Tình hình thực hiện lợi nhuận trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt

Một phần của tài liệu Lợi nhuận và các biện pháp nâng cao lợi nhuận trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (Trang 47 - 51)

vừa và nhỏ Việt nam thời gian qua ( 1999 - 2001 )

Nh đã phân tích, mặc dù doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế của bất cứ một quốc gia nào, song ở Việt Nam, chỉ đến những năm gần đây vấn đề này mới đợc nhận thức một cách rộng rãi và sâu sắc. Những nghiên cứu, thống kê về tình hình hoạt động nói chung của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì thế, mới chỉ dừng lại ở những con số về số l- ợng, quy mô vốn, đóng góp vào tăng trởng kinh tế,… mà cha thực sự có các cuộc điều tra sâu sát hay các chi tiết về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả kinh doanh, doanh thu, chi phí, lợi nhuận, cho riêng khu vực kinh tế này.…

Do thiếu nguồn t liệu trực tiếp nên trong quá trình phân tích, đánh giá sau đây về tình hình thực hiện lợi nhuận của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngời viết phải sử dụng các số liệu, t liệu gián tiếp liên quan đến vấn đề này, thông qua việc thu thập, tính toán dựa trên số liệu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận cả tất cá các doanh nghiệp trên phạm vi cả nớc; các số liệu sẵn có về doanh nghiệp vừa và nhỏ nh số lợng, doanh thu bình quân, chi phí bình quân, lao động bình quân, Điều này trên thực tế là có thể chấp nhận đ… ợc và phù hợp với tổng quan chung về khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ .

Trớc hết, ta xem xét quy mô vốn trung bình:

Bảng 6 : Quy mô vốn trung bình của các loại hình doanh nghiệp

Đơn vị: triệu đồng

Năm DN t nhân Công ty TNHH Công ty CP DNNN

1999 203,85 810,11 11.492,17 66.895,05 2000 178,54 817,90 10.977,51 26.865,34 2001 182,27 1.032,37 10.412,09 11.688,26 Trung bình giai đoạn 1996-2001 184,64 919,17 17.525,90 15.863,256

Ta thấy rằng số lợng vốn nhỏ bé của mỗi doanh nghiệp vừa và nhỏ không phải là điều khó hiểu, bởi vì tiêu chí chủ yếu xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ chính là lợng vốn tơng đối nhỏ. Trong giai đoạn từ 1996 đến 2001, quy mô vốn trung bình của các doanh nghiệp t nhân là 184,64 triệu đồng; công ty TNHH có quy mô vốn trung bình khoảng 920 triệu đồng; công ty cổ phần có quy mô vốn trung bình trên 17,5 tỷ đồng và DNNN là 15,7 tỷ đồng. Nh vậy, công ty cổ phần có quy mô vốn đăng ký trung bình lớn nhất trong tất cả các loại hình doanh nghiệp kể cả các DNNN, mặc dù số lợng các công ty này không nhiều (xem bảng 2).

1. Về tình hình doanh thu

Bảng 7 : Doanh thu thuần trung bình trong các loại hình doanh DN vừa và nhỏ Đơn vị: triệu đồng 1999 2000 2001 00/99 01/00 Số tiền % Số tiền % DNNN 102.598,7 44.775,5 17.926,7 -57823,2 -56,3 -26848,8 -59,9 DN t nhân 710,2 595,1 655,6 -115,1 -16,2 +60,5 +10,2 Công ty TNHH 2.231,7 2.253,1 2.294,1 +21,4 +0,9 +41 +1,8 Công ty CP 8.456,3 8.077,6 7.333,0 -379 -4,5 -744,6 -9,2

( Nguồn: Tính toán từ bảng 6 và số liệu về tổng vốn trên doanh thu qua các năm Bộ Kế hoạch và Đầu t )

Nh vậy, doanh thu ở tất cả các loại hình doanh nghiệp có sự biến động không đều qua 3 năm.

Doanh nghiệp Nhà nớc là loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ có doanh thu cao nhất, trong đó năm 1999 đạt mức cao nhất là gần 102,6 tỷ đồng. Năm 2000, doanh thu bình quân của một doanh nghiệp Nhà nớc vừa và nhỏ là 44,77 tỷ, giảm 57.823,2 về số tuyệt

đối so với năm 1999, tức là khoảng 56,3%. Sự giảm sút về doanh thu tiếp tục gia tăng sang năm 2001. Mức doanh thu thuần bình quân chỉ còn 17,9 tỷ đồng, giảm 26.848,8 triệu so với năm 2000 t- ơng đơng với số tơng đối là 59,9%.

Tại các doanh nghiệp t nhân, doanh thu năm 1999 đạt 710,2 triệu đồng. Năm 2000 chứng kiến một sự sụt giảm 16,2% doanh thu so với năm 1999, xuống còn 595,1 triệu. Sang năm 2001, doanh thu của khu vực doanh nghiệp này có chiều hớng khả quan hơn, đạt trên 655 triệu, tăng 10,2% so với năm 2000. Đây là một dấu hiệu tốt. Các công ty TNHH tỏ ra là loại hình doanh nghiệp có tình hình kinh doanh tốt hơn cả, với sự tăng lên liên tục của doanh thu qua các năm. Năm 2000, doanh thu đạt trên 2,25 tỷ đồng, nhiều hơn năm 1999 21,4 triệu, tức là khoảng 0,9% (doanh thu năm 1999 là 2.231,7 triệu). Doanh thu thuần năm 2001 của loại hình doanh nghiệp này tiếp tục tăng 1,8% so với năm 2000, đạt 2,294 tỷ đồng. Doanh thu thuần của các công ty cổ phần tuy liên tục giảm sút từ năm 1999 đến năm 2001 song vẫn đạt khá cao so với khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Số liệu từ bảng cho thấy, năm 2000 doanh thu đạt 8.077,6 triệu đồng, đã giảm 4,5% so với doanh thu năm 1999 là 8.456,3 triệu. Năm 2001 doanh thu càng giảm mạnh, xuống còn 7.333,0 triệu, tức là giảm 9,2% so với năm 2000

Tuy nhiên, chỉ riêng tình hình doanh thu thì cha phản ánh hết đợc bức tranh tổng thể về khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt nam. Sau đây sẽ xem xét về tình hình lợi nhuận.

2. Lợi nhuận thuần của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt nam

Các số liệu chính thức cho thấy lợi nhuận thuần ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt nam thời gian qua nh sau:

Bảng 8 : Lợi nhuận thuần trung bình ở các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ Đơn vị tính: triệu đồng Doanh nghiệp 1999 2000 2001 2000/1999 2001/2000 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ DNNN 35.268,30 16.930,73 5.602,09 -18.337,57 -51,99 -11.328,64 -66,91 DN t nhân 39,95 27,89 24,59 -12,06 -30,19 -3,3 -11,83 Công ty TNHH 139,48 161,94 200,73 +22,46 +16,0 +38,79 +23,95 Công ty cổ phần 1.242,02 984,46 985,37 -257,56 -20,74 +0,91 +0,09

(Nguồn : Tính toán từ số liệu kết quả điều tra toàn bộ doanh nghiệp,

NXB thống kê 2001 và Niên giám thống kê 1999-2001)

Từ bảng trên ta thấy, DNNN là loại hình doanh nghiệp có lợi nhuận thuần trung bình hàng năm cao hơn cả, song mức lợi nhuận này lại liên tục giảm sút trong những năm qua. Năm 2000, lợi nhuận thuần giảm hơn 18 tỷ (khoảng 51,9%) so với năm 1999, năm 2001 giảm mạnh hơn, xuống còn khoảng 5.602 triệu đồng, tức là đã giảm 66,9% so năm 2000.

Tình trạng giảm sút lợi nhuận cũng diễn ra liên tục tại các doanh nghiệp t nhân. Số liệu cho chỉ rõ, năm 1999 trung bình một doanh nghiệp t nhân có quy mô vừa và nhỏ đạt lợi nhuận là 39,95 triệu đồng, năm 2000 đạt 27,89 triệu, và năm 2001 con số này là 24,59 triệu đồng.

Ngợc lại với xu hớng giảm sút lợi nhuận ở hai loại hình doanh nghiệp trên, các công ty TNHH lại có số lợi nhuận thuần trung bình liên tục gia tăng một cách ổn định qua các năm. Lợi nhuận năm 1999, 2000, 2001 tơng ứng là 139,48 triệu, 161,94 triệu và 200,73 triệu đồng; về số tơng đối thì năm 2000 đã tăng gần 22,5% so với năm 1999, năm 2001 tăng hơn 23,9% so với năm 2000. Đây là mức

gia tăng khá cao, cho thấy công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp làm ăn khá hiệu quả.

Còn tại các công ty cổ phần, lợi nhuận thuần biến động không đều qua các năm. Năm 2000, lợi nhuận giảm mạnh (20,74%) so với năm 1999, nhng sang năm 2001 thì lại có một sự gia tăng nhẹ so với năm 2000 (từ 984,46 triệu năm 2000 lên 985,37 triệu năm 2001). Nhìn chung, sang năm 2000, doanh thu và lợi nhuận ở hầu hết các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ đều bị giảm sút, một phần là do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ Đông Nam á.

Các doanh nghiệp Nhà nớc có tình hình doanh thu cũng nh lợi nhuận giảm mạnh và liên tục, cho thấy một phần sự kém hiệu quả trong kinh doanh của loại hình doanh nghiệp này. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nh xu hớng bỏ doanh nghiệp Nhà nớc để đi làm cho các công ty TNHH, công ty liên doanh, công ty 100% vốn nớc ngoài,… của ngời lao động (xem bảng 3); hoặc chính sách cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nớc trong những năm gần đây nhằm chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nớc thành các công ty cổ phần có vốn của Nhà nớc. Các công ty TNHH có sự biến động doanh thu rất tốt, cho thấy đây là loại hình doanh nghiệp có u thế hơn cả.

Một phần của tài liệu Lợi nhuận và các biện pháp nâng cao lợi nhuận trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w