Kết quả triển khai vùng phủ sóng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản trị chiến lược tiếp thị tại Trung tâm ĐTDĐ S- TELECECOM (Trang 47 - 49)

TẠI TRUNG TÂM ĐTDĐ S-TELECOM

2.2.3. Kết quả triển khai vùng phủ sóng

Vùng phủ sóng là một trong những điều quan trọng trong lòng khách hàng. Tuy nhiên, S-Telecom chọn chiến lược phủ sóng ở những thành phố lớn như Tp. HCM và Hà Nội cùng với 11 tỉnh, thành phố kế cận 2 thành phố này. S-Telecom chỉ phủ

sóng 13 tỉnh, thành phố lớn nên chi phí đầu tư hạ tầng gần bằng 13/64 lần so với việc phủ sóng toàn quốc (64 tỉnh, thành phố). Tuy nhiên, thị trường điện thoại di

động chỉ tập trung ở 2 thành phố lớn là Tp.HCM và Hà Nội cùng với một số tỉnh, thành lân cận. Theo đó, thuê bao tập trung trong vùng phủ sóng của S-Telecom (Address Market) đạt khoảng 75% thuê bao toàn quốc (Báo cáo về Handset Retail Audit của Công ty nghiên cứu thị trường GfK).

Do hạn chế về vùng phủ sóng mà S-Telecom gặp khó khăn trong việc thu hút khách hàng. Các cuộc nghiên cứu thị trường được thực hiện bởi AC Nielsen, giúp S- Telecom hiểu nhiều hơn về hành vi và thái độ của người tiêu dùng đối với thị

trường điện thoại di động ở Việt Nam. S-Telecom rút ngắn lộ trình phủ sóng toàn quốc và kế hoạch phủ sóng 40 tỉnh, thành phố trong năm 2005 và phủ sóng toàn quốc năm 2006. Tháng 8 năm 2005, S-Telecom đã phủ sóng 35 tỉnh, thành phố và sẽđạt kế hoạch phủ sóng 40 tỉnh, thành phố cuối năm 2005.

Cải thiện được vùng phủ sóng giúp cho S-Telecom cải thiện được giá trị sản phẩm và làm cơ sở cho việc phát triển chiến lược tiếp thị với mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ dẫn đầu về thị trường thuê bao mới và đạt 20% thị phần toàn bộ thị

trường vào năm 2010.

NSP MobiFone VinaPhone S-Fone Viettel VP Telecom Hanoi Telecom Phủsóng 64/64 64/64 33/64 64/64 20/64(E) ?/64(E) MSC 8 13 2 4 ~ 2 BSC 21 39 10 22 ~ 7 BTS 1,337 1,430 403 1,010 ~ 450 Nortel lắp đặt mạng vào tháng 7 năm 2005. Dung lượng 4.9triệu TB 5.6triệu TB 1 triệu TB 3 triệu TB /// ///

Ngày tung

dịch vụ 1/07/1995 26/06/1996 01/07/2003 15/10/2004 01/07/2006 01/07/2006

Bng 4: Tóm lượt vùng phủ sóng

2.2.4. Tình hình cung cấp máy ĐTDĐ công nghệ CDMA

Thị trường máy điện thoại di động trở nên cực kỳ hấp dẫn đối với các nhà cung cấp thiết bị đầu cuối như Nokia, Samsung, Sony Erission, Motorola, v.v. khi số lượng máy bán ra đạt mức 220.000 máy/tháng vào khoảng tháng 5 năm 2005. Với giá bán bình quân 210U$/máy ĐTDĐ, doanh thu toàn bộ thị trường máy ĐTDĐ ở Việt Nam đạt mức 46,2 triệu U$/tháng. Trong đó, Nokia chiếm 50% thị phần đạt mức doanh thu ước tính là 23,1 triệu U$/tháng. Samsung chiếm 30% thị phần đạt mức doanh thu ước tính 13,86 triệu U$/tháng. Sony Erission và Motorola chiếm khoảng 15% thị phần đạt mức doanh thu ước tính 6,93U$/tháng.

Thị trường máy ĐTDĐ công nghệ CDMA hiện đang chiếm thị phần nhỏ với khoảng 10.000 máy ĐTDĐ bán ra/tháng (tương ứng với 10.000 thuê bao mới). Do S-Telecom tập trung vào phân khúc thị trường nhóm đối tượng thu nhập thấp (CD Sec) nên giá máy bán ra thấp với mức từ 50U$ đến 100U$/máy ĐTDĐ (bình quân

ước tính là 80U$/máy ĐTDĐ). Doanh thu ước tính cho toàn bộ thị trường máy

ĐTDĐ CDMA ở Việt Nam là 0,8 triệu U$/tháng. Tuy nhiên, S-Telecom phải bảo

đảm ít nhất 50% số lượng máy bán ra nhằm đảm bảo khách hàng luôn có máy để đăng ký dịch vụ và điều đó cho thấy doanh thu còn lại cho thị trường này đạt mức tối đa 0,4 triệu U$/tháng. Các nhà cung cấp thiết bị đầu cuối GSM nhìn nhận thị

trường máy CDMA không còn hấp dẫn với họ khi thị trường máy ĐTDĐ GSM quá lớn và quá tiềm năng(13). Các nhà cung cấp thiết bị đầu cuối tập trung vào khai thác thị trường máy ĐTDĐ GSM tối đa nếu có thể và thị trường này vẫn liên tục hấp dẫn và tăng trưởng mạnh khi ngành ĐTDĐ chỉ mới ở giai đoạn phát triển.

Tuy vậy, Nokia đã cố gắng xâm nhập vào thị trường máy ĐTDĐ công nghệ CDMA

ở Việt Nam bằng việc tung ra các loại máy Nokia 2112 và Nokia 3105 nhưng doanh số bán ra vẫn còn thấp vì không thể cạnh tranh với chương trình điện thoại trao tay. Motorola cũng đã xâm nhập vào thị trường máy ĐTDĐ công nghệ CDMA với loại máy Motorola MT C131, tuy số lượng bán ra là khả quan (Bng 1) nhưng do giá máy rẻđi kèm với chất lượng thấp làm cho người dùng gặp nhiều phiền toái và góp phần không nhỏ trong việc làm rớt nhãn hiệu của S-Fone.

Hiện nay, S-Telecom đang cố gắng tăng cường đa dạng mẫu mã máy nhằm đáp ứng nhu cầu đổi máy của khách hàng đặc biệt là giới trẻ khi 60% trong số họ (tuổi từ 18

đến 24) có nhu cầu đổi máy trong vòng một năm. Số liệu nghiên cứu thị trường của AC Nielsen Quí 2 năm 2005(14).

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản trị chiến lược tiếp thị tại Trung tâm ĐTDĐ S- TELECECOM (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)