Khách hàng (Customers Insight)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản trị chiến lược tiếp thị tại Trung tâm ĐTDĐ S- TELECECOM (Trang 43 - 45)

TẠI TRUNG TÂM ĐTDĐ S-TELECOM

2.1.3. Khách hàng (Customers Insight)

Từ lúc MobiFone, lần đầu tiên đưa dịch vụ điện thoại di động vào thị trường Việt Nam, người tiêu dùng Việt Nam đã có mong muốn sử dụng những tiện ích của điện thoại di động mang lại. Ngày nay, nhu cầu tiêu dùng điện thoại di động có nhiều thay đổi khi nhu cầu ngày một tăng cao và chi phí gia nhập mạng được hạ thấp dần

đi do thị trường đã có sự cạnh tranh mạnh mẽ và các nhà khai thác có xu hướng thu hút những đối tượng khách hàng có thu nhập thấp hơn.

Tiềm năng của thị trường là rất lớn. Tại hội nghị điện thoại di động hàng năm tổ

chức tại Tp.HCM vào ngày 11, 12 tháng 5 năm 2005. RJB Consultant Ltd dự báo số

người dùng ĐTDĐ ở thị trường việt năm năm 2010 đạt mức 27 triệu. Thị trường

ĐTDĐ ở Việt Nam có tiềm năng rất lớn và thật sự là cơ hội rất tốt cho các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, thái độ và hành vi của người tiêu dùng là điều mà các nhà cung cấp dịch vụ quan tâm. Theo như kết của nghiên cứu thị trường quí 2 năm 2005 do AC Nielsen thực hiện, năm điều quan trọng nhất trong lòng khách hàng(10) khi đăng ký sử dụng mạng dịch vụĐTDĐđược thể hiện qua các thuộc tính như sau:

• Mạng dịch vụđược chọn phải được bạn bè khuyên dùng

• Là nhà cung cấp dịch vụ mà khách hàng tin tưởng

• Mạng dịch vụ có vùng phủ sóng toàn quốc

• Chất lượng cuộc gọi phải tốt

• Đa dạng mẫu mã máy điện thoại

Ngoài ra, qua cuộc nghiên cứu thị trường cũng thể hiện được thái độ và hành vi của người tiêu dùng đối với các nguyên nhân mà các khách hàng hiện tại không xem xét sử dụng mạng. Xem phụ lục “Reasons for not considering – Current Users”. Thái

độ của khách hàng còn cho thấy sự tương tác giữa các nhãn hiệu với nhau và đâu là

điều mà các nhà cung cấp dịch vụ phải cải thiện. Xem phụ lục “Brand Association”.

Đối với khách hàng tiềm năng, kênh truyền thông nào là được khách hàng chọn nhiều nhất. Xem phụ lục “Source of Reference in Network choice – Potential User”.

2.1.4. Môi trường kinh doanh

Đặc thù của ngành bưu chính viễn thông là ngành kinh tế có quan hệ gần gủi với an ninh quốc phòng nên ngành vẫn phải do nhà nước quản lý. Tuy vậy, để phát triển

được ưu thế của ngành về công nghệ và kinh phí đầu tư, chính phủ khuyến khích và cấp phép cho các nhà đầu tư nước ngoài đưa công nghệ và vốn đầu tư vào ngành

điện tử viễn thông dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với các đối tác Việt Nam.

Với hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, bên đối tác nước ngoài sẽ đầu tư gần như toàn bộ vốn, công nghệ và kinh nghiệm của ngành vào cho dự án nhưng không

được trực tiếp điều hành các hoạt động kinh doanh của dự án. Bên đối tác nước ngoài chỉđóng vai trò cố vấn và được chia lợi nhuận theo như thoả thuận của BCC. Với 6 giấy phép được cấp phép kinh doanh cho các nhà khai thác trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, thì 3 dự án được được cấp phép dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) là VMS – MobiFone, S-Telecom và Hanoi Telecom với các

đối tác nước ngoài lần lượt là Comvik International AB, SLD Telecom, Hutchison. Ba dự án còn lại được cấp phép có 100% vốn đầu tư từ các đơn vị kinh doanh trong nước như GPC, Viettel, VP Telecom.

Ngoài ra, chính phủ cấp phép đầu tư cho 3 nhà đầu tư công nghệ GSM 900 MHz là GPC (Vinaphone), VMS – MobiFone (MobiFone), Viettel (Viettel Mobile). Chính phủ cũng phân chia cấp phép cho 2 nhà đầu tư công nghệ CDMA băng tầng 800 Mhz là S-Telecom và Hanoi Telecom, 1 nhà đầu tư công nghệ CDMA băng tầng 450Mhz là VP Telecom.

Tuy nhiên, hiện các nhà cung cấp máy điện thoại di động (thiết bị đầu cuối) như

Nokia, Samsung, Sony Erission, Motorola, v.v chỉ mới tập trung vào thiết bị đầu cuối công nghệ GSM băng tầng 900Mhz. Các nhà đầu tư công nghệ CDMA phải tự

lực cung cấp thiết bị đầu cuối cho thị trường và đây là một trong những khó khăn lớn của S-Telecom trong thời gian qua. Tuy nhiên, khi thị trường người sử dụng

ĐTDĐ CDMA tăng lên đáng kể, thị trường máy ĐTDĐ công nghệ CDMA sẽ thu hút được các nhà đầu tư thiết bịđầu cuối lớn tham gia thị trường.

Về việc cấp phép đầu tư mới, theo như thông báo của bộ bưu chính viễn thông qua báo chí, Bộ bưu chính viễn thông (MPT) sẽ không cấp thêm giấy phép kinh doanh cho bất kỳ dự án nào về viễn thông cho trị trường ĐTDĐ ở Việt Nam đến hết năm 2010. Riêng với dự án VMS – MobiFone, vòng đời 10 năm của dự án đã kết thúc, MobiFone thuộc sở hữu của riêng Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT). Hiện VNPT đã chuyển đổi sang tập đoàn và có kế hoạch cổ phần hoá 2 trung tâm trực thuộc tổng công ty là VMS – MobiFone và GPC vào năm 2006. Ngoài ra, với lộ trình gia nhập WTO của Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài mong muốn sẽ có nhiều điều luật mới được sữa đổi và môi trường kinh doanh thông thoáng hơn. Cụ thể, bên đối tác nước ngoài của trung tâm S-Telecom là SLD Telecom đang xúc tiến đề trình Bô bưu chính viễn thông chuyển đổi hình thức đầu tư Hợp đồng hợp tác kinh doanh sang hình thức liên doanh nhằm đảm bảo và hạn chế rủi ro đầu tư cũng như tận dụng được ưu thế của ngành ở thị trường ĐTDĐ Việt Nam.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản trị chiến lược tiếp thị tại Trung tâm ĐTDĐ S- TELECECOM (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)