Đối thủ cạnh tranh (Competitors)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản trị chiến lược tiếp thị tại Trung tâm ĐTDĐ S- TELECECOM (Trang 37 - 43)

TẠI TRUNG TÂM ĐTDĐ S-TELECOM

2.1.2. Đối thủ cạnh tranh (Competitors)

Ngày 01 tháng 07 năm 1995, VMS-MobiFone chính thức đưa dịch vụ điện thoại di

động vào thị trường việt Nam và đã khai sinh ra một nhu cầu mới, nhu cầu sử dụng

điện thoại di động. Nhìn thấy được tiềm năng của ngành điện thoại di động, tổng công ty bưu chính viễn thông VNPT đã cho ra đời công ty thông tin di động VinaPhone với 100% vốn thuộc sở hữu của VNPT. Sân chơi chỉ dành cho 2 nhà khai thác mạng ĐTDĐ cho đến tận 01 tháng 07 năm 2003, S-Telecom đưa ra dịch vụ ĐTDĐ công nghệ CDMA làm phá vỡ thế động quyền trên thị trường. Lúc này tốc độ tăng trưởng của ngành bắt đầu tăng nhanh. Không chờ đợi lâu, Viettel đã chính thức đưa đưa dịch vụ ĐTDĐ cùng công nghệ GSM với MobiFone và VinaPhone vào ngày 15 tháng 10 năm 2004. Viettel là một thách thức thực sự đối với 2 nhà cung cấp dịch vụ lâu năm khi mức độ tăng trưởng thuê bao tăng lên nhanh chóng và vượt qua số thuê bao của S-Fone chỉ trong một thời gian ngắn.

Đơn vị: 1.000 thuê bao 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 ‘07/05 MobiFone 15 50 100 150 200 360 510 730 960 1,822 2,638 VinaPhone - 8 30 60 126 415 876 1,000 1,624 2,502 3,445 S-Fone - - - - - - - - 26 166 272 Viettel - - - - - - - - - 160 735 Total 15 58 130 210 326 775 1,386 1,730 2,610 4,650 7,090 Growth Rate 287% 124% 62% 55% 138% 79% 25% 51% 78% 52%

Bng 2: Quá trình phát triển thuê bao từ 1995 đến 2005

2.1.2.1. VMS - MobiFone

Trung tâm ĐTDĐ VMS – MobiFone ra đời sau hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) giữa Comvik International AB (thuỵ điển) và trung tâm dịch vụ di động VMS trực thuộc VNPT, lấy tên thương hiệu là MobiFone.

MobiFone hiện đã phủ sóng toàn quốc với 64/64 tỉnh, thành phố. Số thuê bao đến hết ngày 31 tháng 07 năm 2005 là 2,4 triệu.

MobiFone ứng dụng công nghệ GSM (Globle System for Mobile) băng tầng 900 MHz. Có bốn loại gói cước chính là Mobifone (trả sau) và MobiCard, Mobi4U, MobiPlay (trả trước). Tỷ lệ thuê bao trả trước và trả sau là 75/25. MobiCard là gói cước được ưa thích nhất.

VMS – MobiFone không phải quan tâm đến thiết bị đầu cuối (Handset). Thị trường này được Nokia, Samsung, Sony Erission, Motorola, v.v. cung cấp và làm các công tác tiếp thị truyền thông riêng cho từng nhãn hiệu máy. Thị trường máy điện thoại di

động cũng tăng trưởng nhanh chóng, đạt hơn 200 ngàn máy mới bán ra/tháng thời

điểm những tháng đầu năm 2005 và dự đoán chiếm khoảng 85% tổng số thuê bao mới.

Đại lý phân phối và chăm sóc khách hàng đạt 84 cửa hàng trên toàn quốc. Ngoài ra, các đại lý bán máy điện thoại vẫn có thể làm đại lý cấp 2 để cung cấp thẻ cào, số

SIM, v.v.

VMS chú trọng nhiều đến các hoạt động quảng cáo khuyến mãi, và đã chú trọng

đến việc xây dựng thương hiệu, qua nhiều nội dung quảng cáo như “A part of your life” chạy nhiều trên các kênh truyền hình HTV và VTV. MobiFone cũng dẫn đầu thị trường dịch vụđiện thoại di động về việc chi tiêu cho quảng cáo trong năm 2005. Minh hoạ bởi Bng 5.

Về việc ước tính doanh thu, doanh thu bình quân trên một thuê bao (ARPU) là 10U$/tháng. Tháng 7 năm 2005, số thuê bao của MobiFone đạt 2,4 triệu thì doanh thu tháng 7 năm 2005 của MobiFone đạt mức 24 triệu đô la Mỹ/tháng 7 năm 2005. Tỷ suất lợi nhuận ước tính là cao nên ngành dịch vụ ĐTDĐ thực sự là một trong những ngành hấp dẫn nhất ở Việt Nam.

2.1.2.2. GPC (VinaPhone)

GPC là công ty vốn 100% VNPT được thành lập sau hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa VMS và Comvik International AB. Khi VNPT nhìn thấy tiềm năng của thị

trường viễn thông là cực lớn. GPC chính thức đưa dịch vụ vào thị trường ĐTDĐ ở

Việt Nam ngày 26 tháng 06 năm 1996 với tên thương hiệu là VinaPhone.

Vinaphone hiện đã phủ sóng toàn quốc với 64/64 tỉnh, thành phố. Số thuê bao đến hết ngày 31 tháng 07 năm 2005 là 3,3 triệu. Sở dĩ số thuê bao của VinaPhone vượt qua MobiFone do VinaPhone đầu tư hạ tầng mạng viễn thông ở các tỉnh tốt hơn ở

những năm cuối thập niên 90. Sóng di động của VinaPhone tốt hơn hẳn sóng di

động của MobiFone giai đoạn cuối 1990s và số thuê bao Vinaphone đã vươt qua số

thuê bao của MobiFone vào cuối năm 1999. (Bng 2)

Vinaphone ứng dụng công nghệ GSM (Globle System for Mobile) băng tầng 900 MHz. Có bốn loại gói cước chính là Vinaphone (trả sau) và VinaCard, Vinadaily, Vinatext (trả trước). Tỷ lệ thuê bao trả trước và trả sau là 75/25. VinaCard là gói cước được ưa thích nhất.

Giống MobiFone, Vinaphone không phải quan tâm đến thiết bị đầu cuối (Handset). Thị trường này được Nokia, Samsung, Sony Erission, Motorola, v.v. cung cấp và làm các công tác tiếp thị truyền thông riêng cho từng nhãn hiệu máy.

Đại lý phân phối và chăm sóc khách hàng đạt 64 cửa hàng trên toàn quốc. Ngoài ra, các đại lý bán máy điện thoại vẫn có thể làm đại lý cấp 2 để cung cấp thẻ cào, số

SIM, v.v.

Vinaphone ít chú trọng đến các hoạt động quảng cáo khuyến mãi. Tuy nhiên, cùng với các hoạt động quảng cáo khuyến mãi mạnh mẽ của các đối thủ trong ngành, Vinaphone cũng đã thực hiện một phần các hoạt động tiếp thị truyền thông nhưng chỉ giới hạn ở mức quảng cáo các nội dung khuyến mãi mới và có một vài nội dung TVC với thông điệp “dẫn đầu về vùng phủ sóng”. Chi phí quảng cáo được minh hoạ

bởi Bng 5.

Về việc ước tính doanh thu, doanh thu bình quân trên một thuê bao (ARPU) là 8U$/tháng (Khách hàng Vinaphone tập trung ở khu vực phía Bắc và các tỉnh thành). Tháng 7 năm 2005, số thuê bao của Vinapone đạt 3,3 triệu thì doanh thu tháng 7 năm 2005 của Vinaphone ước tính đạt mức 26,4 triệu đô la Mỹ/tháng 7 năm 2005.

2.1.2.3. Viettel (Viettel Mobile)

Viettel Mobile là công ty trực thuộc tổng công ty bưu chính viễn thông quân đội. Viettel Mobile đưa dịch vụ vào thì trường vào ngày 1 tháng 8 năm 2004 nhưng chính thức khai trương dịch vụ vào ngày 15 tháng 10 năm 2004. Viettel Mobile ra

đời là một cột mốc quan trọng cho thị trường viễn thông khi Viettel Mobile đã thu hút được phần lớn các thuê bao mới (50% tổng thuê bao( )9) từ các nhà cung cấp dịch vụĐTDĐ khác như MobiFone, Vinaphone và S-Fone.

Do hiểu được sự khó khăn về vùng phủ sóng của S-Fone, Viettel đã tiến hành phủ

sóng toàn quốc trước khi tung dịch vụ và đạt mức 62/64 tỉnh, thành ở thời điểm khai trương dịch vụ và đến thời điểm tháng 12 năm 2004, Viettel Mobile đã chính thức

phủ sóng toàn quốc với 64/64 tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, mật độ mực độ phủ sóng của Viettel Mobile còn thấp do hạn chế về ngân sách đầu tư (khoảng 60 triệu USD) nhưng vẫn đáp ứng được điều quan trọng trong lòng khách hàng (Derived Importances).

Cũng giống MobiFone và Vinaphone, Viettel Mobile ứng dụng công nghệ GSM băng tầng 900 Mhz nên Viettel Mobile không phải bận tâm về việc cung cấp máy

điện thoại di động vì đã có các nhà cung cấp máy ĐTDĐ như Nokia, Samsung, Motorola, Sony Erission, .v.. cung cấp và làm tiếp thị. Nhu cầu về máy điện thoại

được khách hàng sử dụng ĐTDĐ đánh giá là một trong ba điều quan trọng nhất trong lòng khách hàng.

Cùng với những ưu thế về vùng phủ sóng và đa dạng mẫu mã máy điện thoại, Viettel Mobile đã đạt được những kết quả khả quan khi vượt qua S-Fone về số thuê bao và thu hút được một phần không nhỏ các khách hàng từ MobiFone và Vinaphone chuyển sang đồng thời cạnh tranh trực tiếp với MobiFone và Vinaphone về số thuê bao mới. Ngoài ra, Việc tính cước theo cước cuộc gọi ngắn 6 giây (6s Call Block) và giá cước thấp cũng là những yếu tố thu hút thuê bao mới.

Về kênh phân phối, Viettel Mobile đã xây dựng được hơn 60 cửa hàng trực tiếp và hệ thống phân phối là các cửa hàng bán máy điện thoại di động nhằm xây dựng thêm hệ thống bán dịch vụ điện thoại di động cho Viettel Mobile. Ngoài ra, Tổng công ty bưu chính viễn thông quân đội cũng chọn Viettel Mobile là đơn vị kinh tế

chủ lực trong tổng công ty và tập trung nguồn lực để phát triển đơn vị này. Vì thế

nguồn nhân lực hổ trợ cho Viettel Mobile càng lớn lên và hổ trợ nhiều cho Viettel Mobile về hệ thống phân phối dịch vụ trên toàn quốc.

Công tác tiếp thị truyền thông, Viettel Mobile cũng đã ứng dụng được nhiều kỹ

thuật làm tiếp thị mà đặc biệt là các hoạt động quảng cáo từ công ty quảng hàng đầu

ở Việt Nam là J. Walter Thompson. Họ đã chọn chiến lược truyền thông đối ngoại (PR – Public Relation) nhằm tiết kiệm được chi phí quảng cáo (Adex). Tuy nhiên, khi tốc độ tăng trưởng thuê bao của Viettel Mobile vượt ra ngoài mong đợi và

doanh thu tăng lên đáng kể. Họ chấp nhận đầu tư nhiều hơn cho quảng cáo và một số TV Commercial được đưa đến công chúng như thông điệp “một triệu sốđể chọn, và tiết kiệm với mức chi phí 60.000 đồng/tháng của gói Z60”. Slogan “Hãy nói theo cách của bạn”.

Về việc ước tính doanh thu, doanh thu bình quân trên một thuê bao (ARPU) của Viettel là 9U$/tháng. Tháng 7 năm 2005, số thuê bao của Vinapone đạt 0,74 triệu thì doanh thu tháng 7 năm 2005 của Viettel Mobile ước tính đạt mức 6,66 triệu đô la Mỹ/tháng 7 năm 2005.

2.1.2.4. Hanoi Telecom

Được cấp giấp phép hoạt động trong lĩnh vực viễn thông và ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh với Hutchison (Luxumburg) với tổng đầu tư dự kiến là 655 triệu đô la Mỹ. Hanoi Telecom sẽứng dụng công nghệ CDMA 2000 1X EV-DO, thế hệ 3G. Nortel thắng thầu xây dựng hạ tầng mạng cho Hanoi Telecom và bắt đầu khởi công xây dựng trong tháng 7 năm 2005. Thời gian xây dựng cơ sở hạ tầng mạng ước tính cho vùng phủ sóng mất 8 tháng và dự kiến Hanoi Telecom sẽ chính thức đưa dịch vụĐTDĐ vào quí 3 năm 2006 (Ngày 01 tháng 07 năm 2006).

2.1.2.5. VP Telecom

VP Telecom là công ty điện tử viễn thông điện lực trực thuộc tổng công ty điện lực Việt Nam là một trong 6 đơn vị được cấp giấy phép đầu tư và cung cấp dịch vụđiện thoại di động ở thị trường Việt Nam. VP Telecom ứng dụng công nghệ CDMA 450MHz và định hướng chiến lược vào thị trường nông thôn. Hiện VP Telecom đã và đang lắp đặt hệ thống mạng với hơn 20 tỉnh, thành phốđến hết tháng 7 năm 2005 và số thuê bao dùng thử ước tính khoảng 10 ngàn. Tổng kinh phí đầu tư ước tính khoảng 200 triệu đô la Mỹ. Dự kiến VP Telecom sẽđưa dịch vụ vào thị trường đầu quí 3 năm 2006 (Ngày 1 tháng 07 năm 2006).

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản trị chiến lược tiếp thị tại Trung tâm ĐTDĐ S- TELECECOM (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)