Ngân hàng thế giới (NHTG) và Quỹ tiền tệ quốc tế (994), VIệt Nam Văn bản khuôn khổ chính sách

Một phần của tài liệu Các thể thức tín dụng điều chỉnh cơ cấu và một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng - Nguyễn Liên Phương (Trang 64 - 70)

Chính sách tiền tệ đặt ra mục tiêu kiềm chế tốc độ tăng tín dụng ở mức phù hợp với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, và chỉ cấp tín dụng cho các DNNN làm ăn có lãi. Về ngắn hạn, Chính phủ còn phải dựa vào các công cụ chính sách tiền tệ trực tiếp nh hạn mức tín dụng nhng về trung hạn, Chính phủ phải tăng sử dụng các công cụ gián tiếp nh các nghiệp vụ thị tr- ờng mở thông qua đấu trái phiếu kho bạc từ thử nghiệm đến quy mô lớn, thống nhất mức lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nớc cho các ngân hàng thơng mại, và cải thiện các quy định về dự trữ bắt buộc.

Chính sách lãi suất cũng đợc tự do hoá cùng với các biện pháp cải cách theo hớng tinh giản cơ cấu lãi suất, tăng lãi suất cho vay trung và dài hạn, và bỏ quy định về lãi suất tiền gửi tối thiểu.

Chính sách tỉ giá cũng đợc điều chỉnh để mang tính thị trờng nhiều hơn, giảm bớt tình trạng ngoại tệ hoá nền kinh tế thông qua hoạt động của thị trờng ngoại tệ liên ngân hàng và theo quy chế quản lý ngoại hối mới. Mục tiêu bãi bỏ các hạn chế ngoại hối đối với các giao dịch vãng lai để biến đồng VND thành đồng tiền chuyển đổi tự do cũng đợc đa vào chơng trình.

3) Nội dung điều chỉnh

Các thể thức tín dụng ESAF và SAC của các IFI dành cho Việt Nam trong thời kỳ này nhằm hỗ trợ cho các nội dung điều chỉnh cơ cấu

sau đây:

Quản lý ngân sách, Các kết quả chủ yếu của chính sách này là: (i) ban hành Luật Ngân sách cơ bản để tạo lập khuôn khổ minh bạch cho quản lý ngân sách, phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan chính phủ và chính quyền các cấp; (ii) Thay Thuế Doanh thu bằng Thuế trị giá gia tăng (VAT) để tăng diện thuế và tạo môi trờng kinh doanh thuận lợi hơn cho doanh nghiệp; (iii) Báo cáo chi tiêu công (PER) của Chính phủ, trong đó xác định các lĩnh vực u tiên của chi tiêu công và các yếu kém cần khắc phục; (iv) Chơng trình đàu t công (PIP) dài hạn có mục đích hỗ trợ đầu t t nhân, hình

thành chiến lợc đầu t phù hợp với các nguồn lực sẵn có về trung hạn và với chính sách tăng trởng và phát triển kinh tế bền vững, trong đó giới hạn u tiên đầu t của nhà nớc nhằm thay đổi tính chất của ngân sách, từ phân bổ nguồn lực sang hớng dẫn và bổ sung cho các nguồn lực đầu t của toàn xã hội, tránh tình trạng cạnh tranh và chiếm chỗ đầu t t nhân và giành thêm nguồn lực cho các lĩnh vực kinh tế –xã hội.

Cải cách DNNN. Sản phẩm chính của hoạt động này là xác định và hoàn thiện chiến lợc cải cách DNNN cho giai đoạn mới bằng một kế hoạch hành động nhằm: (i) thiết lập và vận dụng các tiêu chí rõ ràng để xác định những doanh nghiệp chiến lợc cung cấp các dịch vụ công thiết yếu; (ii) chuyển các DNNN phi chiến lợc thành các công ty cạnh tranh bình đẳng với các công ty t nhân; và (iii) tăng cờng quản lý các doanh nghiệp chiến l- ợc tiếp tục đợc chính phủ hỗ trợ. Liên quan đến biện pháp này (không đợc quy định trong SAC) là việc hình thành một khuôn khổ pháp lý cho cải cách DNNN, nh Luật DNNN (đợc ban hành năm 1996) tạo ra một khuôn khổ toàn diện để cải thiện và cải cách việc quản lý và giám sát khu vực này, có sự phân biệt rõ ràng giữa các DNNN công ích và DNNN kinh doanh và quy định các biện pháp để tăng cờng quyền tự chủ và trách nhiệm của ban quản lý các doanh nghiệp này

Cải cách hệ thống ngân hàng. Các biện pháp phải thực hiện khá khiêm tốn, gồm: (i) kiểm toán độc lập 2 trong số 4 ngân hàng thơng mại quốc daonh để nắm đợc tình hình tài chính, nhất là các khoản nợ khó đòi. Kết quả là tuy chỉ có ngân hàng Công thơng đợc kiểm toán, Chính phủ cam kết tiến hành kiểm toán tất cả các ngân hàng TMQD còn lại; (ii) bỏ thuế doanh thu đối với hoạt động cho vay để giảm chi phí cho vai trò trung gian của hệ thống ngân hàng.

Tự do hoá thơng mại. Tiến trình cải cách ở Việt Nam gắn liền với mở cửa và hội nhập mạnh mẽ, nên cải cách thơng mại có khá nhiều nội dung quan trọng, gồm nhiều biện pháp cho cả 3 giai đoạn, cụ thể; (i) bãi bỏ các rào cản phi quan thuế nh các giấy phép xuất nhập khẩu chuyến, bãi bỏ

các hạn chế định lợng đối với hàng nhập khẩu; (ii) giảm thuết suất nhập khẩu tối đa để chuẩn bị cho gia nhập AFTA và WTO, làm cơ sở cho việc xây dựng một biểu thuế quan thống nhất và ổn định để đồng nhất mức bảo hộ thực tế đối với mọi loại hình doanh nghiệp; và (iii) bãi bỏ những hạn chế đối với các giao dịch vãng lai để chuẩn bị cho chuyển đổi tự do đồng Việt nam

4) Tình hình thực hiện và hiệu quả

Việc ta thực hiện chậm và không thực hiện một số biện pháp đã cam kết nên SAC phải kéo dài thêm 10 tháng, và ESAF chấm dứt khi mới thực hiện đợc 2 năm, dẫn đến quyết định của IMF đình chỉ giải ngân 180 triệu USD tín dụng cho năm thứ 3 của ESAF. Và trong số các biện pháp cha thực hiện đợc trên đây, nhiều biện pháp đã đợc chính phủ ta thực hiện sau khi ESAF và SAC đã chấm dứt, và có một số biện pháp đã đợc đa vào các ch- ơng trình PRGF/PRSC nh phần sau đây trình bày rõ thêm, chứng tỏ các biện pháp đó là cần thiết.

Các chơng trình ESAF và SAC không thiết lập mạng lới an sinh xã hội để khắc phục những ảnh hởng bất lợi của quá trình tự do hoá, nhng IMF và WB đã giành một khoản hỗ trợ tài chính u đãi đáng kể để tăng cờng ngân sách và cán cân thanh toán trong thời gian 1995-1997, giúp Việt nam thực hiện xử lý những vấn đề xã hội theo cơ chế của chơng trình cải cách đầu tiên, trong đó WB cho ta vay 150 triệu USD theo điều kiện của IDA và IMF cho vay 353 triệu USD theo điều kiện ESAF (ta chỉ rút đợc 355 triệu USD vì lý do nh đã trình bầy ở trên. Ngoài ra một số nhà tài trợ khác là Thuỵ Điển, Đan Mạch và Hà Lan đã đồng tài trợ không hoàn lại 30 triệu USD, đa tổng số hỗ trợ tài chính cho cả 2 chơng trình là 435 triệu USD theo các điều kiện rất u đãi đợc giải ngân nhanh cho các chơng trình và dự án đầu t của Việt nam trong thời gian này.

Tình hình thực hiện. Các chơng trình ESAF và SAC đã thực hiện đợc một số biện pháp nh đã trình bầy ở trên, nhng quá trình thực hiện không

suôn sẻ, và không hoàn toàn đảm bảo đợc đúng lịch trình đã cam kết. Có một số biện pháp ta đã thực hiện chậm hơn, nh việc giảm số lợng thuế suất nhập khẩu, công tác kiểm điểm chi công cộng, cơ cấu lại DNNN, bỏ giấy phép nhập khẩu chuyến, áp dụng VAT, giảm bớt các hàng rào phi quan thuế. Khá nhiều biện pháp đã không đợc thực hiện trong khung thời gian của chơng trình (1995-1997), nh thống kê cụ thể dới đây (trong ngoặc là thời điểm hoàn tất hành động đợc đề ra trong chơng trình).

Cải cách thuế quan: (i) thông qua Luật thuế thu nhập công ty và Luật VAT (tháng 4/1997) để có hiệu lực từ tháng 1/1998; (ii) tiếp tục giảm mức thuế quan tối da từ 60% xuống 50% và giảm số thuế suất từ 27 xuống 6 (tháng 10/1997); (iii) xoá bỏ thuế thu nhập đối với các hoạt động ngân hàng còn lại (ngoại hối, thơng mại, dịch vụ, vàng và kim loại quý) (tháng 6/1997)

Cải cách DNNN: (i) lập danh sách các DNNN công ích và DNNN kinh doanh, hoàn chỉnh danh mục các DNNN sẽ tiến hành cổ phần hoá và thời gian biểu thực hiện, xác định tối thiểu 150 DNNN đa vào danh mục chuyển thành doanh nghiệp ngoài quốc doanh (tháng 6/1997); (ii) hoàn thành việc cải cách 150 DNNN trên (tháng 9/1998); (iii) thiết lập hệ thống theo dõi, giám sát hoạt động của các Tổng công ty 90 và 91 theo các chỉ tiêu về tài chính, lợi nhuận...(tháng 6/1997); (iv) cung cấp số liệu và thông tin về các DNNN liên quan đến vốn, lao động, tình hình lỗ lãi (tháng 4/1997).

Cải cách chính sách tiền tệ và hệ thống ngân hàng: (i) tổ chức đấu thầu tín phiếu kho bạc thờng kỳ để hình thành công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ (1997); (ii) ban hành quy chế toàn diện về ngoại hối và xoá bỏ những hạn chế về giao dịch vãng lai (tháng 12/1997); (iii) ban hành quy chế trích lập dự phòng tổn thất cho vay trên cơ sở lợi nhuận trớc thuế (tháng 6/1997); (iv) ban hành các quy định an toàn vốn và phòng ngừa rủi ro (tháng 6/1997); (v) thông qua kế hoạch cải tổ Ngân hàng Nông nghiệp (tháng 6/1997) và Ngân hàng Công thơng (tháng 12/1997); (vi) bãi bỏ

những hạn chế về huy động tiền gửi bằng tiền đồng của các ngân hàng liên doanh (tháng 12/1997); (vii) bỏ thuế doanh thu với hoạt động cho vay của Ngân hàng.

Cải cách thơng mại: (i) bãi bỏ giấy phép nhập khẩu và hạn chế số l- ợng đối với tất cả hàng tiêu dùng trừ ô tô, xe máy, một số sản phẩm giấy, đ- ờng (tháng 6/1997); (ii) cho phép các nhà nhập khẩu có đăng ký kinh doanh đợc phép nhập bất cứ mặt hàng nào không bị quản lý và bãi bỏ quy định về vốn tối thiểu đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu (tháng 6/1997); (iii) tự do hoá kinh doanh gạo trên thị trờng trong nớc và sửa đổi chế độ xuất khẩu gạo theo hớng cho phép các công ty t nhân xuất nhập khẩu trực tiếp (tháng 6/1997); (iv) bãi bỏ dần hệ thống định giá nhập khẩu tối thiểu (tháng 9/1998).

Phát triển khu vực t nhân: (i) đơn giản hoá thủ tục xin thành lập doanh nghiệp t nhân (tháng 9/19998); (ii) khởi xớng việc thiết lập hệ thống đăng ký bất động sản (tháng 6/1997); (iii) thông qua Luật Công ty sửa đổi (tháng 10/1997).

Hiệu quả và tác động của ESAF và SAC

Bảng 3.1 Một số chỉ số kinh tế vĩ mô chính của Việt nam, 1992-1999

1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999Tăng trởng GDP thực (%) 8.6 8.1 8.8 9.5 9.3 8.2 5.8 5 Tăng trởng GDP thực (%) 8.6 8.1 8.8 9.5 9.3 8.2 5.8 5

Tăng trong tiêu dùng(%) 38.2 22.5 26.8 26.5 20.3 11.3 15.6 6.4

Tăng trong đầu t(%) 69.5 74.5 33.7 36.6 23 16.1 19.2 6.8

Xuất khẩu ròng(%GDP) -4.1 -8.8 -9.4 -9.1 -11 -8.1 -7.3 -0.4

Tăng xuất khẩu(%) 23.7 15.7 35.8 34.4 33.2 26.6 1.9 23.3

Tăng nhập khẩu(%) 8.7 54.4 48.5 40 36.6 4 -0.8 1.1

Lạm phát (% thay đổi) 17 10 9.4 16.9 5.8 3.1 7.7 1 Việc làm (% thay đổi) ... 2.8 2.9 2.7 3.5 3.4 3.3 ... Tổng thu nhập ngân sách(%GDP) ... ... 24.7 23.1 24.1 22.4 20.7 18.6

Thuế XNK (%GDP) ... ... 5.9 5.7 5.8 4.6 4.5 4.2

Thuế XNK / Tổng thu NS(%) ... ... 21.8 24.9 24.2 20.7 20.4 19.5

Cân đối ngân sách(%GDP) ... ... -1.5 -0.5 -0.2 -0.9 -1 -1.1

Thâm hụt C/C vãng lai(%GDP) ... -11 -13 -13.1 -10.4 -6.5 -4.2 ... Tổng dự trữ chính thức

Tính theo số tuần nhập khẩu ... 5.1 7.7 8.6 8.9 10.4 10.6 ...

Bảng 3.1 trên đây cho thấy tình hình kinh tế Việt nam một số năm tr- ớc và sau khi đợc hởng các khoản tín dụng ESAF và SAC. Tốc độ tăng GDP và tỉ lệ lạm phát đã vợt mức dự kiến của ESAF và SAC, và nhịp tăng GDP chỉ bắt đầu giảm vào năm 1998 do tác động của cuộc khủng hoảng Châu á. Nhịp tăng xuất nhập khẩu bắt đầu giảm từ năm 1995 nhng vẫn còn ở mức rất cao, và chỉ thực sự giảm mạnh khi có khủng hoảng. Xuất khẩu lại có mức tăng khá và ổn định hơn nhập khẩu, nhng do kim ngạch nhập khẩu còn lớn nên thâm hụt thơng mại và thâm hụt cán cân vãng lai còn cao. Tốc độ tăng việc làm vẫn tiếp triển, dù không ở mức cao. Tỉ trọng khoản thu từ thuế xuất nhập khẩu trên thu ngân sách trong các năm 1995 và 1996 ở mức trên 24%, cao hơn hẳn mức năm 1994 (xấp xỉ 22%), tuy có giảm xuống còn trên 20% vào các năm 1997-1998 nhng nguồn thu thuế xuất nhập khẩu vẫn chiếm tỉ trọng rất cao trong tổng nguồn thu ngân sách (trên dới 25% tổng thu) và cao nhất so với các nguồn thu khác. Tỉ lệ thâm hụt ngân sách trên GDP ở mức rất thấp vào các năm 1995 và 1996 (lần lợt là 0,5% và 0,2%), sau đó có tăng lên nhng vẫn ở mức hoàn toàn có thể kiểm soát mà không gây ra lạm phát.

Cho đến nay, IMF cha có đánh giá chính thức cuối cùng nào về ch- ơng trình ESAF. Các chuyên gia độc lập đánh giá về ESAF ở Việt Nam theo phơng pháp BA 1 cũng mới chỉ so sánh một số chỉ số vĩ mô của những năm 1994-1995 với một số năm trớc đó (1987-93), theo đó các chỉ số nh tăng GDP thực, đầu t, lạm phát, thâm hụt ngân sách, nợ nớc ngoài, đều có sự cải thiện đáng kể, nhng cán cân vãng lai bị thâm hụt lớn hơn. Theo các chuyên gia này, tác động lớn nhất của chơng trình ESAF là : (i) tăng cờng đợc tiến trình đổi mới và cải cách đã đợc khởi xớng và thực hiện từ năm 1986; và (ii) tăng mạnh hoạt động ngoại thơng nh việc bãi bỏ một số hạn chế thơng mại nh giảm thuế quan và bỏ giấy phép nhập khẩu chuyến.

Một phần của tài liệu Các thể thức tín dụng điều chỉnh cơ cấu và một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng - Nguyễn Liên Phương (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w