Lộ trình giảm cước viễn thông:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản trị chiến lược tiếp thị tại Trung tâm ĐTDĐ S- TELECECOM (Trang 71 - 72)

7. Thành thị/nông thôn là 25/

3.2.3.6.Lộ trình giảm cước viễn thông:

Thị trường dịch vụĐTDĐ ở Việt Nam hiện đang bắt đầu phát triển (early adopter), tỷ trọng thuê bao trên dân số (penetration) đạt mức 10% tháng 9 năm 2005. Trong khi tỷ lệ này ở các nước trong khu vực là rất cao. Thailand đạt mức 40%, Hàn Quốc

đạt mức 70%, Hồng Kông đạt mức 90%(23). Do vậy, chiến lược giảm cước phải rất thận trọng và hạn chế thấp nhất các cuộc cạnh tranh về giá. Giảm giá sẽ làm tổn hại doanh thu các nhà cung cấp dịch vụ mà đặc biệt là các nhà cung cấp dịch vụ mới ra

đời hoặc chiếm thị phần nhỏ.

Tuy nhiên, S-Telecom sẽ lường trước lộ trình giảm cước khi Hanoi Telecom và VP Telecom tung dịch vụ ra thị trường. VP Telecom sẽ đưa ra mức cước tương đương giá cước ĐTDĐ Nội Thị (WLL – Wireless Local Loops) của CityPhone. Tuy nhiên,

ảnh hưởng của tác động này không thực sự mạnh mẽ khi nhóm khách hàng của VP Telecom sẽ là khu vực nông thôn và các khách hàng thu nhập rất thấp ở các thành thị. Riêng Hanoi Telecom sẽ giảm cước để tạo một ưu thế cạnh tranh đầu tiên khi gia nhập thị trường ĐTDĐ cũng như các chiến lược giá cước mà S-Fone và Viettel Mobile đã thực hiện trước đó khi tung dịch vụ.

Thị trường giảm cước, S-Telecom bắt buộc phải giảm cước mà thời điểm dự kiến tung dịch vụ của Hanoi Telecom và VP Telecom là ngày 1 tháng 07 năm 2006. Mức cước giảm dự kiến là 5% trên mỗi gói cước. S-Telecom sẽ dự báo và lên kế hoạch truyền thông cụ thểđể có thể giảm cước vào thời điểm giữa năm 2006.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản trị chiến lược tiếp thị tại Trung tâm ĐTDĐ S- TELECECOM (Trang 71 - 72)