Nhận xét chung qua nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng Luật chứng

Một phần của tài liệu Định hướng xây dựng luật chứng khoán trong mối quan hệ với các lĩnh vực pháp luật khác (Trang 37 - 38)

3. Luật Chứng khoán trong định h−ớng phát triển và hoàn thiện thị

3.1.5 Nhận xét chung qua nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng Luật chứng

Qua việc nghiên cứu kinh nghiệm của một số n−ớc trong việc xây dựng luật chứng khoán có thể thấy rằng dù điều kiện đặc thù của mỗi n−ớc về hệ thống chính trị, điều kiện kinh tế xã hội, tập quán, cơ chế quản lý, trình độ phát triển nền kinh tế và thị tr−ờng chứng khoán còn khác nhau thì việc xây dựng Luật Chứng khoán ở các n−ớc đều là công việc hết sức cần thiết. Các n−ớc trong quá trình xây dựng và phát triển thị tr−ờng chứng khoán đều chú trọng đến việc xây dựng khuôn khổ pháp lý có hiệu lực cao để điều chỉnh các hoạt động của thị tr−ờng chứng khoán.

Về vị thế của cơ quan quản lý thị tr−ờng, các n−ớc sau một thời gian phát triển thị tr−ờng chứng khoán, giao việc quản lý thị tr−ờng cho nhiều cơ quan khác nhau thuộc Chính phủ, nói chung đều nhận thức đ−ợc sự cần thiết của việc thành lập một cơ quan quản lý độc lập, có chức năng duy nhất trong việc quản lý, giám sát, hoạch định và thực thi chính sách đối với thị tr−ờng chứng khoán (Cơ quan giám sát tài chính của Nhật bản, CRSC của Trung Quốc, FSC của Hàn Quốc, SEC của Thái Lan). Điều này làm tăng c−ờng tính hiệu quả của công tác quản lý, giám sát thị tr−ờng, giúp đ−a ra đ−ợc những biện pháp kịp thời, cần

thiết đối với những giai đoạn phát triển của thị tr−ờng, tránh đ−ợc sự chồng chéo trách nhiệm giữa các cơ quan trong việc quản lý các lĩnh vực khác nhau của thị tr−ờng chứng khoán.

Một điểm chung dễ nhận thấy nữa là các n−ớc khi xây dựng Luật Chứng khoán đều muốn tăng c−ờng vai trò tổ chức tự quản cho các sở giao dịch chứng khoán, giảm sự can thiệp hành chính vào thị tr−ờng. Các sở giao dịch chứng khoán đ−ợc quyền chấp thuận đối với việc xin niêm yết; có quyền đình chỉ và huỷ niêm yết; đ−ợc đ−a ra các quy định về niêm yết, giao dịch chứng khoán, biện pháp kỷ luật, chấp thuận các công ty môi giới. Các tổ chức tự quản, tổ chức hỗ trợ thị tr−ờng khác cũng đ−ợc chú trọng phát triển nh− trung tâm l−u ký, đăng ký chứng khoán , công ty thanh toán bù trừ, hiệp hội kinh doanh chứng khoán, công ty định mức tín nhiệm...

Các n−ớc đều khuyến khích sự phát triển của thị tr−ờng giao dịch OTC dành cho các cổ phiếu không đủ điều kiện niêm yết, giúp cho các công ty nhỏ và mới thành lập có điều kiện huy động vốn, góp phần loại trừ thị tr−ờng không đ−ợc quản lý giao dịch các loại chứng khoán.

Để duy trì một thị tr−ờng phát triển lành mạnh, ổn định, hiệu quả, bảo vệ lợi ích của các nhà đầu t−, các n−ớc trong quá trình xây dựng luật cũng đều rất chú trọng đến công tác giám sát, thanh tra thị tr−ờng chứng khoán. Các cơ quan quản lý th−ờng đ−ợc giao thẩm quyền khá lớn trong việc c−ỡng chế thực thi, thanh tra các hành vi trái pháp luật, đ−ợc tiếp cận các hồ sơ, tài liệu, xử phạt tiền và ở một số n−ớc còn đ−ợc chất vấn các đối t−ợng tình nghi, thanh tra nơi ở của các đối t−ợng tình nghi và tịch thu các tài liệu sổ sách. Tại các n−ớc Luật chứng khoán và các quy định khác th−ờng đ−ợc sửa đổi một cách kịp thời, cần thiết phù hợp với các giai đoạn phát triển của thị tr−ờng nhằm đ−a ra biện pháp ngăn chặn các hành vi giao dịch không công bằng, tăng c−ờng hiệu quả của công việc quản lý nhà n−ớc đối với thị tr−ờng, giúp thị tr−ờng phát triển ổn định và hiệu quả, bảo vệ lợi ích nhà đầu t−, phù hợp với xu h−ớng phát triển thị tr−ờng vốn trên thế giới.

Một phần của tài liệu Định hướng xây dựng luật chứng khoán trong mối quan hệ với các lĩnh vực pháp luật khác (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)