Khái luận cơ bản về Quản Trị Tiếp Thị và quản trị chiến lược được nghiên cứu và
ứng dụng trong chương này từ việc nghiên cứu tài liệu của các tác giả nổi tiếng là Fred R. David về khái luận của quản trị chiến lược và Philip Kotler về Quản Trị
Tiếp Thị.
1. Khái luận quản trị chiến lược có đề cập về ba cấp độ chiến lược là chiến lược cấp công ty (Corporate Strategy), Chiến lược cấp đơn vị (Business Unit Strategy) và chiến lược cấp chức năng (Functional Strategy). Ngoài ra, khái luận về chiến lược còn nêu bật được qui trình quản trị chiến lược qua 3 giai đoạn là giai đoạn hình thành, giai đoạn thực hiện và giai đoạn đánh giá chiến lược. Ở giai
đoạn hình thành, nhà quản trị chiến lược thực hiện dựa trên sự phân tích 9 ma trận chiến lược cụ thể như các ma trận E.F.E, ma trận I.F.E, ma trận I.C.M cho giai
đoạn nhập vào và các ma trận SWOT, SPACE, BCG, I.E, Grand Strategy cho giai đoạn kết hợp và ma trận QSPM cho giai đoạn quyết định.
2. Quản Trị Tiếp Thị được trình bày qua các định nghĩa cơ bản về tiếp thị, thị trường và đặc biệt là qui trình Quản Trị Tiếp Thị theo mô hình: Research + STP + 4P + I + C. Trong đó, Research được đưa vào những khái niệm mới được
ứng dụng thực tiễn ở thị trường Việt Nam và do các công ty cung cấp dịch vụ
nghiên cứu thị trường AC Nielsen và TNS thực hiện.
3. Với khái luận quản trị chiến lược và Quản Trị Tiếp Thị, chương này cụ thể hóa chiến lược tiếp thị và đặc biệt đề cập đến kế hoạch tiếp thị như một phần của việc thực hiện chiến lược tiếp thị. Kế hoạch tiếp thị được đưa ra từ quan điểm của Philip Kotler mà trong đó chú trọng nhất của chiến lược tiếp thị là các hoạt
động tích hợp tiếp thị truyền thông (Integrated Marketing Communication – IMC). Chương này còn đề cập đến một số khái niệm cơ bản về các chỉ số truyền thông được ứng dụng phổ biến bởi các công ty có thiên hướng tiếp thị ở thị trường Việt Nam.
Chương 2:
2. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CHIẾN LƯỢC TIẾP THỊ