều trở ngại cho hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đã có những trờng hợp dẫn đến các hành động trái pháp luật hoặc có tính bột phát, phá vỡ sự ổn định lâu dài.

Đồng thời, việc tổ chức, quản lý không tốt vừa gây lãng phí do chi phí không hợp lý ở nhiều khâu, vừa ảnh hởng tới năng suất, hiệu quả chung.

Một phần của tài liệu Lợi nhuận và các biện pháp nâng cao lợi nhuận trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (Trang 43 - 45)